Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 09/09/2014 15:53 (GMT+7)

Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi): Quyền được sống với môi trường trong lành

  - Thưa Thứ trưởng, tại Kỳ họp thứ Bảy, QH XIII đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi có ý nghĩa và tầm quan trọng thế nào đối với công tác BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH)?

- Ngày 23.6.2014, Quốc hội đã thông qua Luật BVMT  (sửa đổi). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quyết tâm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong suốt gần 3 năm chuẩn bị. Xét một cách toàn diện, Luật BVMT  (sửa đổi) đã thể chế hóa được chủ trương, đường lối của Đảng qua nhiều thời kỳ, đặc biệt là Nghị quyết số 24 của Trung ương Khóa XI với tiêu đề  Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Mặt khác, Luật BVMT cũng thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về quyền của mọi người dân được sống trong môi trường trong lành. Luật cũng đã khắc phục được những hạn chế, và những quy định chưa hoàn hảo của Luật BVMT năm 2005 đồng thời bổ sung một số nội dung mới như tăng trưởng xanh, biến đổi khí hậu và an ninh môi trường…

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những thành công trong công tác BVMT suốt những năm qua, Luật BVMT sửa đổi được xem là bước tiến quan trọng để nước ta tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác BVMT giai đoạn mới.

- Xin Thứ trưởng cho biết những điểm mới cơ bản Luật BVMT (sửa đổi)?

- Trên cơ sở kế thừa nội dung của Luật BVMT năm 2005, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập, Luật BVMT  (sửa đổi) đã có những điểm mới rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề  nóng trong giai đoạn mới.  Thứ nhất, Luật BVMT  (sửa đổi) đã đưa nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường vào làm nền cho các quy hoạch khác. Có thể nói quy hoạch bảo vệ môi trường là một phạm vi hẹp hơn quy hoạch môi trường, nhằm phục vụ chất lượng cuộc sống, đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn dài hạn hơn để chủ động triển khai BVMT, phát triển kinh tế, an sinh, xã hội, cũng như bảo đảm cho phát triển bền vững.

Thứ hai, Luật BVMT  (sửa đổi) đã làm nổi bật khía cạnh nội dung đánh giá môi trường chiến lược (DMC). Nội dung này đã được thu hẹp hơn các quy hoạch, cũng như giảm bớt các kế hoạch đánh giá tác động môi trường nhằm tạo thuận lợi cho xã hội. Bên cạnh đó, Luật BVMT  (sửa đổi) cũng đã bổ sung nội dung mới đó là kế hoạch BVMT. Mặc dù, Luật BVMT năm 2005 có quy định về cam kết BVMT nhưng trên thực tế, việc thực hiện cam kết này có nhiều khó khăn, thiếu thực thi và mang tính lý thuyết. Chính vì thế, Luật BVMT  (sửa đổi) đã quy định thêm 6 điều mới về kế hoạch BVMT.

Đặc biệt, thêm một số chương mới gắn liền với những vấn đề  nóng mà cử tri và nhân dân quan tâm hiện nay như: có chương riêng quy định về ứng phó với BĐKH; một chương về BVMT biển và hải đảo, nhằm bảo đảm tính thống nhất và toàn diện của Luật BVMT sửa đổi. Ngoài ra, bổ sung các quy định về tăng trưởng xanh, cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững; bổ sung quy định nội dung quản lý nhà nước về BVMT; quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư.

- Vậy, thưa Thứ trưởng, Bộ Tài nguyên và Môi trường có kế hoạch gì để đưa Luật BVMT (sửa đổi) vào cuộc sống?

- Theo quy định, từ ngày 1.1.2015 Luật BVMT  (sửa đổi) sẽ chính thức có hiệu lực thi hành, cùng với đó là các nghị định, thông tư hướng dẫn kèm theo.

Để Luật BVMT  (sửa đổi) đi vào cuộc sống, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường rà soát, xây dựng danh mục các nghị định, thông tư hiện hành và đề xuất chỉnh sửa, bổ sung, xây dựng mới hệ thống các văn bản dưới luật nhằm hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật lan tỏa trong toàn xã hội. Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu Tổng cục Môi trường phối hợp với Bộ Tư pháp, các tỉnh, các cơ quan truyền thông, báo chí tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về BVMT đến từng doanh nghiệp, hộ gia đình và xã hội.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng!

Chí Tuấn  thực hiện

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.