Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 26/12/2005 14:43 (GMT+7)

Lời cảnh báo về thảm họa tuyệt chủng của 800 loài

Hầu hết trong số 800 loài này được phát hiện tại một khu vực, chủ yếu là vùng nhiệt đới.

Trên tạp chí “National Academy of Sciences”, các nhà khoa học cho biết việc bảo vệ các vùng này sẽ tốn khoảng 1.000 USD/1 năm.

“Đây là bản danh sách đầy đủ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng”, Stuart Butchart - điều phối viên chương trình bảo tồn các loài động, thực vật quý hiếm toàn cầu, thuộc tổ chức BirdLife (một tổ chức tham gia vào việc lập bản đồ nói trên) cho biết. 

“Phần lớn các loài trên đang sống ở từng vị trí đơn lẻ, do đó có nguy cơ bị tổn hại cao bởi các tác động của con người. Bảo vệ cho chúng được an toàn là cách duy nhất chúng ta cần phải làm bây giờ. Nếu chúng ta không bảo vệ chúng, chắc chắn chúng sẽ tuyệt chủng”, ông cho biết thêm trên Website BBCNews.

Có 13 nhóm nghiên cứu tham gialiên minh trên. Đứng đầu liên minh là một tổ chức khá mới - AZE (Liên minh vì mục tiêu không tuyệt chủng).

Từ các cơ sở dữ liệu củamình, họ đã lập nên một danh sách gồm 595 vùng, mỗi vùng có ít nhất một loài được coi như đang “gặp nguy hiểm” hoặc “cực kỳ nguy hiểm”, theo tiêu chuẩn về các sinh vật bị đe dọa của sách Đỏ thếgiới.

Mỗi vùng được nhắc tới là địa điểm duy nhất sinh vật đó sinh sống, hoặc chứa ít nhất 95% quần thể được biết đến của nó.

Một số vùng có chứa nhiều hơn 1 loài gặp nguy hiểm. Bởi không phải tất cả các sinh vật trên trái đất đều đã được nghiên cứu hay xác định, nên 794 loài trong danh sách trên chỉ bao gồm các loài chim, động vật có vú, loài lưỡng cư, cây có quả hình nón và một số lớp bò sát.

Phần lớn các khu vực chủ yếu thuộc những vùng nhiệt đới, và hầu hết là tại các nước đang phát triển. Những nơi mật độ dân cư cao hoặc nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Theo ông John Fa, giám đốc mảng khoa học bảo tồn tại Durrell Wildlife, làm việc với các cộng đồng là chìa khóa cho các chiến lược bảo tồn ở những vùng này.

“Chiến lược của chúng tôi là không chỉ tập trung vào động vật mà còn làm việc bên cạnh các cộng đồng địa phương, làm điều gì đó để hỗ trợ đời sống của họ”.

Nhóm của AZE đã tính toán chi phí cho việc bảo tồn mỗi điểm trong số 595 khu vực nhạy cảm, và kết luận chi phí hàng năm này rất khác nhau, từ 470 USD đến 3,5 triệu USD.

Có 13 nhóm đứng đằng sau bản báo cáo trên, trong đó có Hiệp hội động vật học London, Tổ chức bảo tồn quốc tế, Nhóm bảo tồn chim nước Mỹ…

Nguồn:tchdkh.org.vn

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.