Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 28/12/2005 14:16 (GMT+7)

Loại bỏ dần 12 hóa chất độc hại ra khỏi cuộc sống

Tại Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Công ước Stockholm về loại bỏ các hóa chất độc hại, diễn ra ở Urugoay hồi gần đây, các nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ) đã cam kết giảm và tiến tới loại bỏ hòan toàn 12 hóa chất hữu cơ độc hại, thường gọi tắt là POPs  (Convention on Persistent Organic Pollutants -POPs) có khả năng tồn tại lâu dài trong môi trường. LHQ đánh giá đây là bước quan trọng đầu tiên trong nỗ lực toàn cầu nhằm loại bỏ dần POPs khỏi môi trường Trái đất.

Công ước Stockholm xác nhận 12 loại POPs này là các hóa chất trừ sâu và các chất thải gây ô nhiễm nguy hiểm nhất đối với con người và động thực vật, trong đó có các hóa chất PCB, DDT và điôxin. Hiện 25 nước trên thế giới vẫn được phép sử dụng DDT trong 3 năm tới để diệt muỗi chống sốt rét, nhưng chỉ được dùng một định lượng nhất định và phải đảm bảo an toàn.

Chương trình Môi trường LHQ (UNEP)  đã kêu gọi các nước phối hợp để tìm các giải pháp toàn cầu cho vấn đề môi trường này. LHQ yêu cầu các nước hợp tác với các cơ quan hữu quan của LHQ để điều tra, đánh giá, thu thập thông tin cần thiết nhằm đảm bảo sự tuân thủ Công ước của tất cả các nước. Công ước  Stockholm kêu gọi chấm dứt việc sản xuất, buôn bán và sử dụng các hóa chất độc hại, thường có trong các hỗn hợp diệt muỗi, mối và các loại côn trùng khác gây hại cho cây trồng.

Công ước có hiệu lực vào cuối năm ngoái và đến nay, đã có 98 nước thông qua.

Việt Nam và Công ước Stockholm

Ngày 22-5-2001, tại Stockholm (Thụy Điển), đại diện 92 quốc gia đă ký vào Công ước về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (thường được gọi là Công ước Stockholm). Ngày 22-7-2002, Việt Nam đă trở thành quốc gia thứ 14 trên thế giới phê chuẩn Công ước này.

Công ướcStockholm nhằm giảm thiểu và loại bỏ 12 chất POPs nguy hiểm nhất từng được sản xuất trước đây ra khỏi cuộc sống nhân loại. Công ước cấm triệt để 8 loại thuốc bảo vệ thực vật gồm có Aldrin, Chlordane, DDT, Dieldrin, Endrin, Heptachlor, Mirex và Toxaphene. Hai hóa chất công nghiệp là Hexachlorobenzen (cũng được dùng làm thuốc bảo vệ thực vật) là Polychlorinated Biphenyl (PCB) cũng bị cấm. Công ước Stockholm đặc biệt chú ý đến 2 loại phụ phẩm hóa học phát sinh không chủ định là Polychlorinated Dioxin và Furan. Đó là những chất tự sinh ra trong quá trình đốt cháy các vật liệu Chlorin và sản xuất công nghiệp các chất bảo vệ thực vật.

Ở Việt Nam, khối lượng dầu có chứa PCB có thể lên tới 19.000 tấn, chủ yếu từ các máy biến thế điện kiểu cũ. Tổng lượng chất thải nguy hại ước tính năm 2003 là 160.000 tấn mỗi năm, trong đó 130.000 tấn từ các chất thải công nghiệp, 21.000 tấn từ các chất thải y tế của các bệnh viện, trạm xá và viện điều dưỡng, và 8.600 tấn từ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, một số vùng có dư lượng các chất dioxin và furans ở trong đất do hậu quả của việc sử dụng tới 72 triệu lít thuốc diệt cỏ trong thời kỳ chiến tranh 1961-1971.

TheoTTXVN

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

CHỦ TỊCH VUSTA PHAN XUÂN DŨNG CHÚC MỪNG NĂM MỚI XUÂN ẤT TỴ 2025
Nhân dip Xuân Ất Tỵ 2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã viết thu tay chúc mừng năm mới gửi tới các Hội thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc; các nhà khoa học, hội viên, cán bộ, viên chức, người lao động thuộc hệ thống VUSTA. Ban biên tập Vusta.vn xin trân trọng đăng toàn bộ nội dung bức thư.
Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.