Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 27/08/2014 16:14 (GMT+7)

Liệu pháp đột phá trong điều trị ung thư

  Liệu phápmiễn dịch

Trong suốt hàng thế hệ có 3 trụ cột chính trong điều trịung thưđó là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Nhưng cả hóa trị và xạ trị đều được coi là những vũ khí tàn ác trong việc để lại những hủy hoại khó đỡ cho các mô lành, còn phẫu thuật thì để lại những tế bào ung thư ở phía sau. Từ lâu các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu lý do tại sao mà hệmiễn dịch– cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể - lại có thể nhận ra các tế bào ung thư là kẻ thù và tiêu diệt chúng. Và giờ đây cuối cùng rồi chúng ta cũng đạt đến một điểm: các bác sĩ đang tìm thấy những phác đồ lâm sàng gọi là liệu phápmiễn dịchmà có thể trao quyền cho hệ miễn dịch của bệnh nhân đấu tranh chống các căn bệnh mang tính truyền nhiễm, đồng thời vẫn có thể duy trì các tế bào bình thường ở người.

TS Axel Hoos, người đứng đầu đơn vị khám phá miễn dịch ung thư tại tập đoàn dược phẩm GlaxoSmithKline Pharmaceuticals (GSK) phát biểu: “Trước đây các bác sĩ thường tỏ ra tâm lý hết sức do dự khi đề cập đến khái niệm “chữa lành” bệnh ung thư. Nhưng vì có những tiến bộ vượt bậc của liệu pháp miễn dịch mà nỗi sợ lo sợ đã nhanh chóng bị dập tắt. Những bác sĩ cá nhân đã thật sự “chữa” cho các bệnh nhân bị mắc các chứng bệnh mà hầu như đã từng bó tay cách đây chỉ 5 năm”. Mùa thu năm ngoái 2014, các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson ở Seattle đã tập trung quanh giường một bệnh nhân mắc khối u Lympho, họ là bác sĩ chuyên khoa TS David Maloney đã trao cho bệnh nhân những tế bào T của chính người này, những tế bào đã được lập trình di truyền. Dạng thức này gọi là “Thu hoạch liệu pháp miễn dịch của tế bào miễn dịch” khiến cho bệnh nhân tự ngừa bệnh ung thư tốt hơn.

Thập niên 1890, William Coley, một bác sĩ tại Bệnh viện ung thư New York là người đi tiên phong trong liệu pháp miễn dịch

TS David Maloney đã làm việc với các liệu pháp định vị ung thư kể từ đầu thập niên 1980. Lúc còn là sinh viên y khoa tại Stanford, Maloney nằm trong một tốp sinh viên nghiên cứu đã phát triển ra các kháng thể đặc biệt chuyên nhắm vào ung thư hạch Hodgkin và không đụng chạm tới các tế bào lành. Ngày nay, ông là một trong những thầy thuốc chuyên khoa trên trận tuyến của tiến bộ kế tiếp về liệu pháp miễn dịch. Ông đã truyền vào cơ thể bệnh nhân Lympho bằng các tế bào T của riêng họ, tái cơ cấu nhằm sản xuất ra một thụ thể kháng nguyên (hay tế bào CAR T), mà một khi được kích hoạt nó có thể tiêu trừ căn bệnh ung thư. Quy trình cấy tế bào T chỉ diễn ra đúng 30 phút, mặc dù toàn bộ quá trình có thể kéo dài vài tuần. Nhưng không giống như các kháng thể, khi mà nó có thể bị cơ thể phá vỡ theo thời gian, các tế bào CAR T có thể tiếp tục nhân đôi, tạo ra một “liệu pháp sống” xuyên suốt cuộc đời của bệnh nhân, nó ngừa các sự tái phát bệnh ung thư sau này.

TS David Maloney giải thích: “Chúng tôi đang tiếp cận một quá trình chiến đấu căn bệnh ung thư nơi mà chúng tôi tạo ra những dạng điều trị tùy chỉnh cần thiết cho các bệnh nhân, “đào tạo” hệ miễn dịch của họ nhằm ghi nhớ mục tiêu ung thư trong tương lai”. Tháng 6/2014, tại một Hội nghị thường niên của Hiệp hội ung thư lâm sàng Mỹ (ASCO), trong năm thứ hai liên tiếp, cái tin được quan tâm nhất chính là liệu pháp miễn dịch có khả năng tiêu trừ nhiều loại bệnh ung thư bao gồm ung thư thận, ung thư phổi, bàng quang và khối u ác tính. Các nhà nghiên cứu đã trình bày một dữ liệu mới được thiết kế nhằm mở khóa hệ miễn dịch của bệnh nhân, làm tăng đáng kể tuổi thọ cho họ với những giai đoạn hiệu quả nhất trong điều trị bệnh.

Hãy nói về cuộc nghiên cứu hồi năm 2013 mang tên Bristol-Myers Squibb được tiến hành bởi TS Jedd Wolchok tại Trung tâm nghiên cứu ung thư Memorial Sloan-Kettering ở New York City. Các bác sĩ đã sử dụng một sự kết hợp của 2 loại thuốc: một đã được phê chuẩn, cái kia thì đang thử nghiệm, ở 52 bệnh nhân có khối u ác tính, và đã khám phá ra rằng bằng cách kết hợp các loại thuốc liệu pháp miễn dịch đã giảm sự tăng trưởng của các khối u xuống 1/3 trong cùng thời điểm. Đây là loại liệu pháp miễn dịch sử dụng các kháng thể, tiêm vào tĩnh mạch làm tăng tốc hễ miễn dịch. TS Jedd Wolchok phấn khởi cho biết: “Ở đây chúng tôi đang bàn đến tỷ lệ sống sót rất đáng quan tâm, tất nhiên cũng đang để mắt tới các kết quả kiểm tra so sánh chéo. Nhưng đây là những con số đặc trưng. Chúng tôi đã có vài thập kỷ trong nghiên cứu ung thư nhằm tìm hiểu những hướng tối nhất để điều trị khối u. Bây giờ thì đã tìm ra cách để an tâm điều trị cho bệnh nhân”.

Trong khi FDA chỉ chấp thuận cho loại thuốc miễn dịch ung thư hiện đại đầu tiên, thuốc Yervoy, vào năm 2011, thì khái niệm về miễn dịch thực ra đã có từ thế kỷ 19. Vào thập niên 1890, ông William Coley, một bác sĩ chuyên phẫu thuật bướu thịt ở Bệnh viện ung thư New York (ngày nay là Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering) đã cố gắng sử dụng vi khuẩn nhiệt để thanh trừng ung thư. Ông William Coley ghi nhận rằng một số bệnh nhân đường như sống lâu hơn nếu họ bị truyền nhiễm sau phẫu thuật ung thư, và Coley đã đưa ra giả thuyết rằng hệ miễn dịch của các bệnh nhân này đã được tái cấu trúc nhằm không chỉ chống lại nhiễm trùng mà còn tiêu diệt cả ung thư. Trong vòng 40 năm sau đó, Coley đã tiêm cho hơn 1.000 bệnh nhân bằng một loại vi khuẩn gọi là Toxins nhằm báo cáo lại “các kết quả tốt đẹp” ở xương và ung thư mô mềm. TS Axel Hoos giải thích: “Liệu pháp miễn dịch là một cách điều trị kỳ thú bởi vì hệ miễn dịch là công cụ tự nhiên và hiệu quả nhất trong đấu tranh bệnh tật. Không có loại thuốc hay cách điều trị nào mà có thể đem lại lợi ích dài hạn và hứa hẹn cho bệnh nhân nhận thấy một số liệu pháp miễn dịch ung thư phù hợp”

Cẩn thận với các tác dụng phụ

Điều tuyệt vời về hệ miễn dịch chính là độ bền bĩ của nó, dẫn lời khẳng định của TS Roy S. Herbst, giáo sư y khoa tại Trung tâm ung thư Yale và đồng thời ông còn là Trưởng chuyên khoa y học tại Trung tâm bệnh viện ung thư Smilow tại Yale-New Haven (Connecticut, Mỹ). Khác với hóa trị, hễ miễn dịch là hữu hình và dễ thích nghi, nó có khả năng nhận biết giữa những thứ được đánh dấu (mô cơ thể) và những kẻ ngoại xâm mà có thể khiến chúng ta bị ốm. Roy Herbst, một lãnh tụ trong nghiên cứu và điều trị ung thư phổi đã rút ra những giống nhau trong các loại thuốc chủng ngừa trẻ em. Kích hoạt vaccine trong hễ miễn dịch của chúng ta để phản hồi chính chúng ta khi mà cơ thể chúng ta nhiễm bệnh. Tương tự như vậy, các liệu pháp miễn dịch kháng thể sẽ khóa chặt các chất đạm đặc biệt mà tế bào ung thư đã sử dụng để ẩn náu từ hệ miễn dịch, cho phép cơ thể nhận diện khối u như là một kẻ ngoại xâm.

TS Roy Herbst cho biết: “Tất cả chúng ta đều được tiêm chủng khi còn nhỏ, và vaccine có thể tác động trong dài hạn. Đó là bởi vì hệ miễn dịch giống như một trí nhớ dài. Và với liệu pháp miễn dịch, nếu một khối u thay đổi, hệ miễn dịch cũng thay đổi cách tấn công của nó”. Thật không may là các liệu pháp miễn dịch lại hay đi kèm với những tác dụng phụ và hệ miễn dịch có thể bật quá cao. Vào tháng 4/2014. Một công ty đang trong giai đoạn lâm sàng đã tạm ngưng thử nghiệm các liệu pháp tế bào sau khi 2 bệnh nhân bị thiệt mạng. Nhưng ngạc nhiên vẫn chưa hết, các phản ứng thù địch có thể phản ánh các căn bệnh tự miễn, nơi mà những tế bào miễn dịch trở nên siêu kích hoạt và lại phản ứng với các mô bình thường. TS David Maloney nhận định: “Bệnh nhân có thể bị buồn nôn và mệt mỏi. Trong một số trường hợp, những triệu chứng có thể tương tự như những bệnh tự miễn như viêm đại tràng cổ điển (hay bệnh Crohn’s), song điều này chỉ là tạm thời. Các liệu pháp miễn dịch không tạo ra những căn bệnh dạng này ở bệnh nhân đồng thời chúng sẽ tự động thuyên giảm”.

TS Roy Herbst cũng cảnh báo rằng liệu pháp miễn dịch không phải là “thuốc tiên”, và các dạng thức thông thường của điều trị bệnh ung thư sẽ làm tăng khả năng chịu đựng ở bệnh nhân. Xa hơn trong tương lai, bệnh nhân có thể nhận được một sự kết hợp của các liệu pháp điều trị. Trong ước tính của mình, GS-TS Roy Herbst cho rằng có từ 15 đến 20% bệnh nhân mắc ung thư phổi sẽ hưởng lợi đáng kể chỉ riêng từ những loại thuốc chuyên miễn dịch, trong khi đó khoảng 80% bệnh nhân còn lại sẽ cần đến một sự phối hợp cách điều trị thông thường như hóa trị và xạ trị.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.