Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 30/05/2013 23:15 (GMT+7)

Liên hiệp hội Đắk Lắk – 12 năm xây dựng và phát triển

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4

/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable

Về xây dựng và phát triển tổ chức, lúc mới thành lập, Liên hiệp hội chỉ có 11 hội thành viên, đến nay đã phát triển lên thành 21 hội thành viên với trên 12.000 hội viên. Liên hiệp hội đã thành lập được 2 ban chuyên môn: Ban Thông tin - Phổ biến kiến thức và Hội viên; Ban Khoa học - Công nghệ và Tư vấn, Phản biện và một số tổ chức trực thuộc Trung tâm Tư vấn và Dịch vụ Khoa học - Công nghệ; Quỹ hỗ trợ sáng tạo khoa học kỹ thuật; Câu lạc bộ Trí thức khoa học kỹ thuật; Trung tâm Đào tạo nông nghiệp hữu cơ. Văn phòng Liên hiệp hội có 13 người, không kể số cán bộ kiêm nhiệm. Đảng đoàn Liên hiệp hội được Thường vụ Tỉnh ủy ra quyết định thành lập vào tháng 6/2007. Liên hiệp hội có Chi bộ Đảng và tổ chức công đoàn từ năm 2012. Liên hiệp hội được giao chủ trì tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng.

Về hoạt động chính trị - xã hội,Liên hiệp hội luôn chú trọng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hiệp hội, như: Chỉ thị 45-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII), Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X), Chỉ thị 14-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam; Quyết định 22/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội; Chỉ thị số 22/CT-UB, Quyết định 1765-QĐ/UBND của UBND tỉnh để triển khai các văn bản nói trên của Trung ương, và các văn bản liên quan khác. Bên cạnh đó, Liên hiệp hội tích cực hưởng ứng các cuộc vận động lớn của Đảng và Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; định kỳ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tổ chức các cuộc gặp mặt trí thức của tỉnh nhân dịp đầu năm nhằm động viên, tập hợp giới trí thức KHKT trên địa bàn tham gia vào các nhiệm vụ chung của tỉnh.

Về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội,Liên hiệp hội đã huy động các nhà khoa học đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm của tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ như: tham gia Ban Chỉ đạo của tỉnh về xây dựng Chương trình phát triển cà phê bền vững, về Chỉ dẫn địa lý thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột; Đề án xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2020; tham gia Hội đồng tư vấn về kinh tế - xã hội và khoa học giáo dục của UBMTTQ tỉnh; tham gia thẩm định các đề án điều chỉnh quy họach chung các huyện, thị, thành phố trong tỉnh... Các nội dung phản biện và các ý kiến đề xuất của Liên hiệp hội được lãnh đạo tỉnh và các ngành hữu quan đánh giá cao. Hiện Liên hiệp hội đang cố gắng tập hợp lực lượng để triển khai hoạt động này với mức độ lớn hơn, nhất là đối với các đề án, dự án, công trình quan trọng, có liên quan nhiều tới lĩnh vực xã hội và môi trường như các công trình thủy điện, thủy lợi, du lịch, giao thông, xây dựng, khai thác tài nguyên, quy hoạch dân cư...

Về công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức KHCN,Liên hiệp hội đã xuất bản và phát hành 24 số Tạp chí Khoa học kỹ thuật, kịp thời đăng tải những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh hoạt động của Liên hiệp hội và các hội thành viên, phổ biến kiến thức KHCN, giới thiệu các mô hình ứng dựng tiến bộ kỹ thuật đã được hội viên và nhân dân áp dụng trong sản xuất mang lại hiệu quả cao để nhiều người tham khảo, nhân rộng. Tạp chí được sự cộng tác nhiệt tình, có trách nhiệm của các nhà khoa học có uy tín tại các viện, trường, trung tâm khoa học lớn, của các hội thành viên và của các nhà quản lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Nhiều cán bộ KHKT của các hội thành viên đã tích cực tham gia biên soạn các loại sách kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn các quy trình sản xuất, phương pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hay tư vấn, thiết kế các mô hình vườn ao chuồng thích hợp,... góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông lâm nghiệp, cải thiện đời sống người lao động.

Hàng năm, có hàng vạn người dân được tập huấn, tiếp nhận các kiến thức mới và được tư vấn pháp luật miễn phí qua hoạt động của các hội: Làm vườn, Đông y, Kế hoạch hoá gia đình, Luật gia, Nuôi ong, Chăn nuôi - Thú y - Thuỷ sản, Bảo vệ thực vật, Tâm năng dưỡng sinh, Châm cứu, Sinh vật cảnh. Điển hình như: Hội Bảo vệ thực vật đã xuất bản trên 10.000 cuốn sách kỹ thuật về phòng trừ sâu bệnh cho cây cà phê, cây tiêu, chủ yếu là phát hành miễn phí; Hội Luật gia phát hành hàng vạn tờ rơi và sổ tay pháp luật cho người dân; Hội Làm vườn đã xây dựng được hàng trăm mô hình sản xuất cây/con cho gia đình hội viên; Hội Đông y có mạng lưới khám bệnh, bốc thuốc theo phương pháp cổ truyền đến các huyện, xã, mỗi năm có hàng tỷ đồng tiền thuốc cung ứng cho người bệnh; Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã tổ chức được nhiều cuộc điều tra, giám định chất lượng và số lượng hàng hoá dịch vụ; giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, đặt các điểm cân đối chứng để đảm bảo trọng lượng hàng hoá cho người mua.

Về nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật,  trong 2 năm 2002 - 2003, Liên hiệp hội đã chủ trì thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học “Một số vấn đề về đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học cấp huyện, xã và lao động kỹ thuật người dân tốc thiểu số tỉnh Đắk Lắk”. Năm 2008, Liên hiệp hội thực hiện đề tài “Xây dựng website Liên hiệp hội”. Năm 2009, thực hiện đề tài nghiên cứu về rau sạch tại thành phố Buôn Ma Thuột. Năm 2010, xây dựng 4 đề xuất đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, trong đó có 01 đề xuất đề tài được Hội đồng khoa học của tỉnh đồng ý cho thực hiện. Năm 2012 – 2013 Liên hiệp hội thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của các vùng căn cứ kháng chiến trong tỉnh sau 35 năm giải phóng và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương này.

Về hoạt động hợp tác quốc tế,Liên hiệp hội đã phối hợp với hiệp hội đào tạo phi lợi nhuận Nhất Bản (NPOTIA) thực hiện Dự án trồng hoa kỹ thuật cao xuất khẩu và Chương trình đưa thực tập sinh đi Nhật Bản; phối hợp cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA và NPOTIA thực hiện Dự án phổ cập nông nghiệp hữu cơ.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.