Liên hiệp hội Đà Nẵng - 22 năm xây dựng và phát triển
Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE MicrosoftInternetExplorer4
/* Style Definitions */ table.MsoNormalTable
Chức năng chủ yếu của LHH là tập hợp, đoàn kết trí thức khoa học và công nghệ trên địa bàn, phát huy tiềm năng trí tuệ của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tổ chức và hướng dẫn phong trào quần chúng tiến quân vào khoa học và công nghệ; tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ và bảo vệ môi trường; tích cực góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo thế hệ trẻ và phổ biến kiến thức cho quảng đại quần chúng; thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội;
Thực hiện tốt vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng; làm đầu mối quan hệ giữa các hội thành viên với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc thành phố và các đoàn thể khác; xây dựng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức LHH; giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, tính cộng đồng, tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của người trí thức; bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của các hội thành viên, các cán bộ khoa học và công nghệ; quản lý và hướng dẫn các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của LHH, các hội thành viên và các trung tâm, đơn vị trực thuộc.
Từ ngày thành lập LHH Đà Nẵng cho đến nay, trải qua 4 kỳ đại hội, từng thời kỳ đều có những khó khăn riêng, xuất phát từ thực tế của mỗi thời kỳ, lãnh đạo LHH có những thao thức trăn trở riêng, nhưng khát vọng chung là làm sao để tổ chức LHH làm tốt các nhiệm vụ theo chức năng của mình, trở thành ngôi nhà chung, là mái ấm của đội ngũ trí thức thành phố.
Từ khát vọng này, LHH thành phố luôn kiên trì bám sát chủ trương định hướng của Trung ương mà trực tiếp là LHH Việt Nam và các chủ trương, chính sách phát triển, ý kiến chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố; chủ động đề ra những giải pháp sát hợp và cụ thể cho từng thời kỳ nhằm vận động, tập hợp và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức, tích cực hiến kế, sáng tạo góp phần xây dựng thành phố.
Đặc biệt, từ khi có Chương trình hành động 48-CT/TU ngày 27-12-2010 của Thành ủy triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” và Quyết định 10196/QĐ-UBND ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động 48-CT/TU của UBND thành phố, LHH đã có nhiều hoạt động thiết thực, có chiều sâu, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Nhờ vậy, vị trí của LHH ngày càng được khẳng định trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của kinh tế - xã hội thành phố.
Ngược dòng thời gian, sau ngày thành lập, cơ quan thường trực chỉ có 3 người, 9 hội thành viên và 1 trung tâm trực thuộc, không có tổ chức Đảng, Công đoàn. Với một bộ máy như vậy, LHH khó có thể thực hiện các nhiệm vụ theo chức năng. Từ thực tế này, LHH Đà Nẵng đã kiên trì củng cố, kiện toàn tổ chức, trọng tâm là bộ máy cơ quan thường trực, bảo đảm tính thống nhất về cơ cấu tổ chức, từng bước đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động tác nghiệp giúp cơ quan thường trực LHH Đà Nẵng thực hiện được chức năng theo quy định và nhiệm vụ được giao.
Nhờ chú trọng củng cố, kiện toàn tổ chức từ cơ quan LHH đến các hội thành viên và các đơn vị trực thuộc, đến nay cơ quan thường trực đã có 4 phòng, ban với số cán bộ, viên chức 17 người, đã thành lập Đảng, Đoàn và Công đoàn cơ sở; có 30 hội thành viên và 15 trung tâm, đơn vị trực thuộc với số hội viên hơn 12 nghìn. Tất cả được vận hành theo quy chế vừa bảo đảm tính chặt chẽ của một tổ chức chính trị, vừa bảo đảm tính thông thoáng của một tổ chức mang tính xã hội, là điều kiện thiết yếu để hoạt động của LHH Đà Nẵng dần dần đi vào nền nếp, có chất lượng và hiệu quả. Vai trò, vị trí của LHH ngày càng được khẳng định trong đời sống chính trị - xã hội, góp phần nhất định vào công cuộc xây dựng, phát triển thành phố Đà Nẵng.
Bên cạnh nhiệm vụ xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc cũng được chú trọng đầu tư trang bị, từng bước đáp ứng nhu cầu làm việc của cán bộ, viên chức. Năm 2012, lãnh đạo thành phố đã có chủ trương và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng tòa nhà 5 tầng cho trụ sở mới của cơ quan LHH trên diện tích đất 500m 2.
Khi các điều kiện thiết yếu như tổ chức bộ máy, phương tiện làm việc được củng cố và tăng cường, các hoạt động của LHH ngày càng đa dạng, phong phú mang lại hiệu quả thiết thực.
Hoạt động chính trị - xã hội và phổ biến kiến thức: Vận động, tập hợp và phát huy tiềm năng to lớn của đội ngũ trí thức để đội ngũ đồng thuận chung tay góp phần cùng Đảng bộ và nhân dân xây dựng phát triển thành phố là nhiệm vụ hàng đầu của LHH.
Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, cùng với việc thường xuyên chú trọng chỉ đạo có hiệu quả việc triển khai nghiên cứu, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng cho đội ngũ trí thức KH-CN thuộc hệ thống, trọng tâm là đi sâu nghiên cứu, học tập các nghị quyết Đại hội Đảng các cấp; các chỉ thị của Bộ Chính trị đối với hệ thống LHH Việt Nam, LHH Đà Nẵng thường xuyên tổ chức các cuộc họp trưng cầu ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức KH-CN về các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội nhằm chủ động đề xuất hoặc được thành phố và các ngành yêu cầu hoặc “đặt hàng”.
Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc thành phố, hệ thống LHH Đà Nẵng tham gia có trách nhiệm các phong trào, các hoạt động xã hội như thực hiện miễn phí các dịch vụ nâng cao sức khỏe cộng đồng; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tư vấn pháp luật… góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội của thành phố.
Việc cung cấp thông tin mới đối với người làm công tác khoa học luôn là một đòi hỏi cần thiết, cần được thường xuyên cập nhật; các đơn vị thuộc hệ thống LHH Đà Nẵng phối hợp với các sở, ngành chức năng liên quan tổ chức hàng chục cuộc hội thảo, triển lãm, báo cáo khoa học như “Hội thảo Khoa học Đô thị cổ Hội An lần thứ 1”; “Việt Nam với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới”; “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước năm 2000 - 2010”; “Toàn cầu hóa nền kinh tế và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”; “Nền kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra trong điều kiện thành phố Đà Nẵng”; “Một số vấn đề phát triển Đà Nẵng trong xu thế hội nhập quốc tế”; “Chủ quyền biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam”; “Nhật Bản và Dòng thác Công nghiệp ở châu Á”; “Tương lai của Nền kinh tế Nhật Bản”…
Các học giả như cố GS,VS Vũ Tuyên Hoàng, GS,TSKH Trần Văn Thọ, GS Trần Ngọc Hiên, GS Hoàng Tụy, GS Harada Yutaka… đã có những buổi thuyết trình sâu sắc và bổ ích, thu hút nhiều người tham gia.
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ: Đây là một trong những nhiệm vụ chính yếu của LHH. Thời gian qua, hoặc LHH trực tiếp chủ trì hoặc cán bộ chuyên gia LHH và các hội thành viên đã tham gia nghiên cứu nhiều đề tài khoa học như: “Phân tầng xã hội”; “Thực trạng đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ tại Đà Nẵng và những giải pháp phát huy năng lực khoa học phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH”; “Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trên địa bàn dân cư thành phố Đà Nẵng, thực trạng và giải pháp”; “Hiện trạng môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường khu du lịch Bà Nà”; “Vận động, tập hợp đội ngũ trí thức khoa học công nghệ trẻ, góp phần xây dựng thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ mới”; nghiên cứu, sáng tạo nhiều công trình, giải pháp phục vụ sản xuất và đời sống xã hội…
Thông qua hoạt động này, đã từng bước phát huy tiềm năng chất xám của cán bộ khoa học, vừa là hình thức quan trọng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chuyên môn của Hội; đồng thời, tạo điều kiện để đội ngũ trí thức KH - CN đóng góp thiết thực vào sự phát triển chung của thành phố.
Tuy số lượng đề tài, dự án phát triển khoa học công nghệ do các nhà khoa học trong hệ thống LHH Đà Nẵng tham gia chưa được nhiều, nhưng nhiều kết quả nghiên cứu được đưa vào ứng dụng một cách có kết quả, nổi bật như: Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Phân tầng xã hội”, Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng đã đề ra nhiều chính sách an sinh xã hội phù hợp, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh; từ kết quả nghiên cứu đề tài “Những giải pháp phát triển trường phổ thông chất lượng cao” làm cơ sở khoa học để thành phố nghiên cứu xây dựng Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn…
Những năm gần đây, trên lĩnh vực KH-KT đã có nhiều đề tài như: Nghiên cứu “Xác định chủng loại cây xanh đường phố”; “Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng, sữa chữa máy biến áp 500kV tại hiện trường”; “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị công nghệ lọc không khí từ vật liệu trong nước có hiệu quả”; “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống công nghệ chữa cháy đa năng” (không dùng máy bơm, máy nổ, điện, xăng dầu nhưng chữa cháy cực nhanh và không làm ướt hỏng tài sản); “Nghiên cứu chuyển giao công nghệ hầm khí biogas”; “Nghiên cứu chế tạo thiết bị sấy lúa giống đạt năng suất cao phục vụ sản xuất nông nghiệp”; “Nghiên cứu phần mềm cấp cứu” phục vụ y tế cộng đồng… hầu hết mang lại hiệu quả cao. Một số công trình đã được các doanh nghiệp Hàn Quốc, Nhật Bản, các địa phương bạn trong nước đặt hàng, chuyển giao công nghệ.
Tham gia các cuộc thi, hội thi, giải thưởng sáng tạo: Ngay từ lần đầu tiên, khi LHH Việt Nam phát động và chỉ đạo các cuộc thi, hội thi…, LHH Đà Nẵng được UBND thành phố giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ, Sở Giáo dục - Đào tạo, Liên đoàn Lao động, Thành Đoàn thành phố tổ chức Giải thưởng sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam (Giải thưởng) hằng năm, Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc và thành phố (Hội thi) 2 năm 1 lần, Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh - thiếu niên và nhi đồng toàn quốc (Cuộc thi) hằng năm; đến nay, LHH đã tổ chức được 7 Hội thi sáng tạo kỹ thuật, với gần 600 giải pháp dự thi; trong đó, có 150 giải pháp đoạt giải cấp Trung ương và cấp thành phố; 8 Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh-thiếu niên, nhi đồng toàn quốc, Đà Nẵng trở thành địa phương thuộc tốp đầu cả nước về số giải pháp tham dự và đoạt giải.
Đặc biệt, 5 năm trở lại đây, Đà Nẵng đã có những công trình tham gia và đoạt được những giải cao của Giải thưởng Sáng tạo khoa học - công nghệ Việt Nam (VIFOTECH) - năm 2011, đoạt 2/4 giải nhất, với 2 công trình có ý nghĩa rất lớn về giá trị kinh tế và khoa học, đó là công trình “Lập quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa máy biến áp 500kV tại hiện trường”, được tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO xét tặng giải thưởng; công trình “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và triển khai ứng dụng lò hơi đốt nhiên liệu xấu, kiểu tầng sôi, tái tuần hoàn”; năm 2012, thành phố có ba công trình đoạt giải (1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải khuyến khích).
Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội: Là nơi tập hợp đông đảo, lực lượng cán bộ khoa học - công nghệ đa ngành, là một tiềm năng và ưu thế của hệ thống LHH. Thời gian qua, đặc biệt là từ sau Đại hội III của LHH đến nay, LHH thành phố và các hội thành viên đã thực hiện được một số hoạt động như phản biện về đề tài: “Lịch sử Đà Nẵng giai đoạn 1858 - 1945”; “Hội thảo tư vấn tiết kiệm điện”; “Hội thảo tư vấn việc sử dụng ao hồ bền vững hiện có trên địa bàn”;
Tư vấn đề cương cuốn sách “Đà Nẵng - 150 năm sau tiếng súng chống thực dân Pháp”; phản biện về mô hình “Dự báo tăng trưởng kinh tế - xã hội thành phố”; tham gia hội nghị góp ý, phản biện 3 dự thảo đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển khoa học - công nghệ Đà Nẵng đến năm 2020”; “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành văn hóa, thể thao, du lịch đến năm 2020”; “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành du lịch của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”; trưng cầu giám định của tòa án kinh tế thành phố về công trình doanh trại bộ đội; phản biện có kết quả dự án thiết kế cầu Hòa Xuân; thẩm tra thiết kế hồ xử lý nước thải Hòa Xuân trong chương trình tài trợ của WB…
Những kết luận từ những cuộc tư vấn tổng quát hoặc có tính chuyên ngành đã đóng góp được những ý kiến xác đáng, bảo đảm tính khoa học, được lãnh đạo thành phố, các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức liên quan ghi nhận.
Tuy vậy, so với yêu cầu, hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội còn nhiều hạn chế. LHH sẽ tiếp tục nghiên cứu đề xuất cơ chế và tích cực cải tiến phương thức tổ chức, làm cho hoạt động này mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa, góp phần vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Qua 22 năm xây dựng và phát triển, LHH Đà Nẵng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều mặt hoạt động. Từ công tác tổ chức, kiện toàn bộ máy đến đổi mới phương thức tổ chức và chỉ đạo các nhiệm vụ theo chức năng. Nhờ đó, vai trò, vị trí của LHH thành phố trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định, kết quả hoạt động nhiều mặt của đội ngũ các nhà khoa học thuộc LHH đã góp phần củng cố mối quan hệ nền tảng liên minh công-nông-trí, dưới sự lãnh đạo của Đảng có nội dung thiết thực, được thể hiện sinh động trong thực tiễn.
Từ những thành tựu gặt hái được sau hơn 20 năm hoạt động, với những bài học kinh nghiệm quý rút ra từ thực tiễn chỉ đạo và tổ chức thực hiện; tiếp thu ý kiến kết luận chỉ đạo của Thường trực Thành ủy tại buổi làm việc với Thường trực LHH ngày 10 tháng 1 năm 2013 và ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Thọ, Phó Bí thư Thường trực, phụ trách Thành ủy tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ 2013;
Thời gian tới, LHH thành phố tập trung mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo chức năng; trong đó chú trọng tiếp tục kiện toàn, phát triển và mở rộng tổ chức, đào tạo nguồn nhân lực, tập trung xây dựng phát triển các cơ sở ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KHCN, bám sát các hoạt động của các Hội thành viên; tích cực tuyên truyền phổ biến kiến thức theo hướng đổi mới để hoạt động này mang tính thiết thực và hiệu quả hơn;
Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội, tạo điều kiện để các hội thành viên đăng ký tham gia ngày càng nhiều hơn vào các chương trình nghiên cứu khoa học của thành phố; khuyến khích phát huy niềm say mê, ý chí tiến thủ để vươn lên của thế hệ trẻ. Tổ chức tốt các cuộc thi, hội thi và giải thưởng, tôn vinh kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học - công nghệ.
Để thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ nêu trên, LHH thành phố mong tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nhiều hơn nữa của LHH Việt Nam, của lãnh đạo thành phố, sự phối hợp, hỗ trợ của các sở, ban, ngành thành phố, cùng với sự nỗ lực của các hội thành viên, các trung tâm, đơn vị trực thuộc và đội ngũ trí thức khoa học-công nghệ trên địa bàn, phấn đấu xây dựng tổ chức của mình thật sự vững mạnh, xứng đáng là một tổ chức chính trị-xã hội của đội ngũ trí thức KH-CN, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển thành phố Đà Nẵng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.