Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 11/10/2010 18:10 (GMT+7)

Levodopa, biết dùng đúng cách, tránh tai biến

Ưu điểm & nhược điểm của levodopa

Trước khi vào não, khoảng 98% levodopa bị khử carboxyl thành dopamin ở ruột và ngoại vi, nên tỷ lệ vào não thấp (trên 1%). Do đó, phải dùng thuốc liều cao mới có hiệu lực, song dùng liều cao thì lượng levodopa chuyển hóa thành dopamin ở ruột và ngoại vi cũng cao, gây ra các tác dụng phụ như: chán ăn, buồn nôn, táo bón, nước tiểu và các dịch cơ thể có màu vàng (trong hầu hết người dùng lúc đầu), ra mồ hôi, hạ huyết áp, loạn nhịp tim. Ngoài ra, vì levodopa tạo ra dopamin nên tự thân cũng có các tác dụng phụ về tâm thần – thần kinh như: mất ngủ, lú lẫn, trầm cảm, loạn thần (dưới 0,1%); tăng enzym gan, tăng động (triệu chứng tắt – bật), ngoại tháp (hiếm, khi quá liều). Đây là một mâu thuẫn.

Những lưu ý gì khi dùng

Để khắc phục mâu thuẫn trên, các nhà báo chế thường phối hợp levodopa trong một biệt dược kép (cùng với carbidopa hay benserazid ức chế việc levodopa chuyển thành dopamin ở ruột và ngoại vi, làm tăng tỷ lệ levodopa vào não nên tăng hiệu lực, giảm tác dụng phụ.

Do không nắm dược tính hai mặt của biệt dược kép này, nên đã có người bệnh dùng chưa đúng cách. Cần lưu ý một số điểm sau.

Phải khám định kỳ, chọn biệt dược phù hợp

Levodopa có 2 dạng, gồm: Levodopa đơn (L-dôa hay Dopar) và dạng phối hợp kép. Biệt dược kép cũ (Madopa), gồm levodopa (75%) + bensesarit (25%) không có màng bao. Biệt dược kép mới (Madopa HBS), thành phần như loại cũ, nhưng có mang bao, là lưới phân tử, có khả năng hydrat hóa. Khi uống, viên thuốc phân rã ra, hoạt chất nổi lên trên bề mặt dịch dạ dày và được màng này bao bọc nên khuếch tán từ từ, liên tục; do vậy dung nạp tốt hơn, dễ phối hợp với các thuốc khác (phối hợp với artan, không bị giảm độ hấp thu, phối hợp với thuốc axit, chỉ làm giảm mức hấp thu 32%), có tác dụng kéo dài.

Khi mới bị bệnh, chỉ cần một liều vừa phải cũng có hiệu lực, không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Khi bệnh chuyển sang nặng, nếu dùng loại levodopa đơn thì đòi hỏi dùng liều cao mới có hiệu lực, nhưng dùng liều cao thì lại độc nên thầy thuốc thường cho dùng loại biệt dược kép để vừa có hiệu lực vừa không làm tăng độ độc. Khi muốn tránh phải dùng nhiều lần, thầy thuốc thường cho dùng loại biệt dược kép mới. Nếu người bệnh không khám định kỳ, cứ dùng mãi loại levodopa đơn, thấy không đỡ, lại tăng liều thì sẽ bị độc, do tác dụng phụ tăng lên theo sự tăng liều.

Phải điều chỉnh liều khi thay đổi biệt dược

Khi bệnh không thay đổi, song người bệnh muốn thay biệt dược levodopa đơn bằng biệt dược kép cũ hay biệt dược kép mới cho tốt và tiện, thì phải thay đổi liều dùng, vì liều levodopa trong biệt dược kép đều có tác dụng mạnh hơn liều levodopa trong biệt dược đơn.

Thông thường, bác sĩ sẽ phải giám định lại bệnh, chỉnh lại liều (vì có sự thay đổi tình trạng bệnh và biệt dược).

Levodopa có trong biệt dược kép có hiệu lực gấp gần 3 lần levodopa trong biệt dược đơn (sinh khả dụng ở biệt dược đơn là 30%, ở biệt dược kép là 82%). Tuy nhiên, do sự hấp thu chuyển hóa thuốc khác nhau ở từng người nên tương quan này cũng thay đổi. Mỗi lần thay đổi biệt dược, cần thăm dò và chỉnh lại liều theo thực tế lâm sàng.

Tránh dùng trong một số bệnh

Levodopa có tính kích hoạt, không lợi cho người bị bệnh u và tổn thương da; làm tăng nhãn áp, không có lợi cho người bị bệnh glaucoma; có các tác dụng phụ làm nặng thêm các bệnh loạn thần, nhiễu tâm nặng, suy tim mất bù, bệnh gan thận. Không dùng levodopa cho những người bị các bệnh này. Trước khi dùng levodopa, bác sĩ phải khám và nắm chắc là người bệnh không bị các bệnh này, trong thời gian dùng nếu phát hiện bị mắc thêm các bệnh này phải ngừng dùng levodopa, chuyển sang dùng các thuốc chữa Parkinson khác.

Tránh các tương tác bất lợi

Thuốc chống loạn thần đối kháng, làm giảm hiệu lực levodopa. Tránh các phối hợp. Nếu cần phải phối hợp thì phải thận trọng. Ngược lại, khi dùng một số thuốc chống loạn thần nếu có tác dụng phụ về loạn động (như hội chứng ngoại tháp) kể cả gây ra triệu chứng Parkinson thứ phát, thì nên dùng các thuốc kháng cholinergic để làm giảm các triệu chứng này, mà không được dùng levodopa.

Levodopa làm tăng thêm tác dụng hạ huyết áp của các thuốc huyết áp, đặc biệt là loai có cơ chế tác dụng trên thần kinh trung ương (methydopa hay guanethidin) nên tránh phối hợp; nếu cần phải phối hợp thì cần tính lại liều để khỏi gây tai biến.

Vitamin B6 làm đảo ngược tác dụng của levodopa (khi dùng levodopa đơn độc). Không nên dùng các chế phẩm vitamin B6 trong thời gian dùng levodopa.

Một số thủ thuật khi dùng

Do sự dung nạp thuốc khác nhau ở từng người nên bác sĩ phải dò liều; khởi đầu liều thấp (mỗi lần 125 mg, một ngày 2 lần), rồi cứ mỗi 6, 7, 8 ngày tăng liều một lần, từng mức tăng nhỏ cho đến đạt yêu cầu. Tổng liều mỗi ngày từ 2,5g – 6g, có thể đến 8g nhưng không vượt quá 8 g. Người bệnh cần tuân thủ đúng hướng dẫn này.

Khi dùng quá liều, có thể xảy ra loạn động kiểu múa giật ở thời gian đỉnh (sau một liều đáp ứng trước đó), có thể có loạn trương lực cơ khu trú một chân (xảy ra một đêm ngủ, sau một liều dùng gần nhất). Không có thuốc giải độc đặc hiệu. Cần rửa dạ dày, dùng các thuốc chữa triệu chứng như các thuốc chống loạn nhịp tim.

Sau 5 năm dùng hiệu lực bị giảm, tính gây loạn động có thể xuất hiện ở 68%. Lúc đó, có tiếp tục dùng không, với liều nào, với biệt dược nào đều do thầy thuốc quyết định. Cũng không được cắt thuốc đột ngột vì có thể bị hội chứng an thần kinh ác tính (cứng cơ, tăng thân nhiệt, rối loạn tâm thần, tăng creatininphosphokinase (CPK) máu), rất nguy hiểm.

Levodopa gây dị tật ở phủ tạng và xương thai nhi, tiết vào sữa, gây độc cho trẻ nên không dùng cho người mang thai, người cho con bú.

Người bị bệnh Parkinson phải dùng levodopa lâu dài, cần biết cách và chịu khó thực hiện thật đúng cách dùng (khám định kỳ, điều chỉnh liều) thì mới có hiệu quả và tránh tai biến.

Xem Thêm

Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh
Chính phủ yêu cầu thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn 2050. Đồng thời nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình kinh tế xanh, đô thị, nông thôn xanh; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững...

Tin mới

Báo Nhân dân chúc mừng Vusta nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Chiều ngày 15/5, Đoàn cán bộ Báo Nhân dân do Trưởng Ban Khoa học - Môi trường Đinh Song Linh dẫn đầu đã đến thăm và chúc mừng Liên hiệp Hội Việt Nam nhân Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5. Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh cùng đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban Phổ biến kiến thức Liên hiệp Hội Việt Nam đã thân mật tiếp đoàn.
Phú Yên: Liên hiệp hội phát huy vai trò cầu nối đội ngũ trí thức với Đảng và Nhà nước
Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và sự phối hợp của các ban ngành, địa phương; LHH tỉnh đã quán triệt, thực hiện CT 42: Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của LHH phấn đấu, xây dựng LHH tỉnh vững mạnh giữ vai trò nòng cốt trong tập hợp đoàn kết và phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH - CN, góp phần đưa KH - CN trở thành động lực phát triển KT-XH; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.