Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 13/01/2010 22:03 (GMT+7)

Làng nghề sắt thép Đa Hội: Lời giải nào cho sự phát triển bền vững

Khoảng nửa năm 2008 trở về trước, làng sắt Đa Hội (phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) luôn luôn nhộn nhịp và tấp nập với cảnh cả làng làm thép, nhà nhà làm thép, người người làm thép. Trong làng có hơn 1,3 vạn người, trong đó có khoảng hơn 4.000 lao động sản xuất thép và còn thu hút thêm khoảng 2.000 lao động từ các nơi khác (con số này không ngừng tăng lên); cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn thép mỗi năm và doanh thu hàng trăm tỉ đồng. Cả làng Đa Hội thao thức trong tiếng các phương tiện sản xuất chuyển động ầm ầm, liên tục, các lò nấu thép luôn rực sáng, trong nhà ngoài ngõ không có chỗ nào không thấy thép, thép thành phẩm… Trên trục đường chính của làng, xe cải tiến, xe công cộng, xe tải các loại chất đầy ắp phôi và thép thành phẩm chạy rầm rập. Không thể phủ nhận rằng, sự phát triển của Đa Hội đã khiến cho nhiều địa phương phải ao ưứơc, quan tâm và ngưỡng mỗ. Song cái sự phát triển “quá nóng”, không có sự kiểm soát của cơ quan chức năng, dẫn đến sản phẩm làm ra không theo bất cứ một tiêu chuẩn nào, không có sự kiểm định về chất lượng như: độ cứng, độ dẻo dai… vẫn còn là vấn đề đáng bàn. Sản phẩm sản xuất ra, thường núp bóng một loại thép nổi tiếng nào đó và được bán chui lủi trên thị trường. Với ưu thế về giá, rẻ chỉ bằng 70 – 80% so với các loại thép chất lượng khác, nên sắt thép Đa Hội vẫn là sự lựa chọn của nhiều người.

Đồng tiền từ thép đã mang lại cho Đa Hội sự no ấm và những nụ cười rạng rỡ, đổi lại những cây thép từ Đa Hội “ra đi” mang theo một tiềm ẩn về tai hoạ đang chờ giáng xuống bất cứ đầu ai. Không những thế, do sự phát triển không kiểm soát, đã biến Đa Hội thành một “ổ ung thư môi trường”, đầu độc lại chính những người làm ra thép và phát tán ra những vùng lân cận. Đến nay, phần lớn các cơ sở sản xuất của làng đều nằm trong khu dân cư, có tới gần 60% số hộ dân sản xuất ngay tại gia đình. Theo số liệu thống kê gần đây của trạm y tế phường Châu Khê, thì có đến gần 40% số người đến khám bị mắc các chứng ngạt mũi, giảm nghe, khô, đau họng, khản giọng; hơn 40% mắc các bệnh về da; gần 15% mắc bệnh phụ khoa và gần 5% mắc bệnh về mắt. Chưa hết, “công trường thép” hoạt động ngày và đêm, thải ra môi trường gần 3,5 tấn rác thải công nghiệp, chủ yếu là phế liệu loại, vẩy sắt, vụn sắt, đất cát, bao bì, xỉ than… đổ ra các ao hồ, bờ đê và mặt sông Ngũ Huyện Khê, nhiều xưởng sản xuất lớn còn chở xỉ than và phế liệu thải đổ ra các khu đất trống của làng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do công việc tôi thép đòi hỏi nhiệt độ cao, nên toàn bộ lượng nước thải của Đa Hội ước tính bằng hàng ngàn m3/ngày đêm, có nhiệt độ từ 40 – 50 0C, mang theo nhiều cặn sắt, thép đồng, man-gan và váng dầu mỡ cũng được xả trực tiếp ra các kênh mương, cánh đồng, càng làm cho nhiều diện tích canh tác bị ô nhiễm nặng. Tình trạng trên là kết cục tất yếu của một thời gian dài phát triển tự do gây ra, điều đó cũng đặt ra một câu hỏi đầy bức xúc, Đa Hội sẽ ra sao nếu tiếp tục phát triển thả nổi trong thời gian tới.

Do ảnh hưởng của làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhịp độ sản xuất thép của làng Đa Hội từ nửa năm 2008 trở lại đây đã chậm dần đều. Hiện tại, nhịp độ sản xuất diễn ra lẻ tẻ, hơn 80% các cơ sở sản xuất, tạm ngừng hoặc ngừng hẳn, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng. Giá cả thất thường, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, khiến sản xuất kinh doanh của làng nghề gặp nhiều khó khăn; từ lao động chính cho đến lao động thời vụ, hàng ngàn người phải nghỉ việc… Điều đó đã và đang đặt làng nghề sắt thép Đa Hội đứng trước thách thức và sự chọn lựa con đường phát triển. Đồng thời cũng làm cho những vấn đề “nóng” của Đa Hội, tạm thời bị lãng quên. Người dân Đa Hội, các cơ quan quản lý của địa phương… tất cả đang nỗ lực tìm cách đưa làng nghề sắt thép Đa Hội vượt qua cơn khủng hoảng này. Tuy nhiên, bài toán đặt ra là “giải cứu” Đa Hội theo hướng nào, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển cả làng nghề. Trước mắt, việc duy trì được sản xuất ở Đa Hội, đồng nghĩa với việc cứu hàng ngàn người lao động khỏi thất nghiệp. Việc phục hồi sản xuất của Đa Hội, tất nhiên còn phụ thuộc vào những yếu tố khách quan như sự phục hồi của kinh tế trong nước và thế giới, nhưng sẽ duy trì được bao lâu, nếu vẫn để Đa Hội phát triển theo kiểu manh mún vốn có. Hơn nữa, sản phẩm làm ra vẫn phải “mượn bóng kẻ khác”, chất lượng thật không thể cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường, điều đó sớm muộn sẽ đẩy Đa Hội vào “ngõ cụt”. Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường và sức khoẻ của người dân vốn đã nhức nhối lại càng nhức nhối thêm…

Đa Hội sẽ đi về đâu và lời giải thích nào cho sự phát triển bền vững của một làng nghề bền vững, giàu truyền thống này? Câu trả lời khả dĩ nhất là phải thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn kinh tế, môi trường và chất lượng. Sự đình trệ sản xuất ở Đa Hội là điều chẳng ai mong muốn, nhưng sẽ là dịp để nhìn lại cái được, mất của một làng nghề và từ đó tìm ra hướng phát triển bền vững trong tương lai.

Xem Thêm

Đắk Lắk: Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng
Ngày 10/5/2024, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk (Hội thành viên của Liên hiệp hội tỉnh) đã tổ chức Hội nghị khởi động Dự án Xây dựng mô hình nông lâm nghiệp và du lịch cộng đồng, cải thiện sinh kế đồng bào dân tộc thiểu số xã Đắk Phơi, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.

Tin mới

Lâm Đồng: Thăm, tặng quà các nhà khoa học trong tỉnh
Ngày 14/5, Liên hiệp Hội tỉnh (Liên hiệp Hội) và Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức đi thăm các tổ chức khoa học và công nghệ thành viên và các chuyên gia, nhà khoa học đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển phát triển khoa học công nghệ của tỉnh nhân kỷ niệm Ngày KH&CN Việt Nam 18/5.
TSKH Phan Xuân Dũng: Sự ghi nhận, tin tưởng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân là điểm tựa để đội ngũ trí thức KH&CN cống hiến
TSKH Phan Xuân Dũng - Chủ tịch VUSTA là một trí thức dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp KH&CN, với nhiều dấu ấn đậm nét cho sự phát triển KH&CN nước nhà. Chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, TSKH Phan Xuân Dũng đã có những chia sẻ cùng trang tin Vusta.vn về cuộc đời cống hiến cho KH&CN, những mong mỏi với đội ngũ trí thức KH&CN và sự phát triển của KH&CN nước nhà trong bối cảnh mới.
Khai thác những cơ hội mới trong việc ứng dụng công nghệ vào y tế
Trong hai ngày 09-10/5 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Diễn đàn quốc tế Y dược thông minh Việt Nam - Smart Health VietNam 2024 đã được tổ chức với chủ đề "Công nghệ chuyển đổi số ngành y tế". Phó Chủ tịch VUSTA Phạm Ngọc Linh đã tham dự và có phát biểu tổng kết tại diễn đàn toàn thể sự kiện.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Chúng ta chắc chắn sẽ vượt qua thách thức và có những phát triển bứt phá
Ngày 15-5, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và 65 năm ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024). Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng đã tham dự và có bài phát biểu tham luận tại buổi lễ. Vusta.vn xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch Phan Xuân Dũng.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ (KHCN) Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ KH&CN (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024 với chủ đề "KHCN và đổi mới sáng tạo – Nâng tầm vị thế quốc gia".
Sơn La: Đóng góp ý kiến 5 Dự thảo Luật
Trong các ngày 09-10/5 và 13/5/2024, Liên hiệp Hội tỉnh Sơn La đã tổ chức các Hội thảo tư vấn tham gia ý kiến đối với 05 dự án Luật, gồm: Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản Văn hoá (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi). Bà Phạm Thị Hà – Chủ tịch Liên hiệp Hội Chủ trì các hội thảo.
Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng; Cần tin tưởng, tạo điều kiện cho đội ngũ trí thức để họ cống hiến
“Hà Nội cần tiếp tục tin tưởng hơn nữa, trao cho đội ngũ trí thức các điều kiện, đặc biệt là cơ chế chính sách để họ đủ dũng khí, dám nói, dãm nghĩ, dám làm, dám hành động hơn nữa, điều này sẽ góp phần để đất nước, thủ đô phát triển nhanh hơn, bền vững hơn và sẽ đạt tầm cao mới…” đây là phát biểu của Chủ tịch Vusta Phan Xuân Dũng tại hội nghị.