Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 06/11/2006 23:38 (GMT+7)

Làm khoa học để “tinh thần như được nắng ấm chiếu vào”

Hơn nữa, khi có những thắc mắc, có nhu cầu cần được sự hướng dẫn của các nhà khoa học Việt Nam (trong nước và hải ngoại), bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Vietsciences (http://vietsciences.free.fr; vietsciences.org - có thể là câu trả lời thỏa đáng.

Nhà giáo Võ Thị Diệu Hằng - hiện đang sống tại Pháp - đã lập nên Vietsciences vì nghĩ rằng “Dòng nước có chảy đi xa mấy, cũng sẽ trở về nguồn”.

Năm 2002, trong một lần về thăm quê hương, chị Võ Thị Diệu Hằng nhận thấy Internet đã phát triển rất mạnh tại Việt Nam . Khi trở lại Pháp, chị nghĩ ngay đến việc sử dụng công cụ này để phổ biến kiến thức khoa học nhằm hỗ trợ cho thanh niên, sinh viên Việt Nam trong việc học tập, nghiên cứu. Tuy nhiên, việc thiết lập một cơ sở dữ liệu ban đầu đòi hỏi  rất nhiều công sức, thời gian; cộng thêm việc liên lạc với các nhà khoa học trong và ngoài nước để mời cộng tác bài vở và giúp giải đáp thắc mắc khi bạn đọc có nhu cầu. Vì vậy, mãi đến tháng 02-2004, Vietsciences mới chính thức ra đời.

Đến nay sau hai năm hoạt động, Vietsciences đã phát triển như một tạp chí khoa học phổ thông dưới dạng điện tử với hàng trăm học giả, nhà giáo có uy tín đóng góp nội dung. Tất nhiên, chiếm số lượng lớn và đa dạng về nội dung là các bài viết của chị Diệu Hằng, người sáng lập và điều hành Website này.

Các học giả, giáo sư trong nước có thể kể ra Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Văn Đạo, Nguyễn Văn Hiệu, Trần Văn Khê, Chu Phạm Ngọc Sơn, Hoàng Tụy... Các vị hiện sống, làm việc ở hải ngoại có Lê Văn Cường, Nguyễn Quang Riệu, Trần Văn Thọ, Trịnh Xuân Thuận, Trương Nguyên Trân... Qua diễn đàn của Vietsciences, bạn đọc có thể trao đổi ý kiến hoặc nêu những thắc mắc và sẽ được các học giả, nhà khoa học hỗ trợ nhiệt tình.

Vietsciences là một kho tư liệu khá đồ sộ về  xã hội, văn hóa, lịch sử Việt Nam qua các mục: Lịch sử, văn học và văn hóa Việt Nam; Tiểu sử danh nhân Việt nam và danh nhân thế giới; Danh ngôn và các giai thoại khoa học; Lịch sử các phát kiến, phát minh khoa học; Lý thuyết của các ngành khoa học cơ bản như vật lý, vật lý thiên văn, hóa học, toán, sinh vật… Về các giải thưởng khoa học, các thực nghiệm khoa học…

Với chị Hằng, chăm sóc Vietsciences tốn nhiều nhất không phải là tiền bạc vật chất, mà là thời gian. Chị cho biết, ngoài sự hỗ trợ về kiến thức chuyên môn, chị không nhận bất kỳ khoản tài trợ nào khác.

Những lời tâm huyết

Có lẽ những lời lẽ hơi đường đột trong bức email của tôi bày tỏ mong muốn tìm hiểu về người sáng lập và điều hành Vietsciences đã khiến chị Hằng thận trọng (cũng có thể vì chị quá bận rộn công việc). Phải đợi khá lâu tôi mới nhận được hồi âm của chị.

Thay vì viết ra những lời biểu lộ sự khâm phục, ngợi ca con người và việc làm của chị Hằng, với lòng trân trọng, tôi mạn phép chị trích ra những lời tâm huyết, chân tình của chị để bạn đọc cảm nhận rõ hơn về Vietsciences và về chị.

“Mỗi dịp đi hội thảo nước ngoài, anh Nguyễn Lân Dũng gặp điều gì hay thường đưa lên Vietsciences để phổ biến cho sinh viên; anh cho biết các sinh viên rất mừng khi đọc được giáo trình có hình ảnh rõ ràng trên Vietsciences. Anh Võ Hồng Thái đã gởi cho Vietsciences đăng những bài hóa học mà anh biên soạn thật tỉ mỉ, chỉ cách học, viết mấy trăm phản ứng hóa học để giúp các học sinh ôn thi vào đại học.

Mong ước của tôi là nhờ những giáo sư trong mọi ngành soạn giáo trình để đăng lên cho các sinh viên và nghiên cứu sinh tham khảo, nhưng không phải dễ vì giáo trình đại học ở hải ngoại chỉ là photocopy các bài tóm lược được phát cho sinh viên để họ chuẩn bị trước khi đi nghe giảng. Giáo sư chỉ giúp những viên gạch và hồ, sinh viên phải tự xây lấy. Mỗi trường đại học hay trung học đều có thư viện đầy ắp sách chuyên môn, có thể mượn về nhà. Các giáo sư tại chức thì phải vừa dạy vừa nghiên cứu, nên tôi chỉ có thể “ăn hiếp” các giáo sư về hưu một ít thôi vì họ cũng dành thời giờ để viết sách.

Tôi cũng muốn giúp bằng cách scan sách và cho lên mạng, nhưng vấn đề bản quyền ở nước ngoài rất khắt khe. Tôi cũng đã xin dịch những bài thuyết trình của các nhà khoa học đoạt giải Nobel, nhưng bị Nobel Foundation từ chối. Ngoài ra, chúng tôi băn khoăn không biết giúp sinh viên bằng cách nào vì từ ngữ Việt chưa thống nhất, nhất là những ngành mới, nên không một giáo sư ở nước ngoài nào dám viết giáo trình bằng tiếng Việt. Do đó chúng tôi mong đợi Hàn lâm viện Việt Nam soạn thảo và thống nhất tiếng Việt càng sớm càng tốt.

Trước khi đưa lên mạng một bài, tôi đọc kỹ những gì tác giả viết, dò từng chữ bởi nếu tên một nhân vật hay một một địa danh bị đánh máy sai, sẽ gây khó khăn cho học sinh. Do đó theo tôi, những từ khoa học, tên nhân vật, tên địa danh hay tên khoa học nên viết theo tiếng Anh mà không phiên âm ra tiếng Việt, vì học sinh không chỉ giới hạn ở cấp bậc trung học. Tiếp theo, phải tìm kiếm hình ảnh minh họa thích hợp, gọt rũa sao cho rõ mà nhẹ. Tải một bài nặng nề sẽ chậm trong lúc chúng ta ngày càng ít kiên nhẫn, vả chăng không phải ai cũng có khả năng trả tiền Internet vì đối tượng của tôi là sinh viên học sinh ở tại Việt Nam . Tôi như nhà nghèo cố sao biến chế cho có bữa cơm ngon mà ít hao tốn.

Một mình nuôi trang web, như một người mẹ đơn chiếc nuôi con mọn, ngày nào cũng phải chăm sóc kiếm thức ăn ngày càng có chất lượng cho “con” khỏi èo uột. Lại phải canh chừng kẻ dữ tấn công nó, phải học làm thầy thuốc chữa bệnh cho nó cho đến suốt cuộc đời nó. Nó càng lớn, trách nhiệm của tôi càng nặng, có khi tôi cảm thấy mình thấm mệt.

Mỗi lần tôi mời giáo sư bảo trợ hay cộng tác viên, mọi người đều vui vẻ nhận lời sau khi biết mục đích của Vietsciences. Tôi cảm động không phải vì được giúp đỡ mà chính vì cảm nhận được tình cảm của Người Việt đối với đất nước. Dòng nước có chảy đi xa mấy, cũng trở về nguồn. Và đền bù vào những nhọc nhằn không thể tránh được đó, tôi có thêm nhiều bạn mới khắp nơi. Khi nhận những câu khen tặng của độc giả, tôi nghĩ rằng mình đã làm điều có ích nên rất vui.

Trang Vietsciences chỉ mới hơn hai tuổi. Có khi bất chợt tưởng tượng rằng nhiều năm sau nữa, nếu Vietsciences được nuôi dưỡng bởi nhiều nhà trí thức Việt Nam, và nước Việt Nam mình có được một người lãnh giải Nobel khoa học, là lưng và mắt tôi bớt mỏi, tinh thần như có nắng ấm chiếu vào.

Cám ơn con người đã phát minh ra Internet!”.

Trước năm 1975, chị Diệu Hằng là giảng viên Đại học Vạn Hạnh và dạy môn toán, môn hóa tại một số trường trung học ở Sài Gòn. Năm 1988, chị cùng gia đình sang Pháp, sống ở vùng ngoại ô Paris . Từ vốn kiến thức toán học và thông thạo Anh, Pháp ngữ, chị Hằng nhanh chóng “bén duyên” với máy tính. Ở Pháp, ngoài việc dạy học, chị từng tham gia thiết kế… ô tô, máy bay! Kể cả chuyện lập trình, thiết kế và quản trị trang web… đều do những tháng ngày cặm cụi nghiên cứu không mệt mỏi của chị.

Nguồn:Echip, vnn.vn, 10/10/2006

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…

Tin mới

Hà Giang: Tổng kết hoạt động năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm 2025
Ngày 16/01, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) tỉnh Hà Giang đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành (BCH) Liên hiệp hội nhằm tổng kết hoạt động năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; tham dự hội nghị có đại diện Ban Dân vận Tỉnh uỷ, một số sở, ngành, hội thành viên Liên hiệp hội tỉnh.
TSKH Nghiêm Vũ Khải: Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.