Lại bàn về trúng phong
Loại Trúng phong
Theo sách “Trung y đại từ điển” thì Loại trúng phong là tên bệnh, gọi tắt là Loại trúng.
1. Nói bệnh trúng phong là do phong tà từ trong sinh ra (nội phong) xem thiên Trúng phong sách “Y kinh tố hồi tập”). Nguyên nhân là do không phải trúng phong tà từ bên ngoài, cho nên cũng gọi là phi phong (không phải phong). Phản nhiều gây nên do thận âm bất túc, tâm hỏa bốc mạnh, can dương bốc lên, can phong nội động, hoặc khí hư huyết hư, hoặc thấp đàm ủng thịnh, hóa nhiệt sinh phong.
Thiên Trúng phong sách “Lâm chứng chỉ nam y án” của Hoa Trụ Vân nói: “Can là tạng phong, do tinh huyết suy hư hao tổn, thủy không tư dưỡng được mộc, mộc tí tươi tốt, cho nên Can dương thiên thắng, nội phong có lúc bốc lên”.
Thiên Trúng phong sách “Loại chứng trị tài” có nói: “Ông Hà Gian chủ về hỏa, cho rằng tâm hỏa bốc mạnh, thận thủy suy hư. Ông Đông viên chủ về khí nói rằng bị trúng đột ngột là bản khí tự bị bệnh. Ông Đan Khê chủ về đàm, nói rằng thấp sinh đàm, đàm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong”. Tất cả đều nói rõ nguyên nhân loại trúng phong khác với chứng Chân trúng phong.
2. Nói về 8 loại chứng bệnh giống như trúng phong sách “Y tông tất đọc” có chia ra: Trúng Hỏa, trúng Hư, trúng Thấp, trúng Hàn, trúng Thử, trúng Khí, trúng Thực, trúng Ác. Những chứng bệnh này trên lâm sàng biểu hiện như chứng trúng phong, song thực ra không phải là trúng phong.
3. Sách “Y tôn kim giám” cũng nói thêm: Loại trúng phong còn gọi là thi quyết (một trong các chứng quyết), người lạnh toát cứng đờ như một xác chết nhưng mạch vẫn còn đạp. Tuy bỗng nhiên hôn mê bất tỉnh nhân sự, giống như chứng Chân trúng phong song không thấy miệng mắt méo lệch, tê liệt nửa người, không cử động được. Căn cứ vào đây mà phân biệt Chân trúng phong và Loại trúng phong.
4. Sách “Y học tâm ngộ” cũng nói rõ về Loại trúng phong như sau:
Loại trúng phong tức là Hỏa trúng, Hư trúng, Thấp trúng, Hàn Trúng, Thử trúng, Khí trúng, Thực trúng (về ăn uống), Ác trúng. Tất cả có 8 loại, cũng giống như Chân trúng phong nhưng thực ra lại khác nhau. Song Loại trúng phong có khi cũng kèm theo với Chân trúng phong, phải quan sát kỹ hình và chứng để phân biệt. Phàm là chứng Chân trúng phong thì phải liên quan đến kinh lạc, phần nhiều cho thấy có triệu chứng méo xệch, bại liệt, tất nhiên là khác với chuyên khí gây bệnh của Loại trúng phong. Song phong nhân thế của hỏa, tà cũng nhân cơ thể hư nhược mà xâm nhập, hàn và phong cùng giao tranh, thử với phong cùng bốc lên, cũng do ăn uống mà gây nhiễm phong tà, biến chứng đủ loại và có nhiều, cho nên cần phải phân biệt rõ ràng tỉ mỉ. Nếu đúng là Chân trúng phong thì dùng phép khu phong đã nói ở trên. Nếu đúng là Loại trúng phong thì điều trị theo môn này. Nếu đúng là Chân trúng phong lại kiêm cả Loại trúng phong nữa thì kết hợp cả phương pháp của hai môn này mà điều trị làm như vậy mới không sai. Nay ghi rõ dưới đây các chứng thuốc về Loại trúng phong để người đọc khi xem đến đã rõ rồi:
Một là Hỏa trúng”Hỏa từ ngoài đến gọi là giặc, là thực hỏa. Hỏa từ trong sinh ra gọi là con, là hư hỏa. Chứng trúng Hỏa là do an dưỡng nghỉ ngơi không thích hợp, tâm hỏa bốc lên dữ dội, thận thủy suy hư, không chống chế được, cho nên đột nhiên ngất xỉu hôn mê, không thể bảo đó là thực hỏa. Nếu như tức giận động đến can hỏa, uống bài Tiêu dao tán. Tâm hỏa uất kết uống Ngưu hoàng thanh tâm hoàn. Phế hỏa ủng tắc trở ngại uống Bối mẫu qua lâu tán. Lo nghĩ làm tổn thương tỳ, uống Gia vị quy tỳ thang. Thận hỏa khô kiệt, hư hỏa bốc lên, uống Lục vị địa hoàng thang. Nếu thận kinh dương hư, hỏa không quy nguyên (về nguồn gốc), uống Bát vị địa hoàng thang, Địa hoàng ẩm tử của Lưu Hà Gian, đều là bài thuốc chủ yếu. Đó là phương pháp điều trị Hỏa trúng vậy.
Hoặc có người hỏi: Hỏa trúng mà dùng Quế, Phụ là thế nào? Trả lời: Thận dương bay bổng lên thì Đan điền bị hư lạnh. Đờm rãi ủng tắc ở trên, thủy không quy nguyên được. Mặt đỏ phiền táo, hỏa không quy nguyên được. Duy chỉ có bài Bát vị quế phụ mới dẫn được hỏa quy nguyên, hỏa về trong thủy thì thủy mới sinh được mộc, mộc không sinh phong thì phong tự dập tắt vậy.
Hai là Hư trúng:Phàm những người thể chất hư nhược, quá vất vả mệt nhọc, tổn thương nguyên khí, làm cho đờm ủng tắc, khí bốc lên, bỗng nhiên ngất xỉu hôn mê, nên dùng bài Lục quân tử thang là chính. Trúng khí bị hạ hãm thì bài Bổ trung ích khí là chủ yếu.
Ba là Thấp trúng:Thấp trúng tức là đàm trúng. Phàm người hay thích ăn đồ béo ngọt, hoặc uống rượu nặng, sữa bơ thì thấp được cảm nhiễm ngay từ bên trong (nội thụ). Hoặc sơn lam chướng khí, rừng sâu nước độc, mưa lâu trời âm u, hoặc đi xa, lội nước, ngồi chỗ ẩm ướt thì thấp được cảm nhiễm từ bên ngoài. Thấp sinh đàm, đàm sinh nhiệt, nhiệt sinh phong, cho nên cũng bỗng nhiên ngất xỉu không biết gì. Bài Thương bạch nhị trần là chủ yếu.
Bốn là Hàn trúng:Phàm người ta đột ngột bị trúng Hàn, bỗng nhiên miệng mũi thở ra hơi lạnh, tay chân lạnh toát hoặc đau bụng ỉa chảy ra nước và thức ăn chưa tiêu, hoặc cơ thể cứng đờ, cấm khẩu không nói được, tay chân run rẩy, đó là hàn tà trúng thẳng vào lý. Nên dùng bài Khương phụ thang hoặc Phụ tử lý trung thang gia Quế là chủ yếu.
Năm là Thử trúng:Phàm người ta phải làm ruộng dưới trời nắng chang chang, gay gắt, đi bộ đường trường, khi nắng nóng dồn ép, bỗng nhiên ngất xỉu, mồ hôi vã ra, mặt xạm lại như có cáu bẩn, mê man bất tinryh, phải dùng ngay Thiên kim tiêu thử hoàn đổ cho uống thì người tỉnh ngay. Thuốc này có công hiệu hồi sinh. Tất cả các loại thuốc chống nắng đều không sánh kịp với thuốc này, ở những nơi bản làng hẻo lánh nên dự phòng loại thuốc này. Sau khi đổ thuốc cho uống đã tỉnh thì dùng bài Ích nguyên tán để thanh giải, hoặc dùng bài Tứ vị hương nhu ẩm bỏ Hậu phác gia Đơn sâm, Phục linh, Hoàng liên mà điều trị. Nếu người hư nhược gia Nhân sâm. Tôi (tác giả của sách) đã nói rõ ở môn Thương thử.
Sáu là Khí trúng:Người bị thất tình (bẩy tình cảm trong con người) uất kết, hoặc tức giận động đến can khí, làm cho khí nghịch, đờm ủng tắc, hàm răng nghiến chặt, rất giống với Trúng phong. Nhưng Trúng phong thì mình nóng, Trúng khí thì mình mát, Trúng phong thì mạch phù, Trúng khí thì mạch trầm. Vả lại bệnh có nguyên nhân, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng. Nên dùng bài Mộc hương điều khí tán là chủ yếu.
Bẩy là Thực trúng:Ăn no uống say quá độ, hoặc bị tức giận, làm cho thức ăn uống bị ứ tắc lại ở vùng ngực, Vỵ khí không thông, bỗng nhiên ngất xỉu. Nên dùng Quất hồng 2 lạng, Sinh khương 1 lạng, một nhúm muối rang lên, đun lấy nước đổ cho uống để nôn ra được. Tiếp đó dùng bài Thần truật tán để điều trị. Nếu bệnh quá nặng, thì ngực dô lên, đầy ách khó chịu, bí tắc không thông, hoặc hàm răng nghiến chặt, quyết vậng bất tỉnh, nhưng ở vùng tâm còn ấm, dùng ngay bài Độc hành hoàn để công phạt. Một khi thuốc đã nuốt qua hòng rồi, người bệnh hoặc nôn ra được, hoặc đi tả được, tự nhiên dần tỉnh lại. Nếu đi tả không cầm, cho uống nước cháo nguội thì tả cầm ngay.
Tám là Ác trúng:Đến nơi mồ mả, vào nơi đến miếu, nhà lạnh lẽo âm u, ở lại quá lâu, làm cho tà khí xâm phạm, cảm nhiễm bỗng nhiên nói năng lung tung, bừa bãi, hoặc mặt mũi xanh xám, hôn mê không biết gì. Dùng ngay Thông khương thang (nước hành gừng) đổ cho uống, tiếp đó dùng bài Thần truật tán để điều trị, hoặc dùng bài Tô hợp hoàn cũng tốt.
Những bài thuốc dùng để điều trị 8 triệu chứng thuộc loại trúng phong nói trên, trong đó có một số bài mà chúng ta thường gặp như bài Lục vị địa hoàng thang, bài Bát vị Quế phụ, bài Bổ trung ích khí v.v… nên không liệt kê cụ thể, còn lại xin giới thiệu mấy bài như sau:
Bài Thương bạch nhị trần thang: tức là bài Nhị trần thang gia Thương truật, Bạch truật, mỗi vị một đồng cân.
Bài Tứ vị hương nhu ẩm gồm có: Hương nhu, Biển đậu, Hậu khác (tẩm nước gừng, sao) mỗi vị một đồng cân 5 phân, Cam thảo chích 5 phân.
Bài Mộc hương điều khí tán: Bình can khí, điều hòa Vỵ khí.
Bài thuốc gồm có: Bạch đầu khấn nhân (bỏ vỏ) tán nhỏ. Đàn hương, Mộc hương mỗi vị 1 lạng, Đinh hương 3 đồng cân, Hương phụ (chế) 5 lạng, Hoắc hương 4 lạng, Cam thảo chích, Sa nhân, Trần bì mỗi vị 2 đồng cân.
Những vị nói trên cùng tán thành bột nhỏ. Mỗi lần uống 2 đồng cân, cho mấy hạt muối vào hòa lên uống.
4. Bài Thần truật tán: Bài thuốc này chữa tà khí lây lan theo mùa, phát sốt nhức đầu, bị thương thực, nước uống vào đình trệ không tiêu, vùng ngực bụng đầy đau, nôn mửa, tiêu chảy, đồng thời giải được uế khí, tà khí, trừ sơn làm chướng khí (với rừng thiêng nước độc), quỷ ngược thi chú, cùng các chứng trúng thực, trúng ác, hiệu quả rất nhanh, tôi (tác giả của sách) thường cho uống bài này một cách phổ biến, uống vào là bệnh khỏi ngay, không có ca nào là không hiệu nghiệm.
Bài thuốc gồm có: Thương truật (sao với đất vách lâu ngày, Trần bì, Hậu phác tẩm nước gừng sao, mỗi vị 2 cân, Cam thảo chích 12 lạng, Hoắc hương 8 lạng, Sa nhân 4 lạng. Các vị cùng tán nhỏ, mỗi lần uống từ 2 - 3 đồng cân, hòa với nước sôi để uống.
Bài Độc hành hoàn: Chữa bị trúng thực rất nặng, ngực dô lên đầy ách, đã dùng phương pháp cho nôn ra (thổ pháp) nhưng không có hiệu quả, nên dùng bài thuốc này để công phạt. Nếu hôn mê bất tỉnh, chân tay cứng đờ, nhưng vùng tâm còn ấm thì cậy răng ra đổ thuốc cho uống. Bài thuốc gồm có: Đại hoàng (sao với rượu), Ba đậu (bỏ vỏ, bỏ dầu), Can khương, mỗi vị đều 1 đồng cân.
Các vị tán bột, trộn với nước gừng làm viên to như viên đậu nành. Mỗi lần uống từ 5 - 7 viên, hòa tan với nước gừng để uống. Nếu sau khi uống, đi tả không ngừng, cho ăn một bát cháo lạnh là cầm ngay.
6. Bài Tô hợp hoàn: Chữa chứng ho lao, cốt chưng, vùng tâm đau, hoắc loạn, thổ, tả, thời tà quái ác, sốt rét do sơn lam chướng khí, dịch lệ, ứ huyết, bế kinh, huyễn tịch (đau như báng hòa ở trong bụng (đinh độc, trúng phong động kinh, trúng khí đám quyết, hôn mê).
Bài thuốc gồm có: Bạch truật, Thanh mộc hương, Tê giác, Hương phụ sao (bỏ lông), Chu sa (thủy phi), Kha lê lặc (Kha tử nướng) lấy cùi, Đàn hương, An túc hương (nấu với rượu thành cao), Trầm hương, Xạ hương, Đinh hương, Tất bát, mỗi vị hai lạng, Long não, Huân lục hương (tán rồi để riêng), Tô hợp hương, mỗi vị 2 lạng.
Các vị thuốc nói trên tán bột, dùng cao An tức hương và dầu Tô hợp hương, trộn với mật làm viên, mỗi viên to như 1 viên bi (viên đạn), cho vào trong quả sáp gắn kín, bọc lụa hồng, đeo ở vùng tâm, các tà ma quỷ quái không dám gần.