Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 31/08/2006 17:32 (GMT+7)

Kỹ thuật tưới nước cho cà phê

Trước hết người trồng cà phê cần nắm chắc một số đặc điểm của cây trồng: mỗi khi mùa mưa kết thúc, quả cà phê trên cây đã chắc và chín thì nhịp độ sinh trưởng cây cà phê chậm lại. Các quá trình hút nước và tiếp nhận chất dinh dưỡng hạn chế dần đến mức thấp nhất. Lúc này trong nội tại cây cà phê có sự trao đổi chất để phân hóa mầm hoa. Khi mầm hoa đã thành thục vào khoảng tháng 2 hàng năm thì quá trình ra hoa tự nhiên bắt đầu. Cây chỉ cần một lượng mưa nhỏ từ 5-7 mm thì vài ngày sau cà phê sẽ trổ hoa. Thường những trận mưa đầu mùa lượng nước ít và sau đó trời tiếp tục nắng, nếu chỉ dừng lại ở lượng nước như vậy, cà phê chưa đủ sức ra hoa mà sẽ bị khô, lá cành chết rụng dần thành trơ trụi.

Do vậy, người trồng cà phê cần có sự chuẩn bị nước tưới bồi theo các trận mưa và nếu tưới đậm, cây cà phê sẽ phát dục hoàn toàn, năng suất sẽ cao hơn. Trước mỗi mùa tưới, nghĩa là sau khi thu hoạch trái xong, phải tiến hành ngay công việc tạo hình, sửa tỉa cành. Các cành không có hiệu quả phải cắt bỏ để tập trung nước và chất dinh dưỡng cho các cây còn lại.

Sau đó, làm bồn và làm cỏ. Làm bồn xung quanh gốc ngoài tác dụng giữ nước khi tưới còn có mục đích bón phân không bị trôi rữa nếu gặp mưa to. Khi làm bồn, cũng kết hợp bón phân hữu cơ, phân chuồng. Tỉa cành nhằm tránh giao cành giữa các cây làm hạn chế lượng ánh sáng mặt trời chiếi xuống vườn dễ sinh bệnh. Gom hết các cành, lá bị bịnh, bị khô đưa ra khỏi vườn đốt. Tránh đốt gần gốc cây ảnh hưởng đến cà phê.

Tất cả các khâu nói trên đều cần thực hiện nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng sinh thực, làm cho cà phê có điều kiện phân hóa mầm hoa sớm và đầy đủ hơn. Ở tỉnh Daklak và vùng phụ cận, cà phê ra hoa thường vào khoảng 5-10 tháng 2, tùy thời tiết hàng năm mà có thể xê dịch ít ngày. Vì vậy thời gian tưới nước trước sau thời điểm trên là hiệu quả nhất.

Thực tế cho thấy, nếu vườn cà phê có hàng cây chắn gió tốt và mỗi gốc được làm bồn đúng kỹ thuật thì có thể 5-7 ngày mới tưới một lần. Mỗi lần tưới nên theo dõi mầm hoa. Lúc mầm hoa nhú dài khoảng 10mm là tưới hiệu quả nhất. Về lượng nước, lần tưới đầu mùa nên tưới đậm: khoảng 600 lít/gốc. Các lần sau hạ xuống dần còn 400-300 lít/gốc (hố), cách 10-15 ngày tưới 1 lần.

Có hai cách tưới, tưới phun bằng béc và tưới dí bằng ống. Tưới phun cần bố trí béc hợp lý, không để sót vườn không tưới được và đủ nước, thường là đất phải thấm nước được từ 20cm trở lên. Tưới dí, lượng nước tập trung hơn nhưng dễ bị xói lở. Khi tưới cần lót rác hoặc vật cản ở đầu vòi nước ra để tránh nước xâm thực xói bồn và ảnh hưởng rễ cây.  


Nguồn: Khoa học phổ thông, 1996, số 308

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.