Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/06/2011 21:00 (GMT+7)

Kỹ thuật nuôi dế

Nuôi dế rất đơn giản, tuy nhiên để nuôi dế đạt hiệu quả cao chúng ta cần phải tuân thủ một số chỉ dẫn sau:

I.Đặc điểm

Tùy diện tích của từng gia đình mà chỗ để dế rộng hay hẹp. Người nuôi có thể tận dụng sân trước nhà, sân thượng, nhà kho, hành lang… hoặc khu đất trống. Song, nơi nuôi dế nhất thiết phải có mái che, thoáng mát về mùa hè, kín gió về mùa đông. Dế sinh sản nhanh, nếu nuôi với số lượng lớn phải mở rộng diện tích, từ vài chục m 2đến vài trăm m 2trở lên và xếp các thùng thành nhiều tầng để tăng diện tích nuôi.

II. Dụng cụ nuôi dế

Để nuôi dế ta cần những dụng cụ đó là: thùng, nắp đậy, giá để cho dế đậu, khay cho dế đẻ, khay thức ăn, khay đựng nước uống và bình phun sương.

1. Thùng nhựa: cỡ 60 lít, không nên dùng chậu nhựa, thùng xốp vì dế bò, leo ra ngoài đi mất.

2. Nắp đậy: thường dùng bằng lồng bàn, hoặc tận dụng luôn nắp thùng nhựa đục nhiều lỗ nhỏ cho thoáng khí.

3. Giá thể dế đậu: dế thích leo đậu nên dùng rế bắc nồi làm giá thể, mỗi thùng từ 2-3 cái trở lên. Giai đoạn dế 30-50 ngày tuổi, ta xếp 5-6 cái dễ mỗi thùng, xếp chồng lên nhau.

4. Khay đựng thức ăn: thức ăn của dế là cỏ, lá cây và cám. Do vậy người nuôi dế dùng loại nắp nhựa hoặc miếng mica đựng cám, không nên dùng bát vì thành quá cao dế không chèo vào được để ăn, hoặc vào được thì không ra được, dế sẽ bị chết.

5. Khay đựng nước uống: dế uống không nhiều nước nhưng cũng cần có khay uống nước, khay cao từ 0,5-0,7 cm là vừa, thành khay cao quá dế sa vào dễ bị chết đuối, đặc biệt là dế nhỏ.

6. Khay cho dế đẻ: thường đúc bằng xi măng cát, cao 2 cm, đường kính 15 cm, có vành mép rộng giống như chiếc gạt tàn thuốc lá, để dế đứng lên đẻ trứng, phần giữa khay được khoét sâu đựng đất tươi xốp, mịn và có độ ẩm thích hợp cho dế để trứng. Mỗi một thùng, phải chuẩn bị từ 20 - 25 khay.

7. Bình phun sương: bình phun sương bán nhiều ở thị trường, loại bình nhỏ cầm tay phun nước cho hoa. Dùng để phun sương lên lá, cỏ cho dế ăn và phun vào các khay dế để trứng.

III. Chọn giống dế

Dế giống cần khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cánh mượt, con đực gáy to, con cái phải có bụng lớn. Tỷ lệ đực/cái thường là 1/2, hoặc 1/3.

Chú ý: cách phân biệt dế đực và dế cái, dế đực phần đầu thường lớn, phận bụng thuôn nhỏ, cánh có màu đen hoặc pha nâu và gáy vang (chỉ có dế đực mới gáy). Dế cái bụng lớn, vì nó mang nhiều trứng, cánh đen nhánh và bóng láng, đặc biệt ở phần đuôi có máng đẻ trứng thò dài.

IV. Thức ăn của dế

Thức ăn của dế chủ yếu là các loại cỏ, các loại lá cây non, chúng rất thích lá mạ non. Ngoài ra dế còn ăn cả vỏ dưa hấu, dưa gang, dưa chuột. Khi dế lớn bằng hạt đậu đen thì thức ăn chủ yếu là cám công nghiệp.

V. Kỹ thuật nuôi

1. Nuôi dế con: dế con khi mới nở nhỏ bằng con kiến gió, rất linh động. Ta cho dế ăn rau sà lách, lá khoai lang non hoặc lá mạ non. Cho uống nước bằng cách phun mù lên lá. Khoảng 10 -15 ngày sau, dế to bằng hạt gạo. Lúc này cho dế ăn cám và uống nước bày khay.

Sau khi lột xác, dế lớn rất nhanh (dế lột xác 3 lần). Giai đoạn này, người nuôi phải san thùng để đảm bảo mật độ. Mỗi thùng 60 lít chỉ nuôi 3.000 - 4.000 con. Khi dế được 20 ngày tuổi, chỉ để mỗi thùng 1.500 - 2.000 con, tới giai đoạn mọc cánh thì mỗi thùng chỉ chứa 500 - 700 con là hợp lý.

2. Nuôi dế nhỡ

Dế từ 30-45 ngày tuổi, thời kỳ này dế ăn rất khỏe, ta phải tăng cường bổ sung thêm thức ăn, thức ăn giai đoạn này chủ yếu là cám. Tuy nhiên, không cho thức ăn quá nhiều tránh để dế vào bới tung, vương vãi lãng phí thức ăn, bổ sung thêm nước sạch cho dế uống và cho thêm rế để dế đậu.

3. Nuôi dế trưởng thành

Dế được 45-60 ngày tuổi là giai đoạn dế trưởng thành và bước vào sinh sản. Để đảm bảo tỷ lệ đực, cái thích hợp cần san đàn, và xếp thêm rế để tăng diện tích cho dế. Trong giai đoạn này, khi thấy dế gáy 2-3 ngày là đủ thời gian dế cái đã thụ tinh.

4. Cho dế đẻ: trong một, hai ngày đầu, dế đẻ rải rác trên bó cỏ nhưng trứng này ít được thụ tinh. Từ ngày thứ 3 trở đi ta mới bắt đầu thu trứng, khoảng 6 giờ chiều, người nuôi đưa khay vào cho dế đẻ, khay phải chứa đầy mặt một lớp đất mịn, ẩm. Dế chỉ đẻ vào ban đêm, sáng hôm sau người nuôi lấy khay ra đánh số và đưa vào chỗ ấp nở. Không nên để khay qua ban ngày vì dế đào bới lung tung, hỏng trứng. Một con cái có thể đẻ 600 - 700 quả trứng, đẻ liên tục từ 20-25 ngày thì hết trứng và chúng chết.

5. Ấp trứng: Khay trứng được lấy ra hàng ngày và đưa vào thùng ấp. Hàng ngày phun ẩm cho khay từ 2-3 lần, tránh phun quá nhiều làm trứng bị ung. Chú ý phun từng khay một, không phun trực tiếp trong thùng. Bình thường 7-10 ngày sau đẻ thì trứng nở, nếu rét thì thời gian kéo dài 15 - 20 ngày. Chú ý, phải nhớ số ghi ở khay để dế nuôi nở đồng đều cùng một đợt.

6. San thùng: đặt thùng dế nghiêng, dế sẽ dồn xuống mặt nghiêng, theo tư thế những con to thường lao về phía trước (phía mặt thùng). Ta dùng miếng bìa mỏng to bằng bàn tay và gạt nhẹ nhàng những con to sang thùng khác. Đây là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất.

7. Vệ sinh chuồng nuôi và phòng trừ bệnh

- Vệ sinh chuồng nuôi: dế rất ưa sạch, thích điều kiện khô ráo, thoáng đãng, những nơi có cỏ cây tươi tốt và nguồn thức ăn phong phú. Vì vậy, trong thùng nuôi chúng ta phải giữ gìn, vệ sinh cho dế. hàng ngày làm vệ sinh lau khô đáy thùng, không đổ thức ăn, nước uống vương vãi làm ô nhiễm nền thùng, không để khói, mùi lạ, thuốc bảo vệ thực vật vào thùng nuôi dế.

Phòng trừ dịch bệnh: dế có khả năng chống bệnh tốt, ít bị bệnh, tuy nhiên, cần hạn chế chúng đánh nhau to tranh giành thức ăn, chỗ ở và bạn tình. Đồng thời phòng chống địch hại cho dế như: cóc, nhái, gà vịt, chim, kiến, chuột…/.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.
Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.