Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 08/06/2011 23:19 (GMT+7)

Kỹ sư Nguyễn Quốc Kiệt: "Cha đẻ" của thương hiệu “Gà ta Gò Công”

Ông Kiệt cho biết: Để lai tạo được giống gà ta Gò Công, ông cho giống gà tàu thả vườn lai với giống gà Rhode (một giống gà có nhiều ưu điểm của nước Anh), nở ra giống gà F1 là Rhoderi. Sau đó gà F1 Rhoderi được lai với gà nòi Gò Công, cho ra loại gà giống F2 gọi là “Gà ta Gò Công”. Các con giống đầu nguồn bố mẹ được ông Kiệt lựa chọn kỹ lưỡng, việc lai tạo đúng kỹ thuật, đảm bảo độ thuần chủng đến 100%.

Những ngày đầu mới thành lập, HTX Chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản Gò Công (gọi tắt là HTXGà ta Gò Công) chỉ có 100 con gà và một máy ấp trứng. Nhờ mạnh dạn đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, hệ thống chuồng trại khép kín, đến nay với 30 máy ấp trứng, mỗi tháng HTX sản xuất được hơn 100.000 con gà giống gà ta Gò Công.

Bên cạnh trại nuôi gà tập trung, HTX còn có 28 trại nuôi gà vệ tinh của 28 hộ xã viên thuộc các xã Long Hưng, Long Hòa, Tân Trung... Đàn gà thường xuyên được các kỹ sư, kỹ thuật viên chăn nuôi theo dõi, tiêm phòng dịch bệnh và vệ sinh chuồng trại định kỳ; người tiêu dùng hoàn toàn yên tâm khi mua sản phẩm của HTX Gà ta Gò Công.

Với những ưu điểm vượt trội cùng giá cả hợp lý, gà ta Gò Công được đông đảo khách hàng ưa chuộng lựa chọn. Đặc biệt, các nhà hàng lớn ở TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Tiền Giang… thường xuyên nhập gà ta Gò Công để chế biến những món “ruột” của mình. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, năm 2009 HTX mở thêm 2 trại nuôi gà tại Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu với quy mô trên 20.000 con/trại.

Gà ta Gò Công.

Không những có uy tín trên thương trường, HTX Gà ta Gò Công còn được chọn làm điểm trình diễn kỹ thuật sản xuất chăn nuôi gia cầm sạch của trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. Đề tài “ Lai tạo giống gà mới tại Gò Công” của kỹ sưNguyễn Quốc Kiệtgiành giải C (không có giải A) tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần VII ( năm 2008 ).

Để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm sạch phục vụ khách hàng, năm 2010, HTX Gà ta Gò Công đã xây dựng cơ sở giết mổ gia cầm do Dự án Stop Al tài trợ với trang thiết bị máy móc, dây chuyền giết mổ hiện đại. Quá trình giết mổ gia cầm được kiểm tra chặt chẽ; gia cầm trước khi giết mổ được các nhân viên thú y kiểm nghiệm một cách nghiêm ngặt, khi ra thành phẩm cũng được kiểm tra lại, nếu sản phẩm bảo đảm chất lượng mới bán ra thị trường. Nhờ vậy, sản phẩm Gà ta Gò Công luôn đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Với việc cung ứng những sản phẩm bảo đảm chất lượng và an toàn cho xã hội, HTX Gà ta Gò Công đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý: Giải Vàng thương hiệu Thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam, Thương hiệu xanh Thân thiện - Bảo vệ tốt môi trường, Cúp Vàng Top 500 thương hiệu Việt hàng đầu Việt Nam, Cúp Vàng sản phẩm ưu tú hội nhập WTO (năm 2009 và 2010).

Bản thân kỹ sư Nguyễn Quốc Kiệtngoài giải thưởngHội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang lần VIIcòn đượctặng giải thưởngDoanh nhân-Doanh nghiệp trí thức tiêu biểu năm 2010 do Liên hiệp cáchộiKH&KTViệt Nam phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Namtrao.

 

Xem Thêm

An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.
GS. Nguyễn Hữu Tăng trọn đời vì khoa học, nặng lòng vì đất nước
Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Hữu Tăng, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, một nhà vật lý lý thuyết hàng đầu, một nhà quản lý khoa học tâm huyết đã từ trần vào rạng sáng ngày 22/6/2025, hưởng thọ 89 tuổi. Sự ra đi của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn cho giới khoa học và các thế hệ học trò, đồng nghiệp.
Huỳnh Thúc Kháng: Ngòi bút sắc hơn trăm vạn quân
Được biết đến là một chí sĩ yêu nước, một nhà cách mạng và một chính khách đức độ, di sản rực rỡ và truyền cảm hứng bậc nhất của cụ Huỳnh Thúc Kháng còn ở sự nghiệp báo chí nơi ngòi bút được mài sắc thành vũ khí đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc. Tên Huỳnh Thúc Kháng cũng được đặt cho trường dạy viết báo đầu tiên ở nước ta.
Anh nông dân lớp 5 và hành trình tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật
Trong bối cảnh nông nghiệp ngày càng đòi hỏi sự đổi mới, thích ứng và sáng tạo để nâng cao năng suất và giảm chi phí lao động, một người nông dân tại Châu Phú, An Giang - dù chỉ học hết lớp 5 - đã chứng minh rằng: Tri thức không chỉ đến từ sách vở mà còn từ thực tiễn cần mẫn và khối óc sáng tạo không ngừng.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.