Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 19/06/2014 17:53 (GMT+7)

Kỷ niệm 89 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2014): Hồ Chí Minh và con đường hình thành nền báo chí Cách mạng Việt Nam

Con đường hoạt động cách mạng, cơ sở hình thành báo chí cách mạng Việt Nam

Trong suốt 30 năm hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí minh đã đến nhiều nước trên thế giới, từ Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, đến Châu Mỹ. Người nhận thức rõ con đường duy nhất, đúng đắn nhất, là con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.

Từ năm 1911, từ Bến cảng Sài Gòn, Người ra đi tìm đường cứu nước. Sau 10 năm bôn ba, tại Pháp, năm 1921, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa, nhằm tuyên truyền cách mạng trong nhân dân các nước thuộc địa. Người dung công cụ báo chí, viết nhiều bài đăng trên các báo “Người cùng khổ”, “ Đời sống thợ thuyền”,... Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân. Ở Trung Quốc, Người cộng tác với tờ  “Cứu vong nhật báo”Người sáng lập ra tờ báo tiếng Việt  “Thanh Niên”. Tháng 2/1927, Người sáng lập ra báo  “Lính Kách Mệnh”( tiền thân của báoQuân Đội Nhân Dânngày nay) dành cho đội ngũ chiến sĩ cách mạng. Trong năm Đảng ra đời, Người sáng lập ra “ Tạp chíĐỏ”,xuất bản ngày 5/8/1930. Người cũng góp phần đổi tên “Báo Đồng Thanh”thành tờ báo cách mạng với tên “ Thân Ái”. Năm 1941, về nước, Người sáng lập “ BáoViệt Nam độc lập”, nhằm mục đích: “ Kêu gọi nhân dân trẻ với già/ Đoàn kết một lòng như khối sắt/, Để cùng nhau cứu nước Nam ta”.

Từ những tác phẩm báo chí, Người đã hình thành tư tưởng đối với báo chí, coi báo chí là vũ khí đắc lực cho công cuộc cách mạng, Người viết trên “Báo Cứu quốc”số ra ngày 9/10/1945: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề cần phải chú ý đến cùng, phải coi quan trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa”. Trong thư gửi anh em văn hoá và trí thức Nam bộ, ngày 25/5/1947, Người căn dặn: “ Ngòi bút của các bạn cũng là những vũ khí sắc bén trong sự nghiệp phò chính, trừ tà”. Khi nói tại Đại hội lần thứ III, Hội Nhà báo Việt Nam, tháng 9/1962, Người nói: “ Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang viết là vũ khí sắc bén của họ.Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng. Người đã chỉ rõ “ Nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng.Đó là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta, cũng là nhiệm vụ của báo chí ta”.

Xuất phát từ sự cần thiết, quan trọng trong con đường hoạt động cách mạng của nước ta, ngày 21/6/1925, Người đã cho ra số báo “ Thanh Niên” đầu tiên, đánh dấu cho sự ra đời của báo chí cách mạng Việt Nam. Báo chí đã chính thức và công khai trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho con đường cách mạng của Việt Nam và hoạt động cách mạng của Người.

Hồ Chí Minh và chặng đường hình thành nền báo chí cách mạng Việt Nam

Nhìn lại chặng đường hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh không tách rời với hoạt động báo chí, Người đã sớm thấy vũ khí đắc lực cho cách mạng là báo chí.Người làm báo là làm cách mạng, Người sử dụng triệt để, thành thạo, sắc bén báo chí vào làm phương tiện chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.

Trải qua gần 60 năm hoạt động cách mạng, sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng  to lớn, với hơn 2.000 bài báo các loại, gần 300 bài thơ, gần 500 tranh truyện và ký. Người cùng sáng lập ra 9 tờ báo: BáoNgười cùng khổ(Le Paria năm 1922), BáoQuốc tế Nông dân(1924), BáoThanh Niên(1925), báoCông Nông(1925), BáoLính Kách mệnh(1925), BáoThân Ái(1928), Tạp chíĐỏ(1930), BáoViệt Nam Độc lập(1941), BáoCứuquốc(1942)...

Sau Cách mạng Tháng Tám, Người tiếp tục cộng tác, tổ chức và cho ra đời một số tờ báo mới.Ngày 7/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ thị thành lập Đài phát thanh Quốc gia ( nay là Đài Tiếng nói Việt Nam). Ngày 19/9/1945, Hãng tin Quốc gia ( nay là Thông tấn xã Việt Nam) cũng được thành lập. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tháng 2-1951, báo Sự Thật(tiền thân của báo Nhân Dân).

Trong hoạt động báo chí của Người, Người đã sử dụng 150 bút danh viết nên những tác phẩm báo chí xuất sắc. Người viết báo bằng nhiều thứ tiếng như: Anh, Pháp, Nga, Hán, Việt…, đăng trên nhiều báo, tạp chí ở trong nước và ngoài nước.

Nếu kể từ bài báo đầu tiên “ Vấn đề dân bản xứ” đăng trên tờ Nhân đạo “ L.Humanite” ngày 2/8/1919, thì trong suốt gần 60 năm hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh là người sáng lập, tổ chức, điều hành hoạt động, biên tập hàng chục tờ báo cách mạng trong những thời kỳ khác nhau. Hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh có thể chia thành 4 thời kỳ tương ứng với 4 giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam như sau:

Thời kỳ đầu tiên,từ năm 1919 đến năm 1930: Đây là thời kỳ người thanh niên Nguyễn Ái Quốc đang bôn ba bốn biển. Trong thời kỳ này hoạt động báo chí của người tập trung vào hai chủ đề chính là tố cáo, lên án sự thối nát bất công vô nhân đạo của chủ nghĩa thực dân và chế độ thống trị của chúng đối với các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Người đã viết " Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam" đăng trên tờ báo Nhân Đạo (L’Humanite).Năm 1921, Người tổ chức ra " Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa" và sáng lập ra tờ báo " Người cùng khổ" (Le Paria). Năm 1924, Người viết bài " Hành hình kiểu Lin-sơ", một hiện tượng hiếm có của nền " văn minh Mỹ" (viết bằng tiếng Đức) đăng trên báo Diễn đàn thế giới, cơ quan trung ương của Đảng cộng sản Đức. Năm 1924, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người sáng lập " Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở á Đông". Cuối năm 1924 đầu năm 1925, Người tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mà hạt nhân là Cộng sản Đoàn, đồng thời thai nghén ra tờ báo Thanh Niên. Đúng ngày 21/6/1925, Người cho xuất bản số đầu tiên của báo Thanh niên, cơ quan trung ương của Tổng bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, đây cũng đánh dấu một mốc son sáng lập ra nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Thời kỳ thứ hai,từ năm 1930 đến 1945: Đây là thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự tổ chức và chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người trực tiếp tổ chức vận động cách mạng trong nước, nêu cao ngọn cờ cách mạng vô sản, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh, giành độc lập, tự do và chủ quyền đất nước.Trong thời kỳ này, hoạt động báo chí của Người đi vào bí mật. Những bài báo của Người được lấy nhiều bút danh khác nhau, tháng 8/1941, Người sáng lập ra tờ “ Việt Nam độc lập” gọi tắt là Việt Lập để tuyên truyền, cổ động và tổ chức nhân dân các tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn vào các đoàn thể cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Giai đoạn này, đánh dấu một mốc son quan trọng nhất cho sự ra đời một quốc gia độc lập. Năm 1945, trong không khí chiến thắng của cách mạng Tháng Tám (19/8/1945), ngày 2/9/1945, Người đã viết và đọc bản " Tuyên ngôn Độc lập" khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được công bô toàn thế giới về một quốc gia độc lập.

Thời kỳ thứ ba,từ năm 1945 đến 1954: Đây là thời kỳ mà hoạt động báo chí của Hồ Chí Minh gắn liền với cuộc kháng chiến trường kỳ và thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp từ 1946 – 1954. Trong thời kỳ này, tác phẩm của Người nhiều về số lượng, đa dạng về thể loại khác nhau. Người đã viết tập sách như: “ Sửa đổi lề lối làm việc” (1947), “ Cần kiệm liêm chính” (1949). Người đã viết nhiều bài trên báo Sự thật, Cứu Quốc, Nhân dân và nhiều báo khác. Người đã viết khoảng hơn 135 bài cho báo Cứu quốc cơ quan tuyên truyền cổ động của Tổng bộ Việt Minh. Từ năm 1947 đến 1950, Người đã viết khoảng 24 bài cho báo Sự thật ( nay là Báo Nhân Dân), cơ quan trung ương của Đảng và một số bài cho tạp chí Sinh hoạt nội bộ của Đảng.

Thời kỳ thứ tư, từ năm 1954 đến 1969; đây là thời kỳ đất nước ta có nhiều thử thách lớn. Trong thời kỳ này Người viết hàng trăm bài báo đăng trên các báo và tạp chí trong và ngoài nước, chủ yếu là báo Nhân Dân ( với bút danh là Trần Lực, Chiến sỹ...). Cũng trong giai đoạn này Người đã viết một số tác phẩm cho các báo của Liên Xô như “ Tình hữu nghị vô sản thắng lợi”, “ Ba mươi năm hoạt động của Đảng”, “ Lênin người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam” và nhiều tác phẩm khác. Giai đoạn này, Người đã viết cho báo Nhân Dân khoảng 1205 bài, với 23 bút danh khác nhau, Người đã viết một số bài như: " Bọn đế quốc cướp nước không bao giờ có thể nô dịch dân tộc Việt Nam anh hùng" (số tháng 1/1952). Những bài như: " Lê-nin và công cuộc giải phóng các dân tộc bị áp bức” (số ra ngày 18/4/1955), bài " Quốc khánh lần thứ mười của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" (số tháng 9/1955), " Củng cố và phát triển sự thống nhất tư tưởng của các Đảng Mac-xít-Lê-nin-nít" (số ra ngày 3/8/1956), " Lê-nin, người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam" (Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 92 Ngày thành sinh Lê-nin tháng 2/1952), " Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc" (nhân dịp kỷ niệm lần thứ 58 Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1957). Năm 1960, Người viết bài " Ba mươi năm hoạt động của Đảng" đăng trên tạp chí nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Đảng. Thời kỳ này, Người còn viết nhiều bài cho các báo xuất bản ở Liên Xô và một số quốc gia khác.

Hồ Chí Minh đã gắn bó cả cuộc đời và sự nghiệp với báo chí cách mạng Việt Nam. Trong bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ II, Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 16/4/1959, Hồ Chí Minh coi mình là người có duyên nợ với báo chí, duyên nợ ấy chính là làm báo nhằm mục đích: “ Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến, địa chủ, truyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”. Cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại hệ thống quan điểm, tư tưởng về con người, cách mạng, thời đại, nhân dân, kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh, quốc phòng các lĩnh vực khác của đời sống xã hội và di sản báo chí cũng không nằm ngoài tư tưởng của Người. Di sản đó cũng thể hiện bản lĩnh tuyệt vời của một nhà báo cách mạng lớn.Đó chính là “tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng Việt Nam”. Người cũng là nhà báo cách mạng. Sự nghiệp báo chí của Người gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng vĩ đại.Nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của báo chí Cách mạng, nêu cao trách nhiệm của báo chí, của nhà báo trước xã hội. Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định lấy ngày 21/6 hàng năm là Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Báo chí cách mạng Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển

Chưa bao giờ, báo chí cách mạng Việt Nam phát triển như hiện nay, cả về số lượng và chất lượng, về nội dung cũng như hình thức… Theo con số công bố chưa đầy đủ của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2012, cả nước có hơn 812 cơ quan báo chí, với 1.084 ấn phẩm; 67 đài phát thanh - truyền hình; hơn 60 báo điện tử, khoảng 1.024 trang tin điện tử tổng hợp; trên 2 triệu blog, cả nước có hơn 17.000 người làm báo được cấp thẻ nhà báo, trong số đó chiếm đa phần là phóng viên, nhà báo. Với sự phát triển đó, báo chí đã đóng góp phần to lớn vào sự phát triển của đất nước kể cả trong chiến tranh cũng như thời bình.

Hiện nay, đất nước ta ngày càng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực, đòi hỏi cơ quan báo chí và những người làm báo tiếp tục phát huy truyền thống báo chí cách mạng 89 năm qua. Hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, luôn quán triệt quan điểm có tính nguyên tắc, đó là báo chí đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, Nhà nước, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức, chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới.

Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, mỗi nhà báo cần nắm vững, thấm nhuần tư tưởng báo chí cách mạng của Người, vận dụng sáng tạo vào hoạt động tác nghiệp của mình. Trong điều kiện hiện nay, để xứng đáng là chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân, những người làm báo phải xây dựng lập trường chính trị vững vàng, không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ, kỹ năng làm báo, giữ vững sự trong sáng của đạo đức nghề nghiệp trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày nay, trong kỷ nguyên mới và hội nhập quốc tế, dưới ánh sáng tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, báo chí cách mạng Việt Nam đã, đang và sẽ phát huy vai trò là diễn đàn của nhân dân, tiếng nói của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Xem Thêm

Kỷ niệm 5 năm thành lập báo điện tử Tầm nhìn
Tại Lễ kỷ niệm thay mặt Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông Phan Tùng Mậu đã chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên báo điện tử Tầm Nhìn nhân dịp 5 năm thành lập, ghi nhận những thành quả mà...
Chiến thắng vĩ đại mùa Xuân 1975
Chiến dịch lịch sử  Lúc này, tập đoàn phòng ngự lớn của địch ở Sài Gòn - Gia Định tuy số lượng còn đông nhưng đã bị chia cắt, cô lập cao độ và sức chiến đấu đã giảm sút hẳn. 
Vẻ đẹp đặc hiệu của nhà trí thức
Vàng là đẹp, là quý giá. Nhưng không phải vàng nào cũng giá trị như nhau? Có vàng thật, có vàng giả, có cả mạ vàng như thật. Học thức và bằng cấp cũng vậy. Có học thật, có học giả, có bằng thật, có bằng giả như thật. Đại...
Mùa Xuân là Tết trồng cây
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đề xướng, tổ chức, xây dựng Tết trồng cây trở thành một phong trào quần chúng rộng rãi, sôi nổi và bền vững. Tháng 11-1959, nhân đợt thi đua lấy thành tích mừng Đảng ta 30 tuổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Bác Hồ vui Tết đón Xuân trong lòng Tổ quốc
Tết Mậu Tý (1948) Tết mừng chiến thắng Thu Đông năm Đinh Hợi phá tan cuộc tấn công của giặc Pháp lên Việt Bắc và phấn khởi mừng thọ Bác Hồ 58 tuổi: Chính phủ họp nghe Bộ Quốc phòng báo cáo chiến thắng giặc Pháp tại An toàn khu.
Đại tướng Lê Trọng Tấn - Những ngày đầu cách mạng
Giữa năm 1942, tôi đến một cơ sở cách mạng ở làng Lương Yên. Đang nói chuyện thì một quân nhân trong bộ đồ nhà binh Pháp ở phía cổng đi vào. Tôi lánh sang buồng bên cạnh nói chuyện với các em đang học. Khi người ấy về, chủ...

Tin mới

84 giải pháp đoạt giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ Sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (Vifotec) đã phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).
Bí thư TW Đảng Nguyễn Trọng Nghĩa: Hoạt động của LHHVN ngày càng đổi mới, ổn định và phát triển
Phát biểu tại buổi làm việc với LHHVN, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã khẳng định những thành quả, nỗ lực của LHHVN trên chặng đường hơn 40 năm hình thành và phát triển, đồng thời nhận định hoạt động của LHHVN có nhiều đổi mới, ổn định, phát triển hơn.