Kỷ lục đáng nể của rồng Komodo
Rồng komodo là loài thằn lằn ăn thịt sống và là loài bò sát lớn nhất trên thế giới hiện nay, có thể đạt đến chiều dài 2 – 3 mét, chỉ sống ở một số đào ở Indonesia như Komodo, Rinca, Padar, Flores… Trong thế giới tự nhiên, rồng Komodo chỉ nặng khoảng 70 kg, nhưng những con rồng sống trong sở thú có thể nặng cân hơn. Kỷ lục lớn nhất và nặng nhất từ trước đến nay đã thuộc về một con rồng komodo dài 3,13 m và cân nặng 116 kg (kể cả thức ăn trong bụng chưa được tiêu hoá hết). Rồng komodo có một cái đuôi tương đương với chiều dài cơ thể, 60 chiếc răng, mỗi cái dài 2,5 cm và được thay mới liên tục. Nước miếng của chúng có màu đỏ tươi, các nhà khoa học đã phân lập được 15 loài vi khuẩn trong nước miếng của rồng komodo - rất nguy hiểm cho tính mạng của các con mồi nhưng các chủ thể thì lại được hoàn toàn miễn dịch. Chúng còn có một chiếc lưỡi dài màu vàng ngoe nguẩy như con rắn. Rồng komodo có thể chạy nước rút trên những đoạn đường nhỏ (tốc độ lên đến 20 km/giờ), và bơi thiện nghệ (có thể lặn sâu dưới nước đến 4,5 mét) chúng còn leo trèo thoăn thoắt trên cây cối nhờ những móng vuốt sắc nhọn. Để bắt những con mồi xa ngoài tầm với, chúng có thể đứng thẳng lên trên hai chân sau và dùng đuôi làm điểm tựa. Do kích thước thân thể khá lớn và thói quen ngủ trong những chiếc hang tự đào rộng độ 2 m, nên rồng komodo có thể duy trì thân nhiệt suốt đêm và tránh bớt thời gian phơi mình ngoài nắng. Do cả thính giác và thị giác đều kém cỏi, nên chiếc lưỡi của rồng komodo trở thành một công cụ thay thế khá lợi hại, giúp chúng di chuyển chính xác trong đêm tối và có thể ngửi được mùi của những xác chết động vật cách xa đến 8,5 km! Cá cuộc “hẹn hò yêu đương” của rồng komodo diễn ra vào tháng 5 và 8 trong năm, và trứng rồng được đẻ vào tháng 9. Trong thời gian này, các con rồng đực sẽ đánh nhau để giành “người đẹp” cũng nhưu địa phận lãnh thổ. Chúng níu túm lất nhau bằng cặp chân sau, mà hậu quả là kẻ chiến bại sẽ bị chúi xuống mặt đất. Các con cái cũng dữ dội không kém. Chúng có thể kháng cự lại bằng hàm răng sắc nhọn trong thời gian đầu bị “tấn công”. Tuy nhiên, một khi đã thảo thuận, chúng lại trở thành những “cặp tình nhân chung thuỷ”. Rồng komodo mất khoảng 3 – 5 năm để trưởng thành hoàn toàn và chúng có thể sống được 30 năm. Vào ngày 20-12-2006, con rồng Flora ở Sở thú Chester (Anh) đã trở thành con rồng nuôi nhốt thứ hai trên thế giới tự đẻ trứng bằng tiến trình sinh sản vô tín. Các quả trứng này đều nở thành các con đực và đang được nuôi dưỡng trong môi trường đặc biệt. Từ đó, người ta đã đưa giả thuyết rằng, một con rồng cái độc thân được đưa đến một hòn đảo hoang vắng nào đó mà vẫn có thể đẻ trứng ấp con… Tuy nhiên, điều àny cũng khó có thể thực hiện vì rồng rất dễ bị bệnh ký sinh trùng, nhiễm khuẩn. Một số yếu tố thú vị khác nữa là rồng nuôi nhốt làm quen với con người. Đã có nhiều sở thú đưa rồng ra tiếp xúc với du khách, kể cả trẻ em, mà không gây ra nguy cơ nào. Thế nhưng, ngay cả những con rồng nhà hiền nhất cũng có thể có những hành vi hung hãn bất ngờ. Vào tháng 6/2001, Phil Bronstein, chủ bút của tờ báo San Francisco Chronicle, chồng cũ của nữ diễn viên điện ảnh Sharon Stone, đã bị một con rồng cắn, gây thương tích nặng khi ông vào tham gia Sở thú Los Angeles.
Rồng komodo là động vật đang có nguy cơ bị diệt chủng và đang nằm trong danh sách đỏ của IUCN. Các hoạt động của núi lửa, cháy rừng, sự thu hẹp nơi sinh sống, nạn săn bắt rồng làm da thuộc và ngành du lịch đã đóng góp thêm vào sự vắng bóng dần của rồng komodo.