Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 10/08/2006 17:10 (GMT+7)

Khai mạc “Gặp gỡ Việt Nam”: Trọng tâm là vật lý ứng dụng

* GS Trần Thanh Vân (ĐH Paris, Pháp):Cần trẻ hóa đội ngũ GS trong nước

- Xin GS giới thiệu đôi nét về đặc điểm của hội nghị “Gặp gỡ ViệtNam” lần thứ 6?


GS Trần Thanh Vân trong lễ khai mạc.
GS Trần Thanh Vân trong lễ khai mạc.
- Trong hội nghị “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ sáu, chúng tôi đặt trọngtâm là vật lý ứng dụng trong đời sống với hai nội dung chính là thách thức trong vật lý thiên văn hạt và vật lý nano: từ cơ bản đến ứng dụng. Mặc dù những lần hội nghị trước chủ đề này cũng được đềcập đến, nhưng chưa rõ nét.

Hội nghị năm nay có rất đông các nhà vật lý nano trẻ của ViệtNamđến dự. Đó là một tín hiệu tốt lành cho tương lai của đất nước. Trong 10 hay 20 năm nữa, các nhà khoa học trẻ này sẽ thay thế những nhà khoa học hiện nay. Chúng tôi đặt kỳ vọng vào lớp nhà khoa học trẻ này. Vì thế, chúng tôi đã tổ chức những lớp học trước và sau hội nghị để các em có thể hiểu những gì được đề cập đến trong hội nghị lần này.

- Ngoài vật lý nano, nội dung của hội nghị lần này còn đề cập đến vật lý thiên văn hạt. Liệu điều này có xa vời đối với Việt Nam không, thưa GS?

- Ở ViệtNam, như chúng ta biết, thiên văn không được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông, nên khi ra nước ngoài học tập, nhiều SV của chúng ta không có một chút hiểu biết nào về lĩnh vực này. Vì thế, mong muốn của chúng tôi là làm thế nào để đào tạo một lớp cán bộ về vật lý thiên văn ở nước ngoài đưa về ViệtNamgiảng dạy thiên văn ở ĐH trong nước.

- Trong lần hội nghị này, GS có đề xuất nào với chính phủ ViệtNamđể phát triển nền khoa học vật lý trong nước?

- Tiêu chuẩn để trở thành GS ở ViệtNamhơi khác so với nước ngoài. Ở Pháp, 70% số GS có tuổi dưới 40-45. Trong khi đó ở ViệtNam, số GS dưới 45 tuổi chỉ chiếm 1%. Điều tôi mong mỏi nhiều nhất là tiêu chuẩn về GS ở Việt Nam ngày càng linh hoạt hơn, tạo cơ hội cho những nhà khoa học trẻ sau khi được đào tạo ở nước ngoài về làm việc trong nước sẽ có một chỗ đứng, giúp họ phát huy được khả năng của mình.

* GS-VS Nguyễn Văn Hiệu (ĐH Công nghệ, ĐH Quốc gia Hà Nội):

Vật lý nano - thời cơ phát triển ngành vật lý nước nhà

- Thưa GS, ông nghĩ thế nào về hướng phát triển ứng dụng vật lý nano ở ViệtNam?

- Hiện nay, giới khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học ViệtNamđang háo hức đi vào vật lý nano, vì lĩnh vực này có hai ưu điểm rõ rệt. Thứ nhất, đó là lĩnh vực khoa học rất hiện đại trên thế giới, đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực này dễ dàng có được những công trình khoa học có giá trị cao. Bên cạnh đó, điều quan trọng là nữa là vật lý nano gắn liền với sự phát triển của đất nước, vì thế đi vào lĩnh vực này có thể đóng góp trực tiếp cho nền khoa học nước nhà, nên các em rất hăng hái. Tôi nghĩ đây là thời cơ duy nhất cho ngành vật lý nước nhà, vì từ trước đến nay, ngành nghiên cứu vật lý thường bị coi là rời xa cuộc sống, đây là lần đầu tiên ngành vật lý đi vào giải quyết những nhu cầu thực tế của nhân dân nhưng trên cơ sở trình độ khoa học rất cao.

- Cơ hội của những nhà khoa học trẻ ViệtNamkhi tham gia Hội nghị lần này, thưa GS?

- Chúng tôi tổ chức hội nghị lần này nhằm hai mục đích. Mục đích thứ nhất là mời các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới đến trực tiếp giới thiệu cho các nhà khoa học trẻ ViệtNamvề công việc họ đang làm. Thứ hai, qua đó tạo điều kiện cho các nhà khoa học trẻ ViệtNamtrực tiếp tiếp xúc với các nhà khoa học và thiết lập quan hệ hợp tác riêng. Theo kinh nghiệm những lần trước, sau mỗi kỳ hội nghị, rất nhiều nhà khoa học nước ngoài đã tìm đượp những người học trò xuất sắc ở Việt Nam và tìm các nguồn học bổng quốc tế để đưa các em ra nước ngoài làm việc. Tôi nghĩ sau hội nghị nano lần này, các nhà khoa học trẻ ViệtNamsẽ có rất nhiều cơ hội để ra nước ngoài làm việc và học tập.

* GS Phạm Quang Hưng (ĐH Virginia, Mỹ):

Khoảng 10 năm nữa, khoa học ViệtNamsẽ phát triển

- Đây là lần thứ hai GS trở về Việt Nam tham dự Hội nghị Gặp gỡ Việt Nam, và lần này lại với tư cách là thành viên ban tổ chức, GS nghĩ gì về tương lai của nền khoa học Việt Nam?


GS Phạm Quang Hưng.
GS Phạm Quang Hưng.
- Tôi nghĩ Việt Namnên tiếp tục theo đuổi chiến lược phát triển đúngđắn như hiện nay. Tôi thấy sự tiến triển rất rõ rệt và chắc chỉ trong khoảng 10 năm hoặc có thể sớm hơn nữa, khoa học ViệtNamsẽ phát triển rất mạnh. Điểm quan trọng nhất là Việt Nam cần phải đầu tư nhiều hơn trong lĩnh vực khoa học để làm sao cho ngày càng nhiều SVViệt Nam được ra nước ngoài học tập, cũng như tài trợ cho các nhà vật lý Việt Nam ra nước ngoài dự các hội nghị vật lý quốc tế. Tôi vừa từ Bắc Kinh về đây và gặp một nhà vật lý thiên văn Trung Quốcrất mong muốn được trao đổi kinh nghiệm với các nhà vật lý ViệtNam.Từ đó, tôi có ý tưởng sẽ làm cầu nối cho những cuộc gặp gỡ giữa các nhà khoa học hai nước sau này.

- Mô hình như hội nghị này theo GS giúp ích được gì cho nên khoa học ViệtNam?

- Theo tôi đây là dịp để các GS Việt kiều về ViệtNamđể chứng kiến sự phát triển của ViệtNam, qua đó họ biết nền khoa học ViệtNamthực sự cần điều gì để có sự giúp đỡ thiết thực. Chẳng hạn như họ có thể giúp các SV ViệtNamra nước ngoài nghiên cứu học tập. Một chuyến đi học ngắn chừng vài ba tháng cũng đã giúp cho các nhà khoa học trong nước tiếp cận tốt hơn với các nền khoa học tiên tiến. Mặt khác, các GS Việt kiều ở nước ngoài về nước giảng dạy một vài năm một lần. Một chương trình tôi thấy rất hay là trường vật lý mùa đông của TS Nguyễn Anh Kỳ được tổ chức vào các dịp cuối năm. TS Kỳ mời các GS nước ngoài và GS Việt kiều về ViệtNamgiảng dạy cho các nhà nghiên cứu trẻ có trình độ sau ĐH ở ViệtNamvà một số nước châu Á.

- Thưa GS, sau hai năm kể từ ngày ông tham gia báo cáo tại Hội nghị Gặp gỡ ViệtNamlần thứ 5, ông có thêm công trình nghiên cứu nào mới không?

- Tôi đang nghiên cứu về năng lượng tối, hiện nay đề tài này đang được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu, và tôi cũng vậy. Tôi đã báo cáo về đề tài này ở nhiều hội nghị vật lý quốc tế. Nhưng lần này trở về ViệtNamvới tư cách thành viên ban tổ chức nên tôi không trình bày báo cáo mà chỉ mời các nhà khoa học quốc tế sang đây trình bày nghiên cứu của họ.

Tôi đang có hai học trò cùng tham gia về năng lượng tối, một học trò người Trung Quốc còn một người Mỹ, tôi đang hy vọng tìm được một SV Việt Nam nào đó đủ khả năng cùng tôi nghiên cứu đề tài này.

- Xin cảm ơn các Giáo sư!


Nguồn: nhandan.com.vn7/8/2006

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.