Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 10/03/2008 15:18 (GMT+7)

"Huyền thoại" về một người "sát" muỗi

Và chị đã như thế suốt 3 tháng ròng rã ở nơi rừng thiêng nước độc này chỉ để cho muỗi đốt. “Sống chung” với muỗi, quyết tâm của chị là phải thực hiện thành công đề tài nghiên cứu về căn bệnh sốt rét. Chị là PGS-TS Ngô Giáng Liên, Phó Chủ nhiệm Bộ môn tế bào Mô-Phôi và Lý Sinh, trường ĐH Khoa học tự nhiên-ĐH Quốc gia Hà Nội.


Cảm động trước sự cố gắng phi thường của nhà khoa học nữ Giang Liên, WHO đã giới thiệu chị với Hội đồng Anh (British Council) giúp chị tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu ở môi trường thí nghiệm hiện đại để rồi sau đó, chị và các cộng sự VN đã tìm ra được vector truyền bệnh ở loài muỗi. Nhờ có kết quả nghiên cứu này, những năm gần đây, ngành dịch tễ học Việt Nam đã đạt những hiệu quả tích cực trong việc phòng chống căn bệnh sốt rét .


Từ câu chuyện “xây nhà” cho… muỗi


Tại khoa Sinh, Đại học KHTN-ĐHQG Hà Nội, ai cũng đùa rằng PGS-TS Ngô Giáng Liên là người “sát” muỗi. Bởi lẽ, chị chính là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu đã chỉ đích danh “thủ phạm” gây ra căn bệnh sốt rét.


Chị Giáng Liên nhớ lại, năm 1992, khi đọc báo cáo dịch tễ về căn bệnh sốt rét, từng cướp đi sinh mạng của hơn 4000 người dân Việt Nam, chị bỗng nhiên cảm thấy “có trách nhiệm” của mình trong đó. Với chuyên môn Lý Sinh, chị Liên đã nảy ý định muốn tìm ra con đường phòng chống căn bệnh sốt rét hiệu quả nhất thì phải xác định rõ vector truyền bệnh từ loài muỗi.


Thời điểm đó, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, nơi chị Liên công tác thiếu thốn đủ bề. Được các nhà dịch tễ học giới thiệu, chị Liên đã quyết định khăn gói lên đường, vào sống cùng với đội phòng chống sốt rét ở khu rừng Khánh Phú, tỉnh Khánh Hòa.


Đây là một khu rừng nhiệt đới điển hình của Việt Nam có tiếng là “rừng thiêng nước độc”, là nơi tập trung nhiều loài muỗi sinh sống và cũng là khu vực có tỷ lệ bệnh nhân sốt rét cao nhất cả nước.


Để có thể đương đầu với căn bệnh sốt rét, chị Liên tự “phòng thủ” cho mình đủ 3 liều thuốc dự phòng. Vào tới nơi, nhà khoa học nữ này đã phải tự xây dựng cho mình một phòng thí nghiệm tự nhiên. Phòng thí nghiệm của chị đơn sơ tới mức, những chiếc bát ăn cũ dùng để chứa nước mưa hoặc nước suối rừng được “huy động” để sử dụng là “nhà” cho muỗi.


Thay vì phòng có mái che, giữ nhiệt độ luôn ẩm và mát, chị Liên đã đặt những “căn nhà” của muỗi dưới tán cây cổ thụ. Để tranh thủ tối đa thời gian ở thực địa, ngày nào cũng vậy, chị Liên chọn thời điểm thích hợp (thường vào lúc trời chuyển tối) và cho muỗi đốt vào chính cơ thể mình rồi bắt chúng và nuôi tại môi trường thiên nhiên. Sau đó chị lập các tiêu bản theo phương pháp nghiên cứu kiểu nhân.


…Đến sự hy sinh quên mình vì khoa học


Chấp nhận mọi sinh hoạt thiếu thốn và sống chung với muỗi, bản thân chị đã không còn cảm giác đau, ngứa vì bị muỗi đốt quá nhiều. Thời gian dự tính ban đầu vào rừng là một tháng đã không đủ cho chị thực hiện thu thập các số liệu nghên cứu, chị Liên gửi thư về nhà cho chồng, con và xin phép Khoa được ở lại trong rừng Khánh Phú thêm 3 tháng đề lập cho đủ những dữ kiện đa dạng về các loài muỗi.


Và suốt 3 tháng ròng rã sống trong rừng thiêng nước độc, điều kiện ăn uống và sinh hoạt đều thiếu thốn và kham khổ, chị Liên đã thực sự như một người lính “đặc công” xả thân tìm cách ngăn chặn sự tàn phá của loài muỗi với con người.


Đúng ngày 26 Tết năm 1992, chị Liên với lỉnh kỉnh đồ đạc thí nghiệm và 6 hộp tiêu bản rời cánh rừng Khánh Phú quay trở về Hà Nội. Chỉ một tháng sau đó, chính căn bệnh sốt rét từng âm ỉ trong người chị suốt thời gian ở rừng bắt đầu phát tác.


Chị Liên bị sốt rét ác tính với liên miên những cơn sốt nóng, lạnh hành hạ. Sau đợt ốm này, chị kể, đến giờ chị vẫn chưa thể lấy lại nước da trắng hồng mà chị thừa hưởng của mẹ. Chị đã bị “xấu” đi rất nhiều vì môi thâm, da bị tái vì căn bệnh sốt rét phá hủy hồng cầu.


PGS Giáng Liên cùng con gái.
PGS Giáng Liên cùng con gái.
Năm 1997, chị Ngô Giáng Liên đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ với đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm di truyền của loài Anopheles. dirus và An.minimus gây bệnh sốt rét ở Việt Nam ”. Từ kết quảnghiên cứu này, các nhà dịch tễ học Việt Nam đã có đủ cơ sở khoa học để xác định chính xác các đặc điểm sinh học của loài muỗi truyền bệnh sốt rét ở người và đưa ra những biện pháp dự phòng thíchhợp.


Ngoài thời gian lên giảng đường, vào phòng thí nghiệm, chị Liên lại trở về với vai trò một người mẹ hiền, người vợ đảm. Chị Liên cho rằng, mình là người ôm đồm vì chị vẫn luôn hết mình cho công việc cũng như muốn trọn vẹn việc chăm sóc gia đình. Chính vì vậy, bên cạnh các đề tài nghiên cứu cấp quốc gia, các giải thưởng khoa học, giải thưởng vì sự nghiệp giáo dục, một phần thưởng giá trị khác đối với cuộc đời chị chính là mái ấm gia đình hạnh phúc cùng nguời chồng- người đồng nghiệp luôn chia sẻ cảm thông với vợ và hai đứa con ngoan đều đã trưởng thành.


Kể về mình, chị luôn chỉ cười giản dị: “Có gì đâu! Nghiên cứu khoa học cũng là niềm đam mê của chị mà!” Ngày 8/3 năm nay, cũng như mọi năm, chị và con gái chị luôn là những người hơn hở nhất vì cả năm duy nhất chỉ có ngày này, họ trở thành “Chúa tể”.


Nguồn: dantri.com.vn   07/03/2008

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.