Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/04/2006 14:16 (GMT+7)

Hôn nhân nội tộc trong hoàng gia triều Trần

Tuy nhiên, sử sách nước ta có nêu lên một trường hợp xem như ngoại lệ. Theo sách “ Đại Việt sử ký toàn thư”của Ngô Sĩ Liên (Tập 2 NXB KHXN, H. 1985) và “ Việt Nam sử lược” của Trần Trọng Kim (NXB Đà Nẵng, 2003) có thể nêu lên mấy dẫn chứng sau đây:

1. Hôn nhân con bác - con chú. Chị gái con bác lấy em trai con chú.

- Anh Sinh Vương Liễu và Thái Tông Cảnh là hai anh em trai. Con gái Anh Sinh Vương Liễu là Thiên Cảm Hoàng hậu lấy con trai Thái Tông Cảnh là Thánh Tông Hoàng.

- Nhân Tông Khâm là con Thánh Tông Hoàng. Khâm Từ Hoàng hậu là con gái Tĩnh Quốc Vương Quốc Khang. Quốc Khang và Thánh Tông là hai anh em trai.

2. Hôn nhân con bác - con chú. Anh trai con bác lấy em gái con chú.

Minh Tông Mạnh là con Anh Tông Thuyên, Lệ Thánh Hoàng hậu là con gái Huệ Vũ Vương Quốc Chân. Anh Tông và Quốc Chân là anh em trai.

3. Hôn nhân con bác lại - con chú lại. Anh trai con bác lại, em gái con chú lại lấy nhau.

Hưng Vương Hiến là cháu của Anh Sinh Vương Liễu, Thiên Thụy Công chúa là cháu của Thái Tông Cảnh. Anh Sinh Vương Liễu và Thái Tông Cảnh là hai anh em trai.

4. Hôn nhân con chú - con bác họ. Em trai con chú lấy chị gái con bác họ.

Anh Tông Thuyên lấy Thuận Thánh Hoàng hậu. Anh Tông Thuyên là con của Nhân Tông Khâm, Thuận Thánh Hoàng hậu là con của Hưng Nhượng Vương Tảng.

5. Hai chị em họ lấy nhau

Trần Thủ Độ lấy Thiên Cực Công chúa.

6. Cháu gái lấy chú họ

Anh Tông Thuyên, con trưởng Nhân Tông gả công chúa Thiên Trân cho Uy Túc Công Văn Bích. Văn Bích là con của Đạo Tái, cháu Trần Quang Khải.

7. Lại còn trưởng hợp: Cháu trai lấy cô(cháu trai lấy em gái bố).

Từ những dẫn chứng nêu trên có thể nêu lên mấy nhận xét sau:

- Chúng ta biết rằng dân tộc Việt đời nhà Trần theo chế độ phụ quyền, tính huyết thống theo bố, không có trường hợp nào diễn ra theo dòng mẹ, nghĩa là chỉ có hôn nhân con bác - con chú (hoặc con chú con bác), không có trường hợp nào diễn ra giữa con cô - con cậu, hay giữa đôi con gì (con dì - con già). Cố nhiên, cũng không có trường hợp nội hôn nào giữa bố và con gái, hay giữa anh, chị em - em ruột.

- Hôn nhân nội tộc trong hoàng gia đời Trần thông thường chỉ diễn ra giữa những người cùng một thế hệ, bao gồm cả hôn nhân con bác lại với con chú lại (hay con chú lại với con bác lại), nghĩa là giữa những người cùng chung một bàng hệ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp hôn nhân giữa những người thuộc hai thế hệ khác nhau như giữa cháu trai với cô, hoặc cháu gái với chú họ.

- Nói chung, theo Việt Nam sử lược, hôn nhân nội tộc đời Trần diễn ra ở ba phạm vi: cô - cháu, anh - em, trong họ.

Các nhà sử học Việt Nam , sử gia phong kiến và sử gia tân học đã đánh giá tập tục này như thế nào? Xin nêu lên hai dẫn chứng tiêu biểu.

1 Bộ Đại Việt sử ký toàn thư, một di sản vô cùng quý giá của văn hoá dân tộc, một công trình tập đại thành nhiều bộ sử do nhiều nhà sử học của các đời biên soạn, đã nhận xét như sau:

- Họ Trần… chốn buồng the cũng có nhiều điều hổ thẹn (tr.5).

Phan Phú Tiên nói: Thái Tông… cướp vợ của anh, tội ác đã rõ ràng (tr. 14).

- Sử thần Ngỗ Sĩ Liên nói: Hôn nhân không lấy người khác họ, mà lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần làm thế. Trong việc trái lễ, lại trái lễ nữa (tr. 22). Việc hôn nhân rất là bất chính.

Trần Trọng Kim, trong “ Việt Nam sử lược” nhận xét:

- Nhà Trần làm vua nước Nam ta, kể từ Trần Thái Tông đến Trần Thiếu Đế, với 12 ông vua, được 175 năm… thật là có công với nước Nam. Nhưng chỉ có điều luân thường trong nhà thì bậy: cô-cháu, anh-em, trong họ cứ lấy lẫn nhau, thật là trái với thế tục (tr. 175).

- Hưng Đạo Đại Vương là một danh tướng đệ nhất nước Nam , đáng giặc Nguyên, có công to với nước, được phong làm Thái sư, Thượng phụ, Thượng Quốc công, Bình bắc Đại Nguyên suý, Hưng Đạo Đại vương… Khi ngài mất, tự vua cho chí bách tính, ai cũng thương tiếc. Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ phụng để ghi nhớ cái công đức của ngài (tr. 154-156).

Dưới ánh sáng của những thành tựu khoa học hiện đại, và dựa vào thực tiễn cuộc sống của dân tộc, ngày nay có thể đánh giá hiện tượng hôn nhân nội tộc nói trên như thế nào?

1. Hiện tượng hôn nhân nội tộcđang bàn không diễn ra ở tất cả họ Trần trên đất nước ta, mà chỉ diễn ra trong nội bộ Hoàng tộc nhà Trần mà thôi.

2. Hình thái chủ yếu của hôn nhân nội tộc này là hôn nhân con bác - con chú hay con chú - con bác.

3. Việt Nam sử lượcnhận xét rằng trong 3 loại hôn nhân nội tộc đời Trần có hôn nhân giữa anh - em. Không thấy có tài liệu nào nói đên hôn nhân giữa anh, chị - em ruột. Do đó cần xác định, đây là hôn nhân anh - em, trừ anh, chị - em ruột.

4. Ngô Sĩ Liên cho rằng “Hôn nhân không lấy người khác họ mà lấy người cùng họ, thì chỉ có nhà Trần làm thế”.

Nhận xét này là đúng, khi liên hệ với mọi hoàng tộc thuộc các triều đại phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Nhưng nếu xét rộng ra thì không phải là đúng. Dân tộc học đã chứng minh rằng trong lịch sử hôn nhân của các dân tộc nước ta và trên thế giới, hình thái hôn nhân con chú – con bác hay con bác – con chú, tuy không phổ biến, nhưng cũng không phải là cá biệt. Từ rất lâu đời đến tận ngày nay, trong các tầng lớp nhân dân vẫn có những dòng họ mà gia đình có tập tục hôn nhân này. Ngoài ra, lại còn các hình thái hôn nhân khác như con cô - con cậu, con dì - con già, hôn nhân anh - em chồng, hôn nhân chị - em vợ, hoặc có dân tộc trong tục nối nòi (chuê nuê), có hôn nhân cậu chết cháu thay, bà chết, cháu thay v.v…

5. Các hình thái hôn nhân nội tộc nói trên không phổ biến, xem như là ngoại lệ. Tuy nhiên, trong đánh giá cần có sự phân biệt. Cùng tiến hành các hình thái hôn nhân nội tộc đó, nhưng có trường hợp gọi là loạn luân, có trường hợp thì không. Loạn luân khi bị xã hội cấm đoán. Không phải là loạn luân khi được xã hội cho phép.

Đối với hôn nhân nội tộc trong hoàng gia đời Trần, thì đó không phải là loạn luân, mà là sự quy định của dòng họ, được pháp luật công nhận và không bị xã hội lên án. Hơn thế nữa, đó là sự bắt buộc của tập tục, của dòng họ, không làm như thế thì sẽ bị dòng họ lên án. Sở dĩ có tập tục này là do nhà Trần thấy “gương tầy liếp” về việc nhà Lý mất ngôi về nhà Trần. Lý Chiêu Hoàng vì lấy chồng họ Trần (Trần Cảnh), nên khi vợ nhường ngôi cho chồng, thì dòng họ mất luôn ngôi báu của mình.

Tuy nhiên, làm như vậy, nhưng cuối cùng nhà Trần cũng vẫn bị mất ngôi báu, nghĩa là không khắc phục được hậu hoạ. Hơn thế nữa, còn chịu hậu quả do hôn nhân nội tộc. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, có ghi lời bàn của Phạm Phú Tiên như sau: “Có người bảo Thái Tông không giết anh, thế là nhân. Nhưng tôi thì cho rằng cướp vợ anh, tội ác đã rõ ràng. Xét ra sau này, Trần Dụ Tông dâm loạn, làm càn, chưa hẳn không do Thái Tông đầu têu vậy”.

6. Các dân tộc trên thế giới trong khi lên án nghiêm khắc các hành động loạn luân, một số xã hội cho phép và bắt buộc nội hôn giữa các thành viên một số giai cấp xã hội, một số hiệp hội và hội, đoàn. Thông thường là nội hôn giữa các thành viên trong hoàng tộc hay quý tộc. Trường hợp được biết nhiều hơn cả là hôn nhân giữa anh, chị - em ở dòng họ Ptôlêmê trong xã hội Ai Cập cổ đại (châu Phi), trong đẳng cấp quý tộc của xã hội Hawaii (châu Đại Dương), trong gia đình hoàng tộc Inca (Nam Mỹ), trong xã hội quý tộc Azanđê (châu Phi), có tình trạng hôn nhân giữa bố và con gái. Đó là một số rất ít các trường hợp được sách sử ghi chép. Có thể nghĩ rằng, trên thực tế, số trường hợp loạn luân trong nhân dân còn nhiều hơn. Tất cả các trường hợp nói trên, trong khoa học gọi là loạn luân triều đại (tiếng Anh: Dynastic incest, tiếng Pháp Inceste dynastique).

7. Dù dưới hình thức nào, đây cũng là hành động trái với không những thông lệ chung, mà còn trái với xu hướng, thậm chí quy luật về hôn nhân của loài người. Xu hướng chung đó là ngày càng thu hẹp phạm vi tính giao giữa nam giới và nữ giới cùng chung huyết tộc. Lúc đầu đây là một khuynh hướng mơ hồ của con người tránh quan hệ tính giao đồng huyết: về sau là do kinh nghiệm bản thân loài người. Về sau nữa, với sự phát triển của khoa học, thì do kết quả thực nghiệm (với loài vượn, khỉ).

Ngày nay, khoa học đã chứng minh được rằng những cặp vợ chồng có quan hệ gần gũi về huyết thống thì sinh con bị dị dạng, trí tuệ không phát triển bình thường, thể chất yếu đuối, nghĩa là không đảm bảo được sự lành mạnh của giống nòi. Lịch sử hôn nhân và gia đình của loài người bắt đầu bằng hình thái hôn nhân ngoại tộc, nghĩa là trong nội bộ một nhóm người, cấm chỉ mọi quan hệ tính giao.

Hôn nhân là sự trao đổi nam - nữ thuộc hai nhóm người. Từ đó mà có thuật ngữ ngoại tộc hôn (exogamy). Lúc đầu là ngoại hôn thị tộc, bào tộc (trong xã hội nguyên thuỷ). Về sau trong xã hội có giai cấp là ngoại hôn dòng họ. Người trong một họ không được lấy nhau. Ở nước ta, họ Bùi ở dân tộc Mường, sở dĩ có trường hợp hai vợ chồng cùng họ Bùi là do không cùng chung huyết tộc.

Để bảo vệ sự lành mạnh của giống nòi, luật Hôn nhân và gia đình nước ta (năm 2000) quy định: “Cấm kết hôn giữa người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người cùng họ trong phạm vi ba đời”. Nghị quyết số 32 ngày 27/3/2003, Chính phủ đã nghiêm cấm những người khác giới có cùng dòng máu trực hệ hoặc có liên quan đến dòng họ trong phạm vi ba đời được kết hôn với nhau. Mặt khác, vận động xóa bỏ tập quán cấm kết hôn giữa những người có chung họ trong phạm vi bốn đời trở lên.

Nguồn: Dân tộc và Thời đại, số 86, 1/2006, tr 6-8

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.