Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 07/10/2023 00:27 (GMT+7)

Nâng cao nhận thức, hiểu biết về sở hữu trí tuệ cho các hội thành viên

Ngày 6/10, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ cho các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam. PGS.TS Phạm Ngọc Linh – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam chủ trì hội thảo.

tm-img-alt

PGS.TS Phạm Ngọc Linh – PhóChủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Phạm Ngọc Linh – Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam nhận định, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý về sở hữu trí tuệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội. Quyền sở hữu trí tuệ hỗ trợ phát triển liên tục luồng sản phẩm, dịch vụ sáng tạo, cạnh tranh, đem lại lợi ích cho người tiêu dung; thúc đẩy niềm tin của người tiêu dùng và bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả hơn khỏi hiện tượng hàng giả, hàng lậu.

Báo cáo viên của hội thảo bao gồm: ông Ðào Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Thẩm định Kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ; bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng ban Pháp chế, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam; ông Bùi Nguyên Hùng – nguyên Cục trưởng Cục bản quyền tác giả, Bộ VHTTDL, Chủ tịch Hiệp hội sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam.

tm-img-alt

Ông Ðào Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Thẩm định kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ

Ông Ðào Anh Dũng, Phó giám đốc Trung tâm Thẩm định Kiểu dáng công nghiệp, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cung cấp những thông tin tổng quan về sáng chế và kiểu dáng công nghiệp: thủ tục đăng ký sáng chế, lợi ích của việc đăng ký bảo hộ sáng chế, đối tượng được bảo hộ và không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế, tiến trình xử lý đơn sáng chế, quyền đăng ký hợp pháp.... Bên cạnh đó, ông Đào Anh Dũng cũng dành thời gian trao đổi sâu với các đại biểu tham dự hội thảo về quy trình, thủ tục đăng đăng ký sáng chế và kiểu dáng công nghiệp và đối tượng được bảo hộ và không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng ban Pháp chế, Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã nêu bật những điểm mới nổi bật của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022. Theo bà Nguyễn Thu Hà, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 đã định nghĩa cụ thể hơn về quyền đồng tác giả, cho phép chuyển giao quyền nhân thân, bổ sung và làm rõ một số trường hợp ngoại lệ và hạn chế đối với quyền tác giả và quyền liên quan.

Về sáng chế đã mở rộng phạm vi của “giải pháp kỹ thuật đã biết” bao gồm cả những đơn sáng chế có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn của đơn đang thẩm định; Bổ sung một số căn cứ mới cho việc hủy bỏ hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế; Nới lỏng quy định về kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài.

Về nhãn hiệu đã giảm khoảng thời gian nhãn hiệu hết hạn hiệu lực có thể được sử dụng làm đối chứng từ 5 năm xuống còn 3 năm, cho phép tạm dừng thủ tục thẩm định đơn nhãn hiệu để chờ kết quả của việc chấm dứt hoặc hủy bỏ hiệu lực nhãn hiệu đối chứng.

Về thực thi quyền sở hữu trí tuệ: Cơ chế thực thi quyền được giữ nguyên với đủ 3 biện pháp: Hành chính, dân sự, hình sự; cho phép sự tham gia chủ động của cơ quan hải quan trong trường hợp phát hiện hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ; đơn vị cung cấp dịch vụ trung gian bước đầu bị ràng buộc trách nhiệm liên quan tới quyền tác giả, quyền liên quan; pháp nhân thương mại được bao gồm trong đối tượng bị xử lý hình sự.

Ông Bùi Nguyên Hùng – nguyên Cục trưởng Cục bản quyền tác giả, Bộ VHTTDL, Chủ tịch Hiệp hội sáng tạo và Bản quyền tác giả Việt Nam đã làm rõ các nội dung liên quan đến bảo vệ bản quyền tác giả. Theo ông Bùi Nguyên Hùng, sở hữu quyền tác giả cần có một số giải pháp như Quyền tự bảo vệ; Hợp đồng với bên khai thác, sử dụng; Tổ chức hỗ trợ, bổ trợ: Luật sư, Hiệp hội/ Hội.

Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến trao đổi của các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện đến từ các hội thành viên trong hệ thống Liên hiệp Hội Việt Nam.

Theo ý kiến của PGS.TS Phạm Bích San – Chuyên gia xã hội học cho hay, hiện nay Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung nhiều điểm mới, tuy nhiên vẫn chưa tạo được động lực mạnh mẽ cho các nhà khoa học trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ.

tm-img-alt

PGS.TS Phạm Bích San – chuyên gia xã hội học đưa ra ý kiến tại hội thảo

Ths Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam cho rằng, Liên hiệp Hội Việt Nam cần nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ trong hệ thống hội/ tổng hội của mình cho các hội viên. Bởi lẽ, các hội có nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khoa học và công nghệ, nên chúng ta cần biết và nắm chắc nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ, để thực thi một cách hiệu quả nhất vào công tác của mình.

tm-img-alt

Ths Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam

Các đại biểu tham dự Hội thảo tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệtrong công tác nghiên cứu khoa học và thực hiện các đề án, đề tài, công trình khoa học, hoặc viết sách, viết các bài báo khoa học…, đề xuất về việc phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ; nâng cao ý thức, nhận thức trong việc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả, để tránh vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ…

Các đại biểu đề nghị Liên hiệp Hội Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động truyền thông và phổ biến ý thức về quyền sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ hiện nay các hội thành viên nhiều người chưa biết và chưa nắm được Luật Sở hữu trí tuệ thì sẽ khó cho việc triển khai Luật Sở hữu trí tuệ đi vào cuộc sống.

tm-img-alt

Toàn cảnh hội thảo

Xem Thêm

Mã số mã vạch trong kỷ nguyên mới
“Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”.
Hoa, cây cảnh mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh Thái Bình
Theo số liệu của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, cả nước có trên 50.000 ha sản xuất hoa cảnh, cây cảnh. Nhiều tỉnh, thành phố có diện tích trồng hoa, cây cảnh tập trung lớn, gắn với những làng nghề truyền thống lâu đời. Tiềm năng phát triển sinh vật cảnh của cả nước và nhiều địa phương là rất lớn. Nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh ngày càng tăng, bình quân 12 - 15%/năm...
Khẳng định và lan tỏa giá trị của sách khoa học
Nhằm lan tỏa và xây dựng văn hóa, phương pháp đọc sách khoa học, từ đó góp phần khuyến khích phong trào nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển nền khoa học nước nhà và thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức - nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Tri thức tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm đọc sách khoa học”
An Giang: Hội nghị tập huấn Cuộc thi lần thứ XIII
Ngày 25/9, tại Thành phố Châu Đốc, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và Nhi đồng của tỉnh (Cuộc thi) đã tổ chức hội nghị tập huấn về Cuộc thi lần thứ XIII năm 2024. Đây là đợt tập huấn thứ hai trong chuỗi các hoạt động diễn ra tại nhiều địa phương trên toàn tỉnh. Cuộc thi do Liên hiệp hội tỉnh tổ chức.
Vĩnh Long: Tập huấn “Nghiệp vụ báo chí”
Ngày 20/9, Liên Hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Liên hiệp Hội Bình Phước tổ chức hội nghị tập huấn “Nghiệp vụ báo chí” cho hơn 180 đại biểu làm công tác thông tin.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ tri thức
Ngày 19/9, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Lịch sử vùng đất Nam bộ, quan hệ Việt Nam – Campuchia – Những xu hướng và dự báo trong bối cảnh Campuchia đào kênh Phù Nam – Techo”

Tin mới

Bắc Giang: Ngày hội Sáng tạo năm 2024
Liên hiệp hội tỉnh vừa phối hợp với Trường TH, THCS, THPT FPT Bắc Giang, Công ty TNHH Phát triển công nghệ giáo dục BG STEAM vừa tổ chức Ngày hội Sáng tạo năm 2024, với 02 hoạt động chủ đạo gồm: Hội thảo: “Vì một Cuộc thi thực chất và hiệu quả” và Trải nghiệm, tham gia trò chơi vận hành robot.
Phụ nữ Liên hiệp Hội Việt Nam trong thời kỳ hiện đại
“Phía sau thành công của một người đàn ông luôn có bóng dáng của người phụ nữ”. Anh em nam giới có được sự thành công trong sự nghiệp, hạnh phúc trong cuộc sống gia đình là nhờ đức tính hy sinh, lòng vị tha của người phụ nữ luôn ở phía sau của họ - người đã làm cho cả thế giới thay đổi và phát triển thế giới tươi đẹp này…”
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Hoa, cây cảnh mang lại giá trị kinh tế cao cho tỉnh Thái Bình
Theo số liệu của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam, cả nước có trên 50.000 ha sản xuất hoa cảnh, cây cảnh. Nhiều tỉnh, thành phố có diện tích trồng hoa, cây cảnh tập trung lớn, gắn với những làng nghề truyền thống lâu đời. Tiềm năng phát triển sinh vật cảnh của cả nước và nhiều địa phương là rất lớn. Nhu cầu sử dụng hoa, cây cảnh ngày càng tăng, bình quân 12 - 15%/năm...
Khẳng định và lan tỏa giá trị của sách khoa học
Nhằm lan tỏa và xây dựng văn hóa, phương pháp đọc sách khoa học, từ đó góp phần khuyến khích phong trào nghiên cứu khoa học, xây dựng và phát triển nền khoa học nước nhà và thực hiện nhiệm vụ phổ biến kiến thức - nhiệm vụ trọng tâm của Liên hiệp Hội Việt Nam và các tổ chức thành viên, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Nhà xuất bản Tri thức tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm đọc sách khoa học”
Góp ý Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP về chuyển giao công nghệ
Ngày 9/10 tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học góp ý cho Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.