Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/05/2011 18:50 (GMT+7)

Hội Chữ thập đỏ Quốc tế

Trong chuyến du hành qua Italy, ông đã chứng kiến những hậu quả của cuộc chiến tại Solferino vào chiều ngày 24 - 6 - 1859. Tại đây, có đến hơn 38.000 người bị thương, hấp hối hoặc đã chết bị bỏ lại trên trận địa không ai chăm sóc. Đích thân ông đã có sáng kiến huy động lực lượng phụ nữ địa phương, mua dụng cụ y tế và thành lập Trại săn sóc thương bệnh binh dã chiến để lo cho thương bệnh binh không phân biệt là của phe nào.

Năm 1862, ông đề xuất ý tưởng hình thành một tổ chức trung lập để lo cho thương binh trong và sau cuộc chiến. Ý tưởng này đã được nhiều người đồng tình.

Tháng 2 - 1863, ông đứng ra vận động thành lập Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế tại Thụy Sĩ, tiền thân của phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế ngày nay. Ngày 17 - 2 - 1863, Ủy ban chính thức ra đời với 5 thành viên, gồm Henry Dunant, Gustave Moynier, Chủ tịch Hội Cứu tế xã hội Geneva, Henry Dofour, Đại tướng quân đội Thụy Sĩ, hai bác sĩ Louis Appa và Theodore Maunoir.

Vào tháng 2 - 1863, Ủy ban chữ thập đỏ Quốc tế triệu tập hội nghị quốc tế để triển khai ý tưởng này khắp châu Âu. Chính Henry Dunant đã bỏ thời gian và tài chánh để đi khắp châu Âu thuyết phục các chính quyền tham gia phong trào.

Từ 26 - 29/10/1863, có 16 quốc gia tham dự hội thảo.

Đến năm 1864, công ước Geneva ra đời đưa ra các nguyên tắc hành xử nhân đạo về cứu nạn và săn sóc thương binh trong chiến trận căn cứ vào các tư tưởng của Henry Dunant.

Vào ngày 22 - 8 - 1864, có 12 quốc gia ký vào công ước Geneva, thỏa thuận về việc bảo đảm tính trung lập cho nhân viên y tế chăm sóc thương binh và chấp nhận dùng biểu tượng cho phong trào hoạt động nhân đạo này là một hình chữ thập màu đỏ trên nền trắng (quốc kỳ Thụy Sĩ là chữ thập trắng trên nền đỏ).

Đến nay, hầu hết các nước tham gia tổ chức Liên hiệp quốc đều ký kết tham gia Công ước này, trong đó có Việt Nam.

Từ năm 1875, do bị phá sản trong hoạt động kinh doanh, ông đã phải sống một cuộc đời khá cơ cực nay đây mai đó.

Năm 1892, do bị bệnh, ông được chuyển về nhà dưỡng lão vùng Heiden, Thụy Sĩ. Ngày nay là bảo tàng Henry Dunant.

Năm 1895, một số tờ báo viết về ông và Phong trào Chữ thập đỏ gây được sự chú ý trong dư luận Âu châu, ông liên tục được trao tặng nhiều giải thưởng và được nhiều nhà hảo tâm tài trợ, trong đó có Hoàng hậu Nga Maria Feodorova nên cuộc sống có phần dễ thở hơn.

Năm 1901, ông được trao tặng giải Nobel Hòa bình cùng với Frederic Passy, một nhà hoạt động tích cực cho phong trào hòa bình của Pháp.

Tuy nhiên, ông đã không sử dụng món tiền thưởng này để chi tiêu cho bản thân mà trao tặng nó cho các cơ quan tổ chức từ thiện của Na Uy và Thụy Sĩ để có kinh phí hoạt động.

Năm 1910, ông ra đi lặng lẽ và di chúc lại không được cử hành tang lễ ồn ào. Hài cốt của ông được an táng tại Zurich, Thụy Sĩ.

Tổ chức Chữ thập đỏ ngày càng phát triển ra các nước trên thế giới. Vì vậy, ngày 5 - 5 - 1919, một hội nghị quốc tế đã họp tại Paris quyết định thành lập “Hiệp hội Chữ thập đỏ Quốc tế”, lấy ngày 8 - 5, ngày sinh của Henry Dunant, là “Ngày Chữ thập đỏ thế giới”.

Sau này, Hội Chữ thập đỏ thế giới được trao các giải Nobel Hòa bình năm 1917 và 1944 do hoạt động nhân tạo trong chiến tranh và một lần năm 1963, kỷ niệm 100 năm thành lập Phong trào Chữ thập đỏ thế giới.

Cũng theo chiều hướng này, các nước theo đạo Hồi tổ chức Hội Chữ thập đỏ và lưỡi liềm đỏ và gia nhập vào phong trào chung. Về sau này, Hội Chữ thập đỏ không chỉ chuyên lo nạn nhân chiến tranh mà mở rộng hoạt động vào lĩnh vực nhân đạo.

Năm 1993, một số nhà hảo tâm Thụy Sĩ đã vận động thành lập Quỹ tài trợ mang tên ông để trao tặng Giải thưởng Henry Dunant dành cho các công trình nghiên cứu, ý tưởng và khả năng truyền đạt ý tưởng giúp thể hiện sự tận tụy tranh đấu cho nhân phẩm của con người.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.