Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 08/11/2005 15:06 (GMT+7)

Hình khắc trên đá ở Sa Pa một số dữ liệu về dân tộc học và tiền sử học

“Trong những công trình cuối cùng như Huyền thoại nguyên thuỷ - Thế giới huyền thoại của người châu Úc và người Papu (Paris, 1935), ông Lévy-Bruhl đã nói lên những khó khăn trong nhiều khó khăn mà chúng ta vấp phải khi theo dõi quá trình diễn biến tư duy trong các xã hội nguyên thuỷ, về mối quan hệ của họ đối với cái mà ta gọi là thế giới huyền thoại. Khi nói lên những khó khăn đó, tác gia lớn đó đã không ngần ngại soi sáng cho chúng ta những cách thức để vượt qua chúng. Tác phẩm của ông là cơ bản về nhiều mặt, cần được mọi người biết đến và đặc biệt là các nhà tiền sử học và dân tộc học. Chính dưới ánh sáng những dữ liệu và tư tưởng do ông Lévy-Bruhl trình bày mà chúng tôi tiến hành bài nghiên cứu này”.

Đấy là lời nói đầu của tác giả bài viết này, chúng tôi xin trích giới thiệu để bạn đọc tiếp tục tìm hiểu thêm các cách giải thích đối với những hình khắc trên đá ở Sa Pa mà Xưa và Nay đã từng đề cập trên những số báo trước.

Cự thạch ở Sa Pa và những hình khắc trên đá

Trong cuộc nghiên cứu năm 1921 ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai, bắc Việt Nam), ông V. Goloubew đã tiến hành chụp ảnh, vẽ và làm bản dập những hình khắc trên hai tảng đá lớn nằm cách nhau vài trăm mét. Nơi đó là thung lũng trên của Mường Hóa Hồ (hợp lưu của sông Hồng), nằm ở độ cao gần 1.000 mét và các đỉnh núi xung quanh đều có ruộng bậc thang dưới chân.

Những tảng đá có hình khắc đó không phải là duy nhất, và trong tài liệu công bố, ông Goloubew ước tính chỉ riêng trong thung lũng đó đã có khoảng 30 tảng có hình. Mặt khác ông không quên nói ra hay gợi ý, nhưng trên một bình diện khác, về những hình ảnh mà tôi sử dụng lại ở đây trong phần mô tả không thể thiếu của công việc mà tôi tiến hành.

Tiếp sau đây tác giả điểm lại một số hình khắc đã được V. Goloubew mô tả (1), chúng tôi không nhắc lại.

So sánh những hình khắc trên đá với một số dữ liệu dân tộc học và tiền sử học

Công trình của Lévy-Bruhl nói trên xuất phát từ những khảo sát dân tộc học tiến hành gần đây ở miền Tây-Bắc châu Úc nơi người Ungarinyin (2) ở, mà ông Elkin vừa phát hiện được nhiều hình vẽ hấp dẫn trên đá, thuộc loại mà ông Grey đã từng thấy cách đây gần một thế kỷ, cách đó không xa lắm, trong khu vực sông Glenelg. Hơn nữa ông đã thu thập nhiều khái niệm rất gần gũi với những khái niệm ở vùng Tân-Ghinê thuộc Hà Lan…, ý tưởng về wondjinachẳng hạn. Người bản xứ dùng tên đó để chỉ những hành lang đá có tranh vẽ, và chỉ cả những hình vẽ (không có mồm, như những cái đầu mà Grey đã vẽ lại trong cuốn Nhật kýcủa ông), có vẻ như đang nhìn cây cỏ và súc vật vẽ trên cùng một tảng đá, hình như là chúng đang tạo thuận lợi cho việc sinh sản. Đồng thời wondjinacòn có nghĩa là “mưa”, hay “quyền năng làm ra mưa”. Ý nghĩa đầu tiên và có lẽ là ý nghĩa nguyên thuỷ của wondjina là sức mạnh làm ra mưa, hay sức mạnh trong mưa. Nếu ta tô lại một cái đầu wondjina, nếu ta tô màu lại, “mưa sẽ rơi ngay cả trong mùa khô”. Để kết luận, Elkin viết, chúng ta có thể nói rằng những hình vẽ wondjina có chức năng đảm bảo sự trở lại đều đặn của mùa mưa, sự sinh sản bình thường của súc vật và cây ăn được…”

Ông L. Lévy-Bruhl trong khi nhận thấy một số điểm tương đồng giữa nội dung huyền thoại của một số từ Tân-Ghinê và châu Úc, đã đẩy việc nghiên cứu vào lĩnh vực dân tộc học và thấy chúng đã xác nhận những nhận xét bước đầu. Thật vậy, những người thổ dân ở Tân-Ghinê trong một số hội lễ đã trang sức khi nhảy bằng những cái mũ lông chim xếp thành hình rẻ quạt như ánh mặt trời, hay xếp lá dừa và lông chim thành những đồ trang sức khổng lồ dựng trên hai vai. Những cái gari, dori, deriđó “được những người đóng một vai trò nào đó, mang trong các nghi lễ phồn thực và sinh sản…”. Những cái mũ to lớn nhưng hơi khác, được trưng diễn trong những lễ hội tương tự của người châu Úc, mà ngoài ra họ còn là tác giả của những hình vẽ trên vách đá nói ở trên. Như vậy khó mà không so sánh những sự kiện đó với nhau, mà chúng đều có mặt đúng trên các hòn đảo của eo biển Torres, nghĩa là trên con đường nối liền quần đảo Tân-Ghinê đến châu Úc. Và đấy là cái mà ông Lévy-Bruhl đã làm, vì ông đã nhìn thấy một loạt ví dụ dựa trên qui luật chia sẻnổi tiếng của ông. Đúng là người nguyên thuỷ không hình dung thế giới được chia thành các phạm trù như chúng ta: ngoài ra họ còn tin vào các giấc mơ, cũng chân thật như những cảm giác của họ biểu hiện khi thức dậy. Chỉ vì không xuất phát giữa “các sự vật phụ thuộc vào chúng ta và những cái không phụ thuộc vào” như Eptictète đã nói, họ có cảm giác đang được “tham gia” vào thế giới mà họ đã phát hiện được bằng cảm xúc cũng như qua các giấc mơ hay bằng xuất thần (say rượu, nhập đồng…). Bằng việc đồng nhất các thực thể, người nguyên thuỷ tác động lên các thế giới đó mà lâu nay họ vẫn hiểu biết một cách mơ hồ, mà họ còn coi mình bị phụ thuộc vào. Ở đây ông Lévy-Bruhl còn nhấn mạnh đến mối quan hệ mà người nguyên thuỷ đối đãi với lĩnh vực huyền thoại, lĩnh vực của sức mạnh hoang đường thời xưa(lẫn lộn giữa wondjinaungudcủa người Ungarinyin châu Úc và sự tương đồng giữa các khái niệm đó của người Tân-Ghinê) mà những bằng chứng rải rác khắp nơi xung quanh họ hay bên trong họ, thường đòi hỏi rất ít, để đem lại sự sống và gán vào một nhân vật hay cho nhóm của họ sức mạnh trẻ lại.

Hình như chúng ta phải giải thích các hình trên đá ở Sa Pa theo hướng đó. Nó biểu hiện đất đai do con người chiếm lĩnh bằng một hình thu nhỏ sống động, đồng thời nó biểu hiện trước những đất đai đó trong những thái độ đặc biệt mà họ dùng trong các nghi lễ để gợi lại các sự vật và người vật của quá khứ tuyệt vời. Rất ít dân tộc không biết đến huyền thoại về Thời hoàng kim và dân tộc nào cũng muốn làm sống lại thời đó. Hai nhân vật tổ tiên ở đó (hình 1) để chứng tỏ cho ta cái chính xác của mắt nhìn. Giống với cách nhìn của “những người bà con trên thế giới” mà ông L.Frobenius đã nhìn thấy trên các hình khắc đá ở châu Phi (hình 3-4), cũng với đôi nhân vật đó mà người Trung Hoa đời Hán đã hình dung trên vách đá của hầm mộ Ngô Lương Tử, nhưng biểu hiện đoan trang hơn, hình ảnh của Phục Hy và em gái bà Nữ Oa với đầu người mình rắn quấn vào nhau để xắp xếp lại vũ trụ từ thời hồng hoang (hình 2). Một số tộc người mà đại diện là người Thổ (3) hiện vẫn còn sống tại ven các thung lũng ở Mường Hoá Hồ, thuộc về nhóm ngôn ngữ Thái, đều biết rõ huyền thoại về hai anh em sống sót sau trận hồng thuỷ toàn cầu và đã sinh con đẻ cái để chiếm lĩnh toàn bộ trái đất (4). Một nhóm cư dân khác thuộc tộc ngôn ngữ Tạng-Miến, mà tiếng Thái có liên quan một phần, là người Naga ở Assam (xem bản đồ), có cả một tổng thể dữ kiện dân tộc học gắn liền họ với thế giới Đông Nam Á và đến tận những đảo xa xôi ở biển phía nam. Chúng tôi không xem xét ở đây, nhưng sau khi nói đến chúng tôi xin trích dẫn vài dữ kiện sau đây.

Người Naga, giống như thổ dân châu Úc, Tân-Ghinê và đảo Đài Loan, đều thực hiện những điệu nhảy trong các lễ nghi phồn thực. Chỉ có những người đàn ông đã từng cắt được đầu kẻ thù trong cáccuộc săn đầu người là được tham gia, và mỗi chiếc lông chim trên mũ mà họ đội vào dịp đó là biểu hiện một cái đầu cắt được.

Mặt khác những người Naga đó thường ngày gần như không mặc quần áo, trong các dịp lễ đó lại mặc một thứ yếm che phía dưới thắt lưng thêu những hình vẽ bằng ốc biển (người Việt vùng biển gọi là ốc 1…thường được người nguyên thuỷ dùng làm tiền tệ- cyprea moneta-ND), và những tấm kim loại hình cong phồng ở giữa có một mũi nhọn, nhưng trang phục đó rất khác nhau, thế nhưng người nguyên thuỷ “săn đầu người” ở Đài Loan lại cũng mang những đồ trang sức bằng lông chim và ốc biển như vậy trong các điệu nhảy họ thực hiện để “cầu được mùa”. Không nghi ngờ gì nữa, vật trang sức như vậy mà người Đài Loan đặt trên một tượng đá hình dung một người đàn ông “dựa vào một người đàn bà” vô hình trong hình vẽ của chúng ta; cặp đôi đó sẽ là “tổ tiên của một tộc Charabokan nào đấy”. Cũng vậy, những người nhảy múa trên trống đồng của Bắc Việt Nam thời tiền sử cũng có những cái mũ cao và trang phục dài bằng lông chim (5).

Như vậy chúng ta đã gặp lại ở châu Úc, ở Tân-Ghinê, Assam và Đài Loan và ngay cả ở Bắc Việt Nam những lễ nghi cổ, những “mặt nạ” và cả những hình khắc giống như hình ở Sa Pa mà những sinh vật hình người họp lại thành nhóm hay đơn độc, có tia sáng hay không có, nằm ở những khoảng trống hiếm hoi giữa những chân ruộng bậc thang.

Tất cả những cái đó đưa chúng ta đến chỗ nghĩ rằng hình khắc ở Sa Pa và văn hoá của chủ nhân của nó có liên quan chặt chẽ với những dữ liệu dân tộc học và tiền sử học ở các nước láng giềng, hay cả những nước ở xa, và hình như những dữ liệu đó giải thích cho chúng ta ý nghĩa khá bí ẩn của một số hình khắc, đồng thời đem đến cho chúng ta một ít “không khí” bao quanh và đưa ra lí do của việc vẽ hình. Trong một số lễ nghi định kỳ, dân làng vùng xung quanh tập hợp dưới thung lũng vây quanh các tảng đá lớn, ít nhiều được chỉ định vì hình dáng của chúng và nếu cần thì người ta tu sửa lại (6), xếp sắp lại. Trong khung cảnh quen thuộc đó, đối diện với những thửa ruộng bậc thang chạy dài lấp lánh dưới ánh mặt trời của hàng nghìn dòng suối nhỏ tưới nước cho nó, đối diện với những ngôi làng với vựa thóc xếp hàng ngay ngắn, những người nông dân hào hứng như trong mọi cuộc tập hợp đông người, cộng cảm với tất cả những cái gì tạo nên sự tồn tại của họ. Đưa khung cảnh xưa của tổ tiên ra khỏi bóng đêm của quá khứ và làm trẻ lại, họ tô điểm cho tương lai bằng cất lên tiếng nói (7), làm điệu bộ và vẽ hình. Đồng thời họ biết xới đất trên ruộng, tưới nước và gieo hạt của mùa thu hoạch cũ để có thu hoạch của mùa mới, lại còn chăm lo trong một phút thư giãn ngẫu hứng, thành một thứ phồn thực của tất cả mọi vật trong nhóm người, làm sống lại linh hồn lớn của họ. Do đó mà có những bằng chứng làm bằng đá tảng nhằm tóm tắt và lưu lại hậu thế bằng hình khắc cả thế giới của những ước vọng đơn giản nhất. Hậu duệ của người xưa không còn nữa, chúng ta không biết cách làm sống lại nội dung những ký hiệu mà bằng sự quan sát hiện nay những người nguyên thuỷ còn sót lại, ta thử tìm hiểu xem ý nghĩa của chúng.

___________________________________

1. V. Goloubew, Hình khắc trên đá ở Sa Pa (Bắc Kỳ), B. E. F. O. T. XXV, tr.123-133. Độc giả có thể xem bản dịch trên Xưa và Nay, số 153, tháng 12-2003, trang 26

2. Chớ quên mối quan hệ mà người ta đã nhận xét từ lâu giữa một mặt là hình dáng và văn hoá vật chất của người thổ dân châu Úc và Tân-Ghinê và mặt khác là tàn dư tiền sử của một số tộc người từng sống ở Bắc Đông Dương.

3. Người Thổ là tên gọi dưới thời Pháp thuộc đối với người Tày và đôi khi cả người Nùng.

4. “Ngay cả trong thời bình thường, trí tưởng tượng của những người nguyên thuỷ đó vẫn thường xuyên quan tâm đến những cái gì mà huyền thoại đã in lại. Khi họ đưa mắt nhìn cảnh vật xung quanh, họ không phải chỉ nhìn thấy những đồi núi, bãi cát, cây cỏ, suối nước, những hòn đá, những tảng đá đôi khi có hình dáng kỳ lạ và kỳ ảo. Mỗi chi tiết đều nói với họ. Từ bé họ đã hiểu biết ý nghĩa: tất cả khu vực xung quanh họ là một huyền thoại có hình dáng nổi lên”.L. Lévy-Bruhl, Kinh nghiệm huyền bí và biểu tượng ở người nguyên thuỷ,tr.16, Paris , 1938.

Ông H.Parmentier đã nghiên cứu các trống đồng nổi tiếng đó trong B. E. F. E. O. T. XVIII, đã thực hiện việc so sánh những người nhảy hóa trang đó với những người mang cái “gari” ở Tân-Ghinê (tr. 28 và hình VIII)

5. Ông V. Goloubew đã xuất sắc phát hiện nhiều mối quan hệ giữa văn minh Đông Sơn với các nền văn minh Inđonêsi-Mêlanêsi vùng Assam, quần đảo Sondes, và ở Mêlannêsi (xem B. E. F. E. O. T. XXIV).

6. Đấy là điều mà ô. Goloubew đã nhận xét khi nghiên cứu các tảng đá ở Sa Pa.

7. Âm nhạc đã kéo dài lời nói, nâng đỡ nó, cả giữ lại nó và bảo đảm bằng tính chính xác của nó sự tôn trọng đối với truyền thống.

Nguồn: Xưa và Nay, số 245

Xem Thêm

Thanh Hoá: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Chiều ngày 26/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) đã tổ chức Hội thảo đóng góp ý kiến cho báo cáo tham vấn về chủ đề: Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Bình Thuận: Giải pháp xây dựng công trình bảo vệ bờ biển
Sáng ngày 22/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội thảo “Giải pháp đầu tư xây dựng công trình bảo vệ bờ biển tại các khu du lịch trên địa bàn tỉnh”.
Phú Thọ: Đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng Vườn Quốc gia Xuân Sơn
Ngày 20/8, Liên Hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hội Khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp tỉnh, Vườn Quốc gia Xuân Sơn tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát huy tiềm năng, lợi thế Vườn Quốc gia Xuân Sơn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu
Ngày 16/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Nghiên cứu công nghệ hỗ trợ Nông nghiệp (Astri) và một số đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo với chủ đề “Ứng dụng công nghệ mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu”.
Bình Thuận: Nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế
Ngày 07/8/2024, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật phối hợp với Trung tâm Khuyến nông và Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh tổ chức hội thảo “Kết quả nghiên cứu lai tạo giống lúa mới gắn với hiệu quả kinh tế áp dụng sạ cụm, hướng đến chuyển giao giống, cơ giới hoá đồng bộ và sản xuất giảm phát thải các bon”.
Kon Tum: Bảo tàng văn hóa Bahnar lên không gian mạng
Hai em Trần Phương Bảo Linh và Nguyễn Nam Phương, học sinh lớp 10A3, Trường THPT Kon Tum đã sử dụng công nghệ thông tin để số hóa những giá trị di sản đặc sắc của dân tộc Bahnar ở Kon Tum đưa lên không gian mạng bằng “Bảo tàng số văn hóa Bahnar”.

Tin mới

Bộ Chính trị điều động, phân công đồng chí Đỗ Trọng Hưng giữ chức Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương
Chiều 5-9, tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì Hội nghị.
Liên hiệp Hội Việt Nam tham gia cuộc họp của Ban Thư ký của tổ chức phổ biến kiến thức khoa học thế giới
Vào ngày 26/8, Ban Trù bị của Tổ chức quốc tế về Phổ biến kiến thức khoa học (WOSL) đã tổ chức buổi họp trực tuyến với sự tham gia của đầy đủ các tổ chức thành viên. Buổi họp do Thạc sĩ Yin Hao, Tổng Thư ký Hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc chủ trì.
Thanh Hoá: Phản biện đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh
Sáng ngày 30/8, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển du lịch huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030” với sự tham dự của các thành viên Hội đồng khoa học phản biện, các chuyên gia của Liên hiệp hội; các cơ quan, đơn vị liên quan.
An Giang: Liên hiệp hội bầu bổ sung nhân sự lãnh đạo
Sáng 27/8, Ban Thường vụ Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội nghị Ban chấp hành mở rộng lần thứ 5, khóa IV, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Hồng Châu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Châu; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đại diện sở, ngành, hội có liên quan.