Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 21/08/2014 17:25 (GMT+7)

Hiệp định Giơnevơ 60 năm nhận thức

  Ngay sau khi bản Hiệpđịnh Giơnevơ được ký két vào rạng sang ngày 21-7-1954 nhưng vẫn xácđịnh thời điểm chính thức là ngày 20-7 thì hiệuứng dành được sự quan tâm lớn nhất của nhân dân Việt Nam cũng như thế giới là sự một cuộcđình chiến và hy vọng vào một nền hòa bình chấm dứt cuộc chiến tranh ởĐông Dương giữa một thế giớiđã phân cực đầy sự ngờ vực và thùđịch của thời Chiến tranh Lạnh.

Vào thờiđiểmấy, trong lời kêu gọi nhân sự kiện này (22-7-1954), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳngđịnh: “Hội nghị Giơnevơđã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to!”. Thắng lợiấy được xácđịnh: “Chính phủ Phápđã thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta, thừa nhận quân đội Pháp phải rút khỏi nước ta”. Có thể nói đây cũng là sự thừa nhận quốc tế đầu tiên trong lịch sử. Vào thời điểmấy, người dân Việt Nam đều nhớ rất rõ: Sau ngày Cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng tuyên bố trước toàn thế giới vào ngày 2-9-1954 rằng nước Việt Nam đã thực sự độc lập.

Vậy mà, trước những khó khăn của thời cuộc và cũng nhằm sớm thoát khỏi sự can thiệp của phương Bắc (lúcđó là Trung Hoa Dân Quốc đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam), ngày 6-3-1946 người đứng đầu nhà nước Việt Nam độc lập phải Ký HIệpđịnh sơ bộ với Pháp trong đó chấp nhận nước Việt Nam sẽ là một “quốc gia tự do” trong Khối Liên hiệp Pháp. Để có được niềm tin của dân vào một nước cờ ngoại giao táo bạo này, trong một cuộc mít tinh lớn để giải thích cho việc ký kết này, Chủ tịch Hồ Chí Minh phải tuyên bố với quốc dân đồng bào rằng mình “không bao giờ bán nước”.

Rồi để tránh một cuộc chiến tranh do các phần tử diều hâu trong chính giới Phápâm mưu gây hấn, và để bảo vệ nhà nước Cộng hòa còn rất non trẻ, vị nguyên thủ của nước Việt Nam mới lại quyếtđi sang tận nước Pháp để vận động hòa bình. Cuộc vận động kéo dài cảđi lẫn về tới gần 5 tháng (từ 31-5 đến 20-10-1946) để có được một bản Tạm ước được ký vào phút chót của chuyếnđi nhằm tiếp tục duy trì các cuộc thương lượng. Nhưng rồi chiến tranh vẫn bùng nổ vì thực dân Pháp quyết bóp chết nền độc lập của Việt Nam và ngược lại, chúng ta cũng kiên quyết không chấp nhận sự chia cắt quốc gia và coi sự toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng không thể thỏa hiệp.

Vì thế mà một hiệpđịnh được xác lập tại một cuộc Hội nghị quốc tếở Giơnevơ, vốn ban đầu chỉ để các nước lớn bàn thảo về thời cuộc thế giới nay ghi nhận thành văn bản với sự cam kết của Việt Nam và Pháp cùng một số cường quốc trong đó trịnh trọng thừa nhận nền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc Việt Nam thìđúng là một thắng lợi cực kỳ to lớn.

Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn nêu rõ những nhiệm vụ cấp bách, trong đó có việc: “Phải ra sức đấu tranh để thực hiện tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc đặng thống nhất nước nhà… phải ra sức thực hiện những cải cách xã hội, để nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện dân chủ thực sự”. Trong đoạn văn này những chữ “thống nhất” và “dân chủ thực sự” được nhấn mạnh bằng chữ in nghiêng.

Đại diện Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Tạ Quang Bửu ký kết

Nhưng ngay trong ngày kết thúc Hội nghị Giơnevơ, Mỹđã tuyên bố không ký vào văn bản hiệpđịnh này và người ta cũngđã chứng kiến động thái dự báo một tương lai không sáng sủa cho việc thực hiện bản hiệp định vừa được ký. Người đứng đầuĐoàn Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chu Ân Lai đã mời đến dự tiệc chiêu đãi tại trụ sở, Đoàn mình không chỉ có người đứng đầu chính phủ Việt Nam Dân chủcộng hòa mà còn có NgôĐình Luyện của Quốc gia Việt Nam của Cựu hoàng BảoĐại. Nhân vật này là em ruột của NgôĐình Diệm, người được BảoĐại cử làm thủ tướng rồi chẳng bao lâu sau tiếm quyền lên làm tổng thống Việt Nam Cộng hòa, cũng có nghĩa là chuyểnảnh hưởng từ Pháp (quốc gia ký hiệpđịnh) qua Mỹ (quốc gia không ký). Như thế, hai cường quốc quan trọng nhất là Mỹ và Trung Quốc đều cóchung mộtý đồ.

Sau việcđình chiến, Hiệpđịnh Giơnevơ còn có mộtđiều khoản là tạm chia nước Việt Nam làm hai miền Bắc và Nam lấy vĩ tuyến 17 0bắc làm giới tuyến và khu phi quân sự để cách ly lực lượng quân sự và chính quyền hai bên. Hiệpđịnh nói rõ sự chia cắt này chỉ tạm thời và không quá 2 năm phải tổ chức cuộc tổng tuyển cử tự do thống nhất lại thành một nước Việt Nam có thể chế do dân chúng lựa chọn.

Ngay từ đầu, Mỹ công khai bày tỏ sự không chấp nhận cuộc tổng tuyển cử vì biết chắc rằng miền Bắc của Hồ Chí Minh sẽ thắng tuyệt đối. Trung Quốc thì thấy lợiích của mình cùng “phe xã hội chủ nghĩa” là cần duy trì hiện trạng chia cắt làm hai giống như nước Đức sau Đại chiến II, như bánđảo Triều Tiên mới xác lập và Việt Nam tạo ra “vùng đệm” hay tiền đồn cho cuộc đối đầu thời Chiến tranh Lạnh giữaĐông và Tây. Riêng với Trung Quốc, do yếu tốđịa lý, Việt Nam còn được coi không chỉ là “phên dậu” bảo vệ mà còn là “bànđàm phán đểđi đêm” với Mỹ.

Trưởng đoàn Việt Nam, Phạm Văn Đồng tới Giơnevơ

Tại miền Bắc, thành công của công cuộc khôi phục kinh tế với sự giúp sức vàảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và “phe xã hội chủ nghĩa” cũng tạo ra một xu thế tả khuynh dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong thực hiện cải cách ruộng đất và trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật thì “vụán Nhân văn Giai phẩm” đã tác động tiêu cực vào cuộc vận động tổng tuyển cử.

Tuy vậy, cũng nên nhắc đến một chi tiết lịch sử thú vị là cho đến tận tháng 8-1958, chính quyền miền Bắc vẫn gửi giấy mời chính quyền miền Nam cửđoàn bóngđá của mình ra thi đấu với đội bóng miền Bắc nhân khánh thành Sân vận động Hàng Đẫy, Hà Nội và cũng sẵn sàng gửi độiđua cua-rơ miền Bắc vào Sài Gòn tham dự Giảiđua xe đạp mang tên “Cộng Hòa” do chính quyền miền Nam tổ chức. Láthư mời viết nhữngđiều rất cảm động: “Phong trào thể dục, thể thao Bắc Nam cùng chung một lịch sử, cũng như nhân dân hai miền vốn chung một huyết thống dân tộc từ ngàn xưa”… Kết cục, ngày 24-08-1958 Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng nhiều nhà lãnh đạo miền Bắc đến dự lễ khánh thành Sân Hàng Đẫy nhưng trận đấu bóng lại diễn ra giữa hai đội tuyển Hà Nội và Phnom Pênh (Campuchia) vì lá thư mời không được hồiđáp.

Trong khi đó, tại miền Nam Việt Nam, sau chuyếnđi thăm và gặp Tổng thống cùng Quốc hội Mỹ, Ngô ĐìnhDiệm đã lật đổ BảoĐại với chủ trương không những không tán thành tổ chứcTổng tuyển cử theo tinh thần Hiệpđịnh Giơnevơ mà còn hô hào “lấp sông Bến Hải” và Bưu chính Sài Gònđã phát hành bộ tem “Toàn dân đoàn kết chuẩn bị Bắc tiến”…

Mười năm sau ngày ký kết Hiệpđịnh Giơnevơ (7-1964), chiến tranh đã mở rộng tại miền Nam Việt Nam với sự có mặt trực tiếp của quân Mỹ và chỉ vài tuần sau đóđã xảy ra sự cố “Vịnh Bắc bộ” để lấy cớấy Tổng thống Giôn xơn phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ trực tiếpđánh ra miền Bắc nước ta (5-8-1964).

Chính dựa trên ý chí được thể hiện trong Hiệpđịnh Giơ ne vơ về sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thỏ của một nước Việt Nam độc lập mà nhân dân Việt Nam thực hiện mục tiêu “bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước” với những phương thức sáng tạo gắn với sự ra đời và phối hợp kháng chiến của các thiết chế chính trị triển khai phương thức “vừađánh vừađàm” để sau cuộc Tổng tiến công và nổidậy Mậu Thân (1968) Hội nghị Paris được triệu tập.

Trên chiến trường cũng như trên bànđàm phán, chúng ta luôn bám sát thành tựu của Hiệpđịnh Giơnơve để khẳngđịnh tính hợp pháp và quyền hành động của công cuộc kháng chiến với mục tiêu cao nhất làđánh đuổi sự can thiệp của nước ngoài, bảo vệ nền độc lập, thực hiện thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

Hai mươi năm sau Hiệpđịnh Giơ ne vơ (7-1974), Mỹđã ký kết Hiệpđịnh Pari và rút toàn bộ lực lượng quân Mỹ và chư hầu ra khỏi Việt Nam (1973). Như vậy là sau gần hai thập kỷ kể từ khi tham dự mà không ký vào văn bản cuối cùng của Hiệpđịnh Giơ ne vơ (20-7-1954), Mỹđã chính thức ký vào văn bản Hiệpđịnh Paris (27-1-1973). Và cũng giống như Pháp, Mỹ “cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam” và rút toàn bộ quân đội ra khỏi Việt Nam… Nói cách khác, nhữngđiều khoản cơ bản trong Hiệpđịnh Giơ ne vơđã được Mỹ cam kết tại Hiệpđịnh Paris.

Trong lúc nhân dân Việt Nam đang hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc với một xu thế không thể đảo ngược trên đất liền, thì việc Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa ngoài Biển Đông (17-1-1974) lúc này do chính quyền Việt Nam Cộng Hòađang quản lý, báo hiệu một hình thái vi phạm những giá trị thiêng liêng được các hiệpđịnh quốc tế ghi nhận.

Sau này, các nhà bình luận quốc tế thường nói đến sự hậu thuẫn của Trung Quốc đối với Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa trong cuộc Chiến tranh Đông Dương làn thứ nhất (với Pháp) là nấc thang để quốc gia mới xác lập quyền lực từ năm 1949 này bước vào vũđài ngoại giao quốc tế từ cánh cửa Giơnevơ; tiếpđó chủ trương “đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng” đểđạt tới bản Thông cáo chung ở Thượng Hải (1972) xoay chuyển chiến lược của Trung Quốc liên minh với Mỹ để đối phó với người đồng minh cũ của mình là Liên Xô.

Thế rồi đứng trước tình thế không thểđảo ngược được dẫn tới sự hình thành một nước Việt Nam thống nhất và độc lập sau năm 1975 thì Trung Quốc kiên trì thực hiện một chiến lược lâu dài nhằm vào chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có BiểnĐông, từ việc xúi giục Tậpđoàn Polpot mở cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam đến việc trực tiếpđiều 60 vạn quân đánh vào các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (1979)…

Ba mươi năm sau Hiệpđịnh Giơ ne vơ (7-1984) Việt Nam đứng trước những khó khăn to lớn vừa đối phó với sứcép của Trung Quốc vừa gồng mình cùng nhân dân Campuchia tiêu diệt tập toàn diệt chủng Khmer Đỏ. Đó cũng là thời điểm Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền và lãnh thổ của nước ta cả trên bộ và ngoài biển đặc biệt nghiêm trọng là trậnđánh chiếm Gạc Ma và một số bãi cạn trên quầnđảo Trường Sa (1988) nhằm gây dựng những căn cứ tiền tiêu cho mưu đồ toàn chiếm BiểnĐông sau này.

Ba mươi năm tiếptheo, cùng với công cuộc Đổi mới, quan hệ Việt-Trung được bình thường hóa và từng bước được cải thiện. Biên giới trên bộ và việc phân định ranh giới vùng Vịnh Bắc bộ với Trung Quốc, cùng với việc Việt Nam tham gia Công ước của Liên Hiệp Quốc về Biển và thông qua Luật Biển là những nỗ lực to lớn để củng cố những thành quả của công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ như các hiệpđịnh quốc tếđã xác nhận.

Tuy nhiên, tạo ra những vấn đề tranh chấp chủ quyền với Việt Nam vẫn luôn làý đồ của Trung Quốc khi “quốc gia đang trỗi dậy” này ngang ngượcđưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” coi đó là lợiích cốt lõi của mình để toàn chiếm BiểnĐông. Sự kiện bất chấp luật pháp quốc tế và những cam kết cấp cao với Việt Nam, từ đầu tháng 5-2014, Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam và gầnđây nhất lại thêm giàn khoan Nam Hải 9 đặt trong vùng chồng lấnở Vịnh Bắc bộ càng cho thấy mưu đồ lâu dài của Trung Quốc là không cần tôn trọng chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của nước khác. Với Việt Nam, cũng có nghĩa là chàđạp lên bản Hiệpđịnh Giơnevơ chính Trung Quốcđã ký 60 năm trước.

60 năm sau Hiệpđịnh Giơnevơ và hơn 40 năm sau Hiệpđịnh Pari, những diễn biến của thời cuộc càng làm chúng ta hiểu được thấuđáo cái giá trị vệ sự thừa nhận nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia và dân tộc Việt Nam là vô cùng thiêng liêng và nhận thức thêm sâu sắc nghĩa vụ phải bảo vệ những giá trịấy như thành quả đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ nhân dân ta mới có được.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.