Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/07/2006 14:36 (GMT+7)

Hiện tượng đồng nghĩa trong câu đố Việt

Câu đố là một thể loại văn hóc dân gian, ra đời ở từng địa phương và lưu truyền chủ yếu bằng phương thức truyền miệng, mang đậm dấu ấn văn hoá bản địa, phương ngữ. Trong câu đố đồng nghĩa(câu đó có sử dụng hiện tượng đồng nghĩa), hiện tượng đồng nghĩa là một trong những phương thức chủ đạo mà người sáng tác câu đố sử dụng có tác dụng gợi mở, định hướng cho người giải trong quá trình suy luận để giải đố.

2.Khảo sát 1.500 câu đố, chúng tôi chọn ra được 83 câu đố có hiện tượng đồng nghĩa, chiếm tỉ lệ hơn 5,5%. Có thể nói hiện tượng đồng nghĩa trong câu đố tuy không nhiều nhưng được sử dụng hết sức phong phú và đa dạng.

Ta thấy có những kiểu đồng nghĩa trong câu đố như sau:

2.1. Đồng nghĩa cùng cấp độ thuộc dạng đồng nghĩa từ vựng, là đồng nghĩa giữa các từ với nhau. Loại này xuất hiện trong trường hợp ở phần đố có từ đồng nghĩa với tên của sự vật trong phần giải, nhưng được gọi khác đi. Sự khác biệt này dựa trên cơ sở đồng sở chỉ giữa từ thuần Việt với từ Hán Việt, thuần Việt - thuần Việt giữa từ địa phương với từ toàn dân,… ví dụ:

Hoa nào không phải lẳng lơ

Mà người kêu bướm ỡm ở đến hay.

- Hoa điệp

Dài dài chiều dọc một gang

Cha ai mà lại nghênh ngang tôn mình.

- Trái đậu phụ

Đêm nằm luống những ngẩn ngơ

Chiêm bao thấy bậu, dậy rờ thì không.

- Cây lá

Cúng có trường hợp đồng nghĩa từ vựng lâm thời, chỉ có giá trị trong văn cảnh, trong đó nghĩa ngữ cảnh đóng vai trò chủ đạo (3, 73)

Một vùng nước biếc cỏ xanh

Ít lâu con nít đua tranh bòn vàng

Người lớn thấy vậy la làng

Sao bay lại dám cắp vàng của tao.

- Ruộng lúa

2.2. Đồng nghĩa khác cấp độ cũng thuộc loại đồng nghĩa lâm thời, biểu vật. Hiện tượng đồng nghĩa trong câu đố có thể diễn ra giữa:

- Từ với từ tổ:

Nhớ em lệ chảy bùi ngùi

Khăn lau không ráo, áo chùi không khô

- Bánh ướt

- Văn bản với từ: có thể nói, toàn bộ các câu đố đều có hiện tượng đồng nghĩa khác cấp độ, giữa văn bản (phần đố) với từ, ngữ, câu (phần giải). Cả phần đố và phần giải đều cùng chỉ một sự vật, nhưng ở phần đố thì được trình bày để sự tri giác sự vật không đầy đủ, nửa kín nửa hở; còn trong lời giải thì sự vật được gọi thẳng tên ra bằng từ tổ định danh và biểu thị sự vật, hiện tượng.

Bên cạnh đồng nghĩa giữa phần đố và phần giải, còn có đồng nghĩa trong phần đố:

Tên em không thiếu chẳng thừa

Tấm lòng vàng ngọt, ngon vừa lòng anh.

- Trái đu đủ

Đồng nghĩa trong phần giải

Một mình có những hai tên

Khoe hay khoe đẹp đứng bên phòng trà

Yêu hoa yêu rất đậm đà

Yêu cho tới lúc hoa ra rã rời

Lại tìm hoa khác mà chơi

Bỏ rơi bạn cũ nên đời mới chê

Đặt cho danh hiệu rất quê

Mà chàng họ Sở chẳng hề oán chi!

- Lọ hoa (bình bông)

2.3. Tất cả những kiểu đồng nghĩa trong câu đố trên là đồng nghĩa trực tiếp, ngoài ra còn có kiểu đồng nghĩa gián tiếp. Trong kiểu đồng nghĩa này, chỉ có một đơn vị hiện ra trong câu đố, đơn vị còn lại do người giải tự suy luận, liên tưởng ra để tìm lời giải, nó không tường minh trong phần giải:

Đem chuônglên đánh Sài Gòn

Để cho nữ giới biết con ông đồ.

- Sương Nguyệt Ánh (là chủ bút từ Nữ giới chung)

Mình tròn lưng lại cong cong

Tơ vương vấn vít con ong giữa vời

Ngày ngày dạo gót đi chơi

Bắt con long thổ ghẹo người thuỷ cung.

- Cần câu ( rồng đất = giun)

Trong các câu đố, bao giờ lời đố cung là phần mô tả nửa kín nửa hở về sự vật, trình bày những nét nghĩa biểu niệm mang tính chất đánh giá về sự vật còn lời giải cùng chỉ chung một sự vật, hiện tượng. Suy cho cùng, mối quan hệ giữa phần đố với phần giải trong tất cả các câu đó là “hiện tượng đồng nghĩa biểu vật” [2, 192]; hay có thể xem phần đố (văn bản) và phần giải (từ, từ tổ) là những đơn vị không cùng cấp độ nhưng là những đơn vị đồng quy chiếu[3, 74].

Như vậy, trong câu đố, đồng nghĩa được sử dụng có khi là “hiện tượng đồng nghĩa cố định (có sẵn trong ngôn ngữ)” hoặc “hiện tượng đồng nghĩa lâm thời (xảy ra tại chỗ trong ngôn từ)”. [4, 31].

3.Về hiện tượng đồng nghĩa, Humboldt cho rằng “từ không đại biểu bản thân sự vật… mà là sự thể hiện của cách chúng ta nhìn sự vật. Đây là nguồn gốc chủ yếu của tính đa dạng trong cách thể hiện cùng một sự vật duy nhất”. [dẫn theo 5, 8].

Do vậy, có khi ứng với chỉ một sự vật nhưng có rất nhiều câu đố khác nhau như có hàng chục câu đố về con trâu, con vật thân thiết lâu đời của người Việt Nam có nền văn hoá gốc nông nghiệp:

a. Bốn ông đập đất, một ông phất cờ

Một ông vơ cỏ, một ông bỏ phân.

b. Tôi là bạn của nông gia

Thân đen, đủi bẩn, nhưng mà công to.

c. Con gì trông tựa con voi

Nhưng ngà mọc ngược, mà vòi lại không?

v.v…

Ngược lại có trường hợp chỉ một câu đố lại có thể dùng để chỉ nhiều sự vật khác nhau, như câu đố sau:

Có răng mà chẳng có mồm

Không mắt không mũi, lưng còm cong cong.

Giải đố: “cái lược” hay “cái liềm”

4. Tìm hiểu hiện tượng đồng nghĩa nói chung và đồng nghĩa trong câu đố tiếng Việt nói riêng là góp phần khám phá và khẳng định sự giàu đẹp của tiếng Việt, vì “hiện tượng đồng nghĩa là bằng chứng rất thuyết phục về cái giàu, cái đẹp và cái trong sáng trong ngôn ngữ Việt Nam . Nó cũng là bằng chứng của một dân tộc có văn hoá, có lịch sử, có một tâm hồn biết yêu, biết ghét, rất tế nhị trong sự quan sát và sáng tạo từ ngữ” [2, 215].

___________________

Tài liệu tham khảo

1. Võ Bình và các tác giả (1982) - Phong cách học tiếng Việt, Giáo dục, Hà Nội.

2. Đỗ Hữu Châu (1996) - Từ vững ngữ nghĩa tiếng Việt, ĐHQG, Hà Nội.

3. Nguyễn Thái Hoà (2005) - Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học, Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Nguyên Trứ (2004) - Bài giảng phong cách học, ĐHSP Tp. HCM.

5. Nguyễn Văn Tu (2001) - Từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Giáo dục, Hà Nội.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Phối hợp thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật
Vừa qua, Viện Tài chính vi mô và Phát triển cộng đồng (MACDI) - tổ chức trực thuộc VUSTA - đã có buổi làm việc và ký kết thỏa thuận hợp tác với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và Liên hiệp hội tỉnh nhằm triển khai Dự án “Thúc đẩy giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật tại An Giang, Bắc Ninh và Hòa Bình với sự tham gia của nhóm hỗ trợ trẻ hòa nhập”.
Công bố giải thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI
Sáng ngày 30/6, Ban Tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức Công bố các quyết định khen thưởng và trao thưởng Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng Trị lần thứ XI (2024 – 2025). Tham dự có các thành viên trong Ban Tổ chức Hội thi; các tác giả, nhóm tác giả của 23 giải pháp, đề tài đạt giải tại Hội thi lần này.
Đoàn công tác VUSTA làm việc với CDC tỉnh Quảng Ninh về công tác phòng/chống HIV/AIDS
Chiều ngày 27/6, Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã có buổi làm việc với Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC) nhằm đánh giá tiến độ, kết quả triển khai các hoạt động trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS.
Thanh Hóa: Sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phát động Giải thưởng Sáng tạo KHCN năm 2025
Ngày 27/6/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thanh Hóa (Liên hiệp hội) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành mở rộng lần thứ 4 nhiệm kỳ 2024 - 2029 về sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2025, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm và phát động tham gia Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025 (Giải thưởng).
An Giang: Anh nông dân truyền cảm hứng giáo dục STEM
Anh Nguyễn Ngọc Đệ - một nông dân chỉ học hết lớp 6, hiện sinh sống tại xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang - đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh An Giang lần thứ XIV (2024-2025) với giải pháp mang tên “Mô hình Hạm đội Trường Sa phục vụ giáo dục STEM”.