Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 19/09/2014 16:53 (GMT+7)

Hậu quả nghiêm trọng từ ô nhiễm không khí đô thị

Nhiều chỉ số vượt quá ngưỡng

Trong 20 năm gần đây, số lượng đô thị ở nước ta tăng nhanh, cùng với việc phát triển kinh tế - xã hội, các đô thị đang phải đối mặt với ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng, đặc biệt, hai thành phố lớn, trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại các đô thị đang ở mức báo động. Điển hình như Hà Nội, số ngày có AQI ở mức kém ngày càng tăng, giai đoạn 2010 - 2013 chiếm tới 40 - 60% tổng số ngày quan trắc hàng năm và có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng xấu và nguy hại. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm tại các đô thị là từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, phương tiện vận tải và sinh hoạt của con người…

Môi trường không khí tại các đô thị chịu ảnh hưởng tổng hợp từ nhiều nguồn thải, trong số đó, nồng độ bụi cao vẫn là vấn đề đáng lo ngại nhất. Tại các điểm quan trắc cạnh đường giao thông, số ngày có giá trị AQI không bảo đảm ngưỡng khuyến cáo an toàn đối với sức khỏe cộng đồng do nồng độ bụi vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam (QCVN) chiếm tỷ lệ lớn. Đơn cử như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Quảng Ninh, có những thời điểm, mức độ ô nhiễm ở các đô thị này vượt ngưỡng cho phép gấp 2 - 6 lần QCVN. Tại các vùng kinh tế trọng điểm như vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vượt 42%, vùng kinh tế trọng điểm miền Nam là 44% và kinh tế trọng điểm phía Bắc vượt 68% so với QCVN.

Cùng với đó, việc gia tăng nồng độ khí O3 tại Việt Nam cũng là vấn đề đáng lo ngại. Theo báo cáo môi trường quốc gia, từ năm 2013, số liệu quan trắc liên tục tự động từ một số trạm ven đường cho thấy nồng độ khí O3 ở Việt Nam có xu hướng tăng đáng kể và rõ rệt. Nồng độ O3 ở lớp không khí gần mặt đất tương đối cao và đặc biệt có một số thời điểm O3 cao về đêm. Một số nghiên cứu diễn giải sự xuất hiện nồng độ O3 cao là do chịu ảnh hưởng bởi một số nguồn gây ô nhiễm khác ngoài bức xạ mặt trời. Ô nhiễm O3 có thể gây các bệnh về hô hấp như: Hen suyễn, khí phế thủng, viêm phế quản mạn, bệnh viêm phổi…

Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe

Ô nhiễm không khí có những ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là đường hô hấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi môi trường không khí bị ô nhiễm thì sức khỏe con người bị suy giảm, chức năng của phổi cũng bị suy giảm, gây các bệnh về đường hô hấp và giảm tuổi thọ. Nguy hiểm nhất là có thể gây ra bệnh ung thư phổi.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, các bệnh về đường hô hấp có tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc và một trong các nguyên nhân là do ô nhiễm không khí. Các đô thị ô nhiễm không khí có tỷ lệ người mắc bệnh hô hấp cao gấp nhiều lần so với các đô thị khác. TP Hồ Chí Minh là khu vực có tỷ lệ người mắc bệnh đường hô hấp cao gấp nhiều lần so với đô thị khác và có tỷ lệ người mắc bệnh lao cao nhất cả nước. Tiếp đến là Hà Nội, Đồng Nai, Bắc Giang, Hải Phòng. Tỷ lệ bệnh nhân lao phát hiện năm 2011 tại các địa phương này cao gấp 10 - 15 lần so với những địa phương như Bắc Kạn, Điện Biên.

Ô nhiễm không khí cũng gây nên những thiệt hại về kinh tế, với những khoản chi phí về khám, chữa bệnh do ô nhiễm không khí. Theo kết quả điều tra của Cục Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, tính đến tháng 12/2010, tổng chi phí khám, chữa bệnh về đường hô hấp, thiệt hại kinh tế do nghỉ ốm… đối với dân cư ở nội thành Hà Nội là 1.538 đồng/người/ngày, TP Hồ Chí Minh là 729 đồng/người/ngày. Từ số liệu trên có thể quy đổi tổng thiệt hại kinh tế do mắc các bệnh đường hô hấp ở Hà Nội (tính với 2,5 triệu dân nội thành) là 66,83 triệu USD/năm và TP Hồ Chí Minh (tính với 5,6 triệu dân nội thành) là 70,96 triệu USD/năm.

Ngoài vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe con người, ô nhiễm không khí còn là mối đe dọa nghiêm trọng tới sự đa dạng sinh học và các hệ sinh thái, tăng những nguy cơ về biến đổi khí hậu.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.