Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 28/03/2022 15:52 (GMT+7)

Hà Giang: Bàn giao 5 mô hình cấp nước sạch và nước uống học đường

Từ ngày 23 đến ngày 25/3/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh Hà Giang đã phối hợp với Viện Dân Số, Sức khỏe và Phát triển (PHAD) thuộc Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam tổ chức lễ bàn giao 5 mô hình cấp nước sạch và nước uống trực tiếp (nước uống học đường) cho 5 trường học trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Đây là chuỗi các hoạt động của Dự án “Tăng cường tiếp cận nước sạch và vệ sinh môi trường cho trường học và người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang”. Dự án là Sáng kiến địa phương thuộc Dự án tổng thể “Các hoạt động địa phương Việt Nam vì Sức khỏe, Môi trường – gọi tắt là Dự án Local Works” được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), do Viện PHAD quản lý.

Tham dự lễ bàn giao có đại diện các Sở, ngànhcủa tỉnh, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang;đại diện chính quyền địa phương; đại diện Nhà tài trợ USAID, Viện PHAD;đại diện Tập đoàn Econik và Tập đoàn Lưu Gia Việt Nam, Nhà thầu Công ty TEKCOM; các thầy, cô giáo,Hội phụ huynh học sinh và đại diện học sinh, sinh viên của các nhà trường.

tm-img-alt

Ký biên bản bàn giao hệ thống cấp nước sạch và nước uống trực tiếp tại trường PTDT BT THCS Yên Cường

Tại buổi lễ, Viện PHAD và Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh Hà Giang đã bàn giao 05 mô hình cấp nước sạch và nước uống trực tiếp quy mô bán công nghiệp cho 05 nhà trường, gồm: Trường Mầm Non Sủng Là, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và THCS Sà Phìn (huyện Đồng Văn); Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Bắc Mê, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Yên Cường (xã Yên Cường, huyện Bắc Mê); và Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Công nghệ tỉnh Hà Giang.

 Đây là 05 mô hình mẫu đầu tiên về cấp nước sạch và nước uống học đường được đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Giang thực hiện theo nguyên tắc đối ứng (có sự đóng góp nguồn lực địa phương): Nhà tài trợ hỗ trợ 80% kinh phí đầu tư để mua sắm, lắp đặt hệ thống thiết bị và hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật thực hiện Dự án; các địa phương (nhà trường) thực hiện đối ứng 20% kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng lắp đặt, làm hàng rào bảo vệ hệ thống thiết bị. Dự án đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch cho sinh hoạt và cấp nước uống trực tiếp (nước uống học đường) cho hơn 3.240 học sinh, sinh viên, cán bộ và giáo viên của 5 nhà trường.

 Nhờ có Dự án cấp nước sạch và nước uống học đường, nhu cầu sử dụng nước uống hàng ngày của học sinh trong nhà trường tăng lên từ 0,5 đến 1,0 lít/ngày, lượng nước sạch được sử dụng cho sinh hoạt (rửa rau, vo gạo, nấu cơm) trong trường đạt 2,0 lít/ngày, mô hình phù hợp với hình thức tự quản của đơn vị nhà trường.

Tại buổi lễ bàn giao, đại diện Nhà tài trợ, Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang và các đơn vị nhà trườngđã ký biên bản bàn giao, nhận quản lý khai thác, sử dụng hệ thống; các nhà trường cũng đã cam kết sau khi nhận sẽ giao trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống cho Ban quản lý vận hành hệ thống cấp nước sạch và nước uống học đường của nhà trường theo Quy chế quản lý vận hành đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt, ban hành; chỉ đạo kịp thời việc khắc phục các sự cố sảy ra trong quá trình vận hành, sử dụng nhằm bảo đảm hệ thống cấp nước sạch và nước uống học đường của trường hoạt động hiệu quả, bền vững; đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo bộ phận liên quan của nhà trường hạch toán, theo dõi quản lý hệ thống vào tài sản công sản của nhà trường; định kỳ thực hiện chế độ bảo trì, bảo dưỡng và thay thế thiết theo đúng quy trình kỹ thuật hiện hành để đảm bảo hệ thống thiết bị hoạt động hiệu quả, lâu bền.

Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh được Dự án giao trách nhiệm tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin, giám sát công tác quản lý vận hành sử dụng hệ thống cấp nước sạch và nước uống học đường;tư vấn kỹ thuật, giới thiệu cho các đơn vị nhà trường thông tin về đơn vị xử lý sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình vận hành; trách nhiệm đề xuất UBND tỉnh giải pháp cụ thể để nhân rộng mô hình cấp nước sạch và nước uống học đường cho các nhà trường, địa phươngtrên địa bàn tỉnh Hà Giangcó điều kiện khó khăn về tiếp cận nguồn nước sạch cho sinh hoạt trong những năm tiếp theo./.

Xem Thêm

Giải pháp nào thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả!?
Diễn Đàn Công Nghệ Và Chuyển Đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) do Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (Liên hiệp Hội Việt Nam); Hội tự động hóa Việt Nam; Viện Công ghệ thông tin (Đại học Quốc gia Hà Nội); các tổ chức quốc tế phối hơp tổ chức trong năm qua với các chuỗi hoạt động như hội thảo, triển lãm, tọa đàm đã gặt hái được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Vinh danh 7 địa phương, 65 doanh nghiệp tham gia chuyển đổi số
Việc biểu dương kịp thời với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kết nối cung cầu về các giải pháp công nghệ số, xây dựng và phát triển sản xuất thông minh sẽ là động lực thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế số.
Chat GPT – Công cụ thông minh nhất thế giới?
Thời gian qua, sự xuất hiện của công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) có tên ChatGPT (tên gọi đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer) - một chatbot do công ty khởi nghiệp OpenAI phát triển đã làm giới công nghệ quan tâm dùng thử. Điểm đặc biệt của công cụ này là có kho kiến thức mà ChatGPT đã học được trong một thời gian dài để hoàn thiện.
Nuôi dưỡng đam mê, thắp sáng ước mơ trở thành những nhà khoa học
Ngày 27-11, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Ðoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Cuộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc lần thứ 18.
Sẽ có thuốc đặc hiệu điều trị bệnh nhân HIV?
Đại học Tel Aviv (Israel) đã nghiên cứu một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân HIV mà nếu thành công, nó có thể được phát triển thành vắc xin hoặc phương pháp điều trị một lần cho người nhiễm virus này
Phú Yên: Sáng tạo mô hình cảnh báo khử khuẩn đoạt giải Nhất Cuộc thi
Mô hình “Hệ thống cảnh báo khử khuẩn trước khi vào nhà” thuộc lĩnh vực: Sản phẩm thân thiện với môi trường, của học sinh Nguyễn Như Quỳnh, lớp 9A Trường THCS Lương Thế Vinh - TP Tuy Hòa (năm học 2021-2022) đạt giải Nhất Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên&Nhi đồng lần thứ 7 năm 2021-2022 (Cuộc thi) đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật trong trường học hiện nay.
Kon Tum: Sáng chế thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”
Hai em A Tường, dân tộc Xê Đăng, Phạm Y Thị Lệ Khanh, dân tộc Hrê - học sinh trường Trường PTDTNT THPT Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã sáng chế ra thiết bị “Chẻ mỏng măng bán tự động”. Sản phẩm đã đạt giải Nhì tại Cuộc thi khoa học kỹ thuật năm 2022 do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
Phú Yên: Sáng tạo Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân
Mô hình Robot tạo rãnh, gieo hạt và bón phân điều khiển bằng Smartphone, do Võ Văn Hoàng Vũ và Nguyễn Khải Hưng học sinh lớp 11A3, Trường THPT Phan Đình Phùng, TX. Sông Cầu, tỉnh Phú Yên, sáng tạo. Mô hình này đang tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên-Nhi đồng tỉnh Phú Yên lần thứ 7 (2021-2022).
Quỹ Vifotec góp phần phát triển nền khoa học, công nghệ đất nước
Năm 2022 là cột mốc đánh dấu 30 năm Ngày thành lập Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam – Liên hiệp Hội Việt Nam (VIFOTEC). Vượt qua bao khó khăn, Quỹ VIFOTEC đã có nhiều đóng góp cho ngành Khoa học và Công nghệ, góp phần thúc đẩy nền khoa học, công nghệ phát triển và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tin mới