Giới thiệu sách: Nguồn gốc người Việt – người Mường
Muốn biết về nguồn gốc của mình vừa là một nhu cầu bản năng, vừa là một ý thức làm Người (cho dù ý thức ấy không phải là thường xuyên và mạnh mẽ). Với câu hỏi: Ta là ai, từ đâu tới? Nhiều thế hệ người Việt Nam đã đưa ra các câu trả lời, hoặc bằng truyền thuyết dân gian, hoặc bằng sử sách.
Trong các câu trả lời đã có, tác giả muốn đặc biệt nhấn mạnh câu trả lời cổ xưa nhất của tổ tiên chúng ta trong truyền thuyết Họ Hồng Bàng, tiếp đó, đến các câu trả lời trong hai cuốn Đại Việt sử lượcthời Trần và Đại Việt sử ký toàn thư (từ đây về sau viết tắt là Toàn thư)thời Lê ,rồi đến các câu trả lời của nhà sử học chuyên nghiệp số một Việt Nam thế kỷ 20 Đào Duy Anh (1904-1988) trong cuốn Lịch sử cổ đại Việt Nam(Hà Nội 1957, 2005, 2010) và của nhà sử học không chuyên số 1 Việt Nam thế kỷ 20 Bình Nguyên Lộc (1914-1987) trong cuốn Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam(Sài Gòn 1971).
Tác phẩm “Nguồn gốc Người Việt – Người Mường” viết về nguồn gốc của hai nền văn hóa Đá Mới Phùng Nguyên và Đồng Thau Đông Sơn; sự hình thành của các nước Xích Quỉ, Việt Thường, Văn Lang, Âu Lạc, Nam Việt (những nước được coi là của tổ tiên người Việt), từ đó làm sáng tỏ nguồn gốc người Việt – người Mười, hai tộc người vốn khác nhau từ gần 4000 năm qua.