Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 29/04/2006 00:57 (GMT+7)

Giáo sư Trịnh Văn Thảo với những nghiên cứu về trí thức Việt Nam

Nghiên cứu xã hội học về trí thức Việt Nam thế kỷ XIX-XX

* Nghiên cứu lịch sử truyền thừa và tiểu sử của 3 thế hệ trí thức Việt Nam để tìm ra sợi dây liên hệ trong việc kế thừa truyền thống Nho phong. Vận dụng phương pháp nhân học lịch sử (anthropologie historique) vào lịch sử cận đại và hiện đại Việt Nam từ 1863 đến 1845, diễn giả đã phân tích các phương thức giáo dục, đào tạo và thừa kế của ba thế hệ xã hội nối tiếp nhau trong phong trào giải phóng dân tộc: thế hệ Cần vương (1883-1896), thế hệ Duy tân (1907) và thế hệ Tây học (1925). Qua đó diễn giả nhấn mạnh đến sự hình thành và hiện diện vào khoảng 1940-1945 của hai nguồn “văn hoá trí thức” đối lập nhưng không đối kháng, vì trong mỗi tập đoàn trí thức vẫn còn tồn tại ý thức trách nhiệm của sĩ phu đối với đất nước, dù là lớp sĩ phu cũ hay mới, kế thừa truyền thống do cha ông để lại. Đó là những người kế thừa truyền thống Nho phong của dân tộc.

* Qua nghiên cứu tiển sử của gần 300 nhân vật lịch sử (nghĩa là 5% thành phần trí thức từ bậc đại học mới), phối hợp với các dữ kiện thuộc hệ thống xã hội hoá, tức ảnh hưởng lâu dài do hoàn cảnh xã hội tạo nên, và yếu tố thời cơ, nghĩa là tác động của thời sự và hoàn cảnh cụ thể từng lúc, đã đưa đến sự dấn thân của giới trí thức vào các hoạt động chính trị xã hội trong những năm 1945-1946, Trịnh Văn Thảo đã đưa ra ba mô hình văn hoá trí thức (cultures intellectuelles) xuất hiện ở Việt Nam hồi đó:

- Trí thức Tây học miền Nam Việt Nam xuất thân từ thành phần trưởng giả, địa chủ người Việt hay người gốc Hoa, có quốc tịch Pháp, hấp thụ văn hoá học đường Pháp, nói tiếng Pháp và nhiều người có vợ Pháp. Đời sống khá tự do của xã hội thuộc địa với chế độ bầu cử, tranh cử, hoạt động báo chí không những không dập tắt tinh thần yêu nước của họ, mà đã đem lại hậu quả trái ngược, khiến họ dễ dàng dấn thân vào con đường chính trị với động cơ yêu nước. Một số lớn trong tầng lớp này đã ly khai tinh thần với giai cấp mình và chế độ thực dân đã nuôi dưỡng họ, trở thành những người cách mạng chống Pháp. Diễn giả đã dẫn ra các trường hợp của gia đình Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Ngọc Thuần…

- Trí thức thừa kế những dòng họ đã kinh qua phong trào Cần Vương, phong trào Duy Tân, trải qua các biến cố năm 1925 ở miền Trung và miền Bắc (Hà Nội và vùng phụ cận Thanh - Nghệ - Tĩnh…). Mặc dầu cũng chịu ít nhiều ảnh hưởng Tây học (nhiều người đã đỗ đạt các trường lớn của Pháp), nhưng họ là những người thừa kế của lớp sĩ phu yêu nước. Một số lớn xuất thân từ đại học Hà Nội, giữ địa vị trung lưu từ sau năm 1940, chính họ đã trở thành “yếu tố căn bản” trong cuộc vận động trí thức dấn thân ủng hộ cách mạng, ủng hộ cuộc kháng chiến của chính phủ cụ Hồ năm 1945. Dẫn trường hợp của các nhân vật Vũ Đình Hoè, Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận…

- Trí thức đại khoa xuất thân từ các trường đại học có tiếng của Pháp, Anh và Đức, theo hệ thống “ưu tú cộng hoà” (méritocratie républicaine), đã được trọng vọng ngay từ thời thuộc địa, nên có thái độ dung hoà giữa hai nguồn văn hoá Đông-Tây, đề cao lý tưởng dân chủ và giá trị nhân bản. Điển hình của xu hướng này là các nhà trí thức Hoàng Xuân Hãn, Hồ Đắc Di, Tạ Quang Bửu…

Ảnh hưởng của nền giáo dục thời thuộc địa ở Việt Nam: hệ thống trường ốc và con người

Sau khi trình bày các vấn đề trên, diễn giả đề cập đến những nghiên cứu xã hội học lịch sử về cuộc tiếp xúc văn hoá Pháp-Việt. Trong phần này Trịnh Văn Thảo đề cập đến hai chủ điểm:

* Để góp phần vào việc tổng kết quá trình “khai hoá” của chế độ giáo dục thực dân ở các nước thuộc địa, Trịnh Văn Thảo nhấn mạnh đến vai trò và ảnh hưởng sâu rộng của con người, của những gương mặt ông thầy người Pháp đến dạy ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945, trong đó có những nhà trí thức tự do và đầy tâm huyết đã để lại những dấu ấn trong trí nhớ của các học trò.

Sau gần một nửa thế kỷ thực hiện chính sách thực dân nhằm đào tạo hàng ngũ trí thức phục vụ cho chế độ thuộc địa, thực dân Pháp đã thất bại khi thấy đại đa số sản phẩm xuất thân từ các trường đại học Pháp đã đi theo phong trào cách mạng và kháng chiến, đấu tranh cho dân tộc. Giải thích lý do của sự thất bại đó là những hạn chế về kinh tế, xã hội và chính trị mà thực dân đã áp đặt đối với tầng lớp trí thức, mặt khác là truyền thống yêu nước do cha ông để lại, đã kế thừa từ tinh thần duy tân noi gương Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên chính sách trường học tại Việt Nam cũng đã góp phần trong sự hoà nhập của trí thức Việt Nam vào các trào lưu văn hoá phương Tây, tiếp thu những ý tưởng nhân bản, dân chủ và tiến bộ của các nhà sư phạm xuất thân từ hệ thống “ưu tú cộng hoà”, ví dụ như các giáo sư người Pháp Houlié, Milon, V. Tardieu…

* Qua một vài luận đề của các nhà Đông phương học nổi tiếng, như Edward Said ( Đông phương học qua cái nhìn của người Tây phương), Trịnh Văn Thảo đã đặt lại một số dữ kiện lịch sử, xã hội và khoa học trong sự tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc và xã hội học ở Việt Nam, cụ thể là phong trào văn hoá “Trở về nguồn” những năm 1935-1945. Các nhà Đông phương học Tây phương ít có liên hệ với các nhà nhân học Việt Nam làm việc tại các viện nghiên cứu ở Việt Nam như Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp EFEO, Hiệp hội Nghiên cứu Đông Dương SEI… nên đã có những nhận xét phiến diện sai lệch về văn hoá Việt Nam. Từ vai trò những người phụ thuộc, trung gian, thế hệ các nhà nhân học đầu tiên ở Việt Nam đã trở thành những nhân vật căn bản trong các công trình nghiên cứu Đông phương học và đã góp một phần quan trọng trong công việc đính chính những định kiến lệch lạc về văn hoá Việt Nam của học giả nước ngoài. Đó là các học giả Nguyễn Văn Tố, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Thiệu Lâu…

Sau buổi trình bày, GS Trịnh Văn Thảo đã có cuộc trao đổi thân mật và cởi mở đối với người nghe và hy vọng sẽ có dịp giới thiệu những công trình nghiên cứu của mình với đông đảo độc giả Việt Nam qua các bản viết bằng tiếng Việt.

Nguồn: Xưa và Nay, số 235, 5/2005, tr 36-37

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương
Hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2030, Cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và biểu trưng (logo) Đại hội đại biểu Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 – 2030 được chính thức khởi động từ ngày 18/7/2025.
Xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, tập hợp, đoàn kết trí thức KH&CN phục vụ phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới
Kể từ khi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) được thành lập ngày 26/03/1983, Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam đã trải qua 9 kỳ Đại hội, mỗi kỳ Đại hội đã thực sự trở thành những mốc son quan trọng, đánh dấu bước phát triển cả về tư duy chính trị lẫn phương thức hoạt động của toàn hệ thống.
Hành trình phát triển văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục bền vững của Viện CLEF
Ngày 9/7, Viện Nghiên cứu Phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (Viện CLEF) đã tổ chức lễ kỷ niệm 5 năm thành lập. Đây là dịp để nhìn lại hành trình hình thành và phát triển của Viện, là lời tri ân sâu sắc gửi tới các đối tác, chuyên gia và cộng đồng học thuật đã luôn đồng hành, hỗ trợ và tiếp sức cho những bước tiến của Viện trong suốt thời gian qua.