Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 26/07/2006 14:04 (GMT+7)

Giáo dục - những lời tâm huyết: 6 câu hỏi lớn

1. Tại sao từ tiểu học đến đại học (ĐH) chúng ta học nhiều mà thực chất hiểu biết thực tế chẳng bao nhiêu?

Ví dụ bậc ĐH, SV chúng ta phải học gần 60 học phần nhưng khi ra trường thì vẫn như “gà công nghiệp”? Trong khi các nước tiên tiến người ta chỉ phải học 30-35 học phần mà vẫn làm được việc. Có lẽ cái mục tiêu “phát triển con người toàn diện” cần xem lại thôi...

2. Tại sao ở bậc ĐH, chúng ta sàng lọc rất kỹ ở đầu vào nhưng lại thiếu đi sự sàng lọc này trong suốt quá trình đào tạo?Lâu nay mọi người chỉ quan tâm là: làm thế nào để vào ĐH, chứ còn vào được rồi thì sẽ có ra. Đây là qui trình ngược với các nước tiên tiến.

3. Để đánh giá kết quả học tập, các nước tiên tiến họ dùng nhiều tiêu chí đánh giátrong một môn học. Điều này có tác dụng tốt, thúc đẩy cả quá trình học của người học. Còn ta thì chỉ một lần đánh giá cuối cùng là thi hết môn. Như vậy làm sao mà đánh giá cả quá trình của người học?

4. Giáo trình giảng dạy:hằng năm có hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng đổ vào việc này. Trường nào cũng soạn giáo trình, thế nhưng về cơ bản là giống nhau, sao chép của nhau, năm sau sao chép năm trước.

Kết quả là hàng đống giáo trình na ná nhau của một môn học ra đời, không bán được (vì SV chủ yếu dùng bản photo).

Tôi đã được học ở một nước tiên tiến, ở bậc ĐH và sau ĐH, họ chọn giáo trình của những học giả nổi tiếng thế giới đưa vào giảng dạy trong nhà trường, như thế vừa lợi được nhiều mặt, vừa đảm bảo nội dung giảng dạy hiện đại, cập nhật, không lạc hậu so với thế giới.

5. Tại sao không chuẩn hóa đội ngũ giảng dạy?Giáo viên cấp III mà lại không biết email là gì? (Trên chương trình “Ai là triệu phú” ấy), giáo sư ĐH thì chẳng biết dùng máy tính... Sao không chính thức hóa việc cho phép người học đánh giá người dạy để làm căn cứ đánh giá chất lượng người dạy?

6. Xã hội hóa giáo dục là đúng, cần thiết, nhưng không phải là phổ cập các bậc họcvà đồng nhất các loại hình đào tạo. Hệ đào tạo tại chức, từ xa, hệ mở... không thể so sánh với hệ chính qui về chất lượng bởi không thể áp dụng điều kiện dạy và học của hệ chính qui vào các hệ đào tạo này.

Vậy sao Bộ GD-ĐT lại có ý định mở rộng các loại hình đào tạo này và đồng nhất văn bằng giữa hệ đào tạo chính qui và các hệ đào tạo khác?

Nguồn: tuoitre.com.vn, 09/07/2006

Xem Thêm

Phú Thọ: Đề xuất xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
Sáng 26/11, Liên hiệp hội tỉnh đã tổ chức hội thảo “Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; đề xuất khâu đột phá và một số nhiệm vụ trọng tâm phục vụ xây dựng dự thảo Văn kiện ĐH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025 - 2030” đối với đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà KH thuộc các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ngãi: Tìm giải pháp hoạt động có hiệu quả cho hợp tác xã
Sáng ngày 26/11, tại thành phố Quảng Ngãi, Liên hiệp hội tỉnh đã phối hợp với Liên minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học tư vấn phản biện “Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động hợp tác xã tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2025 – 2030”.
Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…

Tin mới

Phát triển kinh tế báo chí trong chuyển đổi số
Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ sinh thái truyền thông, chuyển đổi số là một trong những giải pháp cấp thiết và quan trọng hàng đầu nhằm đạt mục tiêu “hiện đại hóa” hoạt động báo chí theo đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng là “xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.