Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 04/08/2014 18:23 (GMT+7)

Giảm ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng và chế biến thủy sản

1024x768

Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable

Ngành nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc về diện tích và sản lượng nuôi trồng với quy mô lớn. Cụ thể, năm 2012, sản lượng thủy sản của cả vùng ước đạt hơn 2,2 triệu tấn, trong đó cá nuôi là 1,7 triệu tấn và tôm là gần 400 nghìn tấn… Sản lượng thủy sản nuôi trồng của ĐBSCL chiếm khoảng 70,94% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản trong cả nước, với mức tăng trưởng hằng năm là 17,8%. Cùng với đó là sự phát triển của các cơ sở chế biến thủy sản, với tổng số các cơ sở chế biến xuất khẩu trong vùng là 206 cơ sở,… tổng công suất chế biến khoảng gần một triệu tấn/năm; giá trị xuất khẩu của toàn vùng đạt khoảng bốn tỷ USD/năm.

1024x768

Normal 0 false false false VI X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable

Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy, các hoạt động nuôi trồng thủy sản và chế biến thủy sản ở ĐBSCL đã phát sinh các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi trường, với các nguồn thải chính như: Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, nuôi cá tra công nghiệp…) chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các loại hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh đọng, các chất độc hại có trong đất phèn… Nguồn nước thải trong ngành chế biến thủy sản, chủ yếu được thải ra từ nước rửa nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, các nguồn nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, nước rửa máy móc, dụng cụ trong các phân xưởng chế biến…

Chất thải sinh hoạt trong nuôi trồng và chế biến thủy sản ước tính trung bình từ 0,5 đến một kg/ngày (đối với các trang trại doanh nghiệp).

Thành phần chủ yếu của chất thải này là thực phẩm chiếm khoảng 79,17%; giấy khoảng 5,18%; ni-lông, nhựa khoảng 6,84%…, chủ yếu là các thành phần hữu cơ dễ phân hủy. Do đó, có thể gây ra các tác động đến môi trường và nhiễm vi sinh trong quá trình phân hủy tạo ra. Bên cạnh đó, chất thải trong ngành chế biến thủy sản; nguồn khí thải từ các hệ thống lò hơi, máy phát điện, lò sấy có chứa nhiều thành phần độc hại khác nhau, là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, cho nên cần phải được xử lý theo quy chuẩn môi trường quy định…

Theo định hướng Quy hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đến năm 2020, ước đạt 812 nghìn ha; sản lượng thủy sản vào năm 2020, ước đạt khoảng ba triệu tấn/năm.

Như vậy, có thể khẳng định phát triển nuôi trồng thủy sản tiếp tục là một ngành kinh tế quan trọng của cả khu vực ĐBSCL trong thời gian tới. Tuy nhiên để phát triển một cách bền vững, theo chúng tôi trước hết, cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (BVMT) của chính quyền các cấp; các cơ quan có liên quan trong việc thực thi Luật BVMT, đối với các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy hải sản. Đặc biệt, nâng cao năng lực thẩm định, báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư, cũng như tuân thủ nghiêm ngặt quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động BVMT của các doanh nghiệp, nhất là cần kiên quyết xử lý triệt để những hành vi vi phạm các quy định của Luật BVMT. Đồng thời, nâng cao nhận thức về BVMT cho các chủ đầu tư và các chủ doanh nghiệp…, nhằm tăng cường hiệu lực quản lý về BVMT đối với các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản. Bên cạnh đó, cần sớm ban hành Quy chuẩn về nước thải nuôi trồng thủy sản, vì hiện nay nuôi trồng thủy sản thuộc ngành Nông -Lâm – Ngư, nhưng lại áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp). Đáng chú ý, việc nộp lệ phí BVMT đối với nước thải nuôi trồng thủy sản ở khu vực ĐBSCL hiện nay chưa được thực hiện một cách nghiêm túc…

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản cần dựa trên cơ sở phân vùng sinh thái, phát triển hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước và xử lý chất thải đối với ngành nuôi trồng thủy sản công nghiệp, thâm, canh… để đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường, ngăn ngừa bệnh dịch và các quy chuẩn môi trường đã quy định. Đồng thời, các chủ đầu tư canh tác nuôi trồng và chế biến thủy sản phải tập trung đầu tư và vận hành các hệ thống thu gom tập trung, phân loại hợp lý chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt; quản lý lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn nguy hại theo đúng quy định, cũng như phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống xử lý khí thải đạt tiêu chuẩn về môi trường… Qua đó, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người lao động tại các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến thủy sản và người dân trong khu vực ĐBSCL…

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.