Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 22/11/2005 14:28 (GMT+7)

Giải thưởng Nhà nước Về khoa học và công nghệ năm 2005: Phát triển và đổi mới công nghệ mạ, nhúng kẽm trong môi trường khí quyển Việt Nam

Trước năm 1988 nước ta mới chỉ có một số cơ sở sản xuất mạ kẽm nhỏ với dung dịch xi-a-nua độc hại chưa có cơ sở triển khai mạ kẽm cũng như nhúng  kẽm nóng chảy với quy mô thể tích, khối lượng sản phẩm lớn.

Từ năm 1988, các nhà khoa học đã thực hiện phương pháp mạ kẽm dung dịch không xi-a-nua, không độc hại do vậy có thể triển khai mạ ở quy mô thể tích lớn hơn như tôn  lợp, kết cấu thép, sản phẩm quy chế.

Lợi thế của công nghệ mạ kẽm bằng dung dịch NH4CL với các phụ gia hợp lý là: Không độc, phí đầu tư quy mô không lớn dễ vận hành, giá thành sản phẩm rẻ, chất lượng sản phẩm tốt. Nhiều đơn vị đã tiếp nhận công  nghệ nói trên để mạ kẽm chống ăn mòn cho các hệ thống cột VIBA, tôn lợp, vật liệu thép làm việc trong môi trường biển đảo, sản phẩm quy chế, phụ kiện kim loại trong dự án nước Phần Lan...

Từ năm 1991, trước nhu cầu nhúng kẽm các cột điện lớn vượt sông và liền sau đó là Quyết định của Chính phủ (1992) xây dựng đường dây tải điện 500 kV chuyển điện từ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình vào các tỉnh phía nam thì yêu cầu nhúng kẽm các kết cấu thép kích thước lớn càng trở nên cấp bách.

Nhóm các nhà khoa học tham gia xây dựng công nghệ nói trên đã chuyển giao công nghệ thành công tại Nhà máy thiết bị điện Ðông Anh (1991), sau đó chuyển giao hàng loạt cho các đơn vị khác của các bộ: Quốc phòng, Xây dựng, Giao thông vận tải và nhiều tỉnh, thành phố có đủ điều kiện tham gia chế tạo cột điện 500 kV.

Việc chuyển giao công nghệ này đã hình thành hệ thống các xí nghiệp nhúng kẽm trong cả nước; làm cơ sở để hình thành tiêu chuẩn ngành "Hệ thống tải điện 500 kV phủ kẽm nhúng nóng chảy" 18TCN và đã chế tạo đủ số lượng cột 500 kV góp phần đưa hệ thống tải điện bắc - nam vận hành đúng kế hoạch.

Ðến nay công nghệ nhúng kẽm nóng chảy vẫn được tiếp tục chuyển giao thêm cho một số cơ sở của ngành điện cấp sở, tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân có quy mô gia công cơ khí và chế tạo kết cấu thép lớn.

Quá trình chuyển giao công  nghệ đã được phát triển hơn về quy mô, trình độ tự động điều khiển của thiết bị, về tính thích ứng chủng loại sản phẩm cũng như các dạng năng lượng và biện pháp quản lý chất lượng.

Giá của công nghệ, cũng như các thiết bị vật tư, vật liệu... trong nước rẻ hơn rất nhiều so với nhập khẩu, thường chỉ bằng từ 10 đến 30%. Tất cả các cơ sở tiếp nhận chuyển giao công  nghệ nhúng kẽm đều khấu hao được vốn (chỉ với khối lượng một  nghìn tấn sản phẩm) và nếu sản xuất liên tục từ năm 1992 đến nay thì đều có hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Hội đồng Giải thưởng quốc gia đánh giá: Trên cơ sở thiết kế, tính toán chính xác cân bằng nhiệt độ lò đốt và quá trình công nghệ ứng với các kích thước từ 1m3 đến 40 m3 kẽm nóng chảy cũng như các dạng năng lượng khác nhau như điện, than, dầu, khí; thành phần hóa học và chế độ công nghệ về nhiệt độ, thời gian hợp lý; chế tạo các vật  liệu thép thấp các-bon (< 0,06%) và vật liệu phủ bền ăn mòn trong kẽm nóng chảy..., công trình đã phát triển đồng bộ công nghệ tạo lớp phủ mạ, nhúng kẽm bảo vệ, chống ăn mòn cho kim loại tương đương với công nghệ nước ngoài, nhưng phù hợp hiện trạng của các cơ sở trong nước về mặt bằng, công suất, năng lực tài chính, trình độ trang thiết bị và nhân công vận hành.

Công nghệ đã được chuyển giao vào sản xuất thông qua 50 hợp đồng kinh tế. Công trình đã được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích; NXB KH và KT đã xuất bản và tái bản hai quyển sách về: "Kỹ thuật mạ" và "Kỹ thuật nhúng" vào các năm 1989 - 1992 và 2000-2001; kết quả nghiên cứu của công trình đã làm cơ sở cho nhiều luận án tiến sĩ và luận văn cao học, đại học.

Nguồn: nhandan.com.vn 17/11/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.