Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 25/11/2005 14:29 (GMT+7)

Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ năm 2005: Công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản ti-tan ven biển

Do yêu cầu cần phải phát triển nhanh các cơ sở khai thác sa khoáng ti-tan ven biển Việt Nam, các nhà khoa học: KS Phạm Mạnh Cường, KS Bùi Quế, KS Nguyễn Lưu Long, cử nhân Võ Kim Cự, KS Phùng Hữu Dũng, TS Nguyễn Anh, KS Cao Văn Hồng, KS Lê Thị Tuyết Minh, KS Vũ Văn Hà đã triển khai 12 đề tài nghiên cứu công nghệ, 13 đề tài chế tạo thiết bị, hoàn chỉnh công nghệ và thiết bị thích hợp từng đối tượng riêng biệt; áp dụng kết quả nghiên cứu vào 42 cơ sở sản xuất của 14 thành viên thuộc Hiệp hội Ti-tan Việt Nam.

Kết quả đặc biệt xuất sắc là các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim đã hoàn thiện công nghệ tuyển thô bằng phân ly vít f1.200, lần đầu được chế tạo tại Việt Nam. Từ đó, đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm. Năm 1990, cả nước mới sản xuất được 10 nghìn tấn/năm, đến năm 2004, cả nước đã sản xuất và xuất khẩu hơn 435 nghìn tấn/năm (gấp 40 lần so với năm 1990).

Ðây là một công trình được nghiên cứu, chế tạo đồng bộ từ khâu chế biến thô, chế biến tinh và chế biến sâu sản phẩm ti-tan từ sa khoáng biển; có hàm lượng khoa học cao, tạo ra nhiều sản phẩm mới để xuất khẩu và ứng dụng vào một số ngành sản xuất trong nước, chấm dứt việc nhập khẩu sản phẩm nói trên; xóa bỏ hoàn toàn việc khai thác và tuyển thô thủ công trong phạm vi toàn quốc; chuyển hóa toàn bộ công đoạn khai thác, tuyển thô sang quy mô công nghiệp và cơ giới hóa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã góp phần quyết định vào sự tăng trưởng nhanh chóng về sản lượng ti-tan của cả nước.

Trong thời gian qua, Viện Nghiên cứu Mỏ và Luyện kim đã thực hiện nghiên cứu, chế biến sâu quặng Ti-tan, tạo vật liệu vỏ bọc que hàn chất lượng cao. Xóa bỏ việc nhập khẩu vật liệu nói trên đối với cơ sở sản xuất que hàn.

Trong quá trình thực hiện cụm công trình, các nhà khoa học đã đào tạo được một đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề trong khai thác, chế biến khoáng sản; tạo việc làm và thu nhập cao cho hàng vạn người lao động ở vùng xa, vùng sâu, hải đảo, nâng cao mức sống người dân địa phương; công nghệ và thiết bị do Viện chế tạo không thua kém các nước trong khu vực. Hiệu quả của quá trình sản xuất rất cao, hàm lượng chất thải < 0,5%, đạt mức cho phép. Ðã tận thu được tài nguyên do khai thác được quặng nghèo < 1% khoáng vật có ích, thấp hơn hàm lượng biên tối thiểu cho phép.

Hội đồng Giải thưởng Quốc gia đánh giá: Lần đầu ở nước ta đã nghiên cứu, ứng dụng thành công các công nghệ, thiết bị đặc chủng, làm giàu khoáng sản ti-tan (thu hồi quặng in-me-nhít, ru-tin, zi-con, mo-na-xit) và công nghệ chế biến in-me-nhít cho các mỏ ti-tan ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Thuận và chỉ tiêu kỹ thuật cao.

Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào sản xuất trên phạm vi toàn quốc từ hàng chục năm nay. Các thiết bị kết quả nghiên cứu của cụm công trình đã không ngừng được cải tiến, nâng cấp, hoàn chỉnh, ngày càng phát huy tác dụng trong việc khai thác không chỉ cho ti-tan mà cho một số khoáng sản khác. Các kết quả nghiên cứu của cụm công trình đã góp phần đưa trình độ công nghệ trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản ti-tan nước ta lên ngang tầm với trình độ trong khu vực, chuẩn bị cho những bước phát triển mới.

Nguồn: nhandan.com.vn 19/11/2005

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.