Giá trị của sam biển
- Limulus polyphenus phân bố ở ven bờ Đại Tây Dương của châu Mỹ, từ Maine đến Floria và vùng vịnh Mêhico.
- Tachypens tridentatus thường phân bố ở châu Á, dọc bờ biển phía tây nam Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan và Philippin và ven bờ Ấn Độ Dương thuộc vùng biển Sumatra Inđonexia.
- Loài Carcinosseorpuis Rotundicauda có nhiều ở bờ tây Malaixia, vùng cửa sông Mae Thái Lan và bờ viển Ấn Độ
- Loài Tachypeus gigas phân bố ở dọc bờ biển Malaixia. Singapor biển Ấn Độ, bán đảo Trung Ấn và quanh đảo Java Indonxia. Bốn loại Sam này có đặc điểm là không sống lẫn lộn, phân bố riêng từng loài, ở các vùng biển đặc trưng.
- Đối với loài Tachypleus gigas sinh sản quanh năm, thường ở các bãi cát có mức thuỷ triều cao, từ thời kỳ trăng non cho đến khi trăng tròn và thường tập hợp thành đàn di chuyển tới hướng bờ biển để đẻ trứng trong tổ trên cát. Ấu trùng Sam di cư vào vùng ven triều ngay khi mới nở. Thức ăn của Sam là nhuyễn thể hai mảnh vỏ và các chất hữu cơ bị phân huỷ. Sinh trưởng của Sam biển rất chậm, con đực sau 9 - 10 năm mới thành thục, con cái thời gian dài hơn sau 10 đến 11 năm. Mỗi năm sam chỉ lột xác một lần và sẽ hoàn toàn ngừng lột xác sau khi đã thành thục. Sam biển có đốt thân trước hình móng ngựa và có đuôi dài, thon dần. Dịch bạch huyết của Sam có màu xanh lơ vì chúng có nguyên tố đồng (Cu) trong sắc tố màu ở dạng homocyanin. Tế bào máu của sam là một loại bạch cầu các bạch cầu này có hình elip có nhân to, các chất tế bào bao bên ngoài bằng các hạt phân đoạn lớn có đầy đủ các yếu tố cần thiết cho cơ chế làm đông máu. Khi được kích thích bởi một lượng nội độc tố (endotoxin) nào đó, các bạch cầu sẽ tấn công rất nhanh đồng thời hình dáng của chúng biến đổi và phát triển từ tế bào này đến tế bào khác. Các bạch cầu bị tấn công khi đó sẽ tan ra hoặc tiêu đi đuổi các protein đông đặc tạo thành một chất keo hoặc các cục đông lại. Nếu trong huyết tương tìm thấy một loại protein huyết thanh leetin quan trọng thì rất dễ chẩn đoán sự có mặt của vi khuẩn Gram âm. Đường ruột, dạ dày của con người là nơi trú ẩn tốt cho vi khuẩn Gram âm. Nếu như nội độc tố của vi khuẩn gram âm xâm nhập vào máu, chúng sẽ tác động lên hệ thống trao đổi chất, hệ thống hoocmon, tế bào não và máu...
Nhiều năm trước đây người ta vận dụng phương pháp thử bằng vacxin thỏ để phát hiện ra nội độc tố trong cơ thể con người. Ngày nay trên thế giới nhu cầu kiểm tra độc tính của các dược phẩm, các chất thay thế máu, vác xin, huyết thanh, các sản phẩm của công nghệ sinh học và các chất phụ trợ ngày càng nhiều, do đó nếu tiếp tục dùng phương pháp dựa trên sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của thỏ sau khi đưa các chế phẩm thí nghiệm vào ven dẫn đến chi phí tăng cao cho động vật thí nghiệm, mỗi mẫu không ít là ba con thỏ mới có thể nhận được kết quả đáng tin cậy. Hơn thế nữa độc tính của một số loại dược phẩm không thể xác định trên thỏ. Phương pháp này là rất không nhạy cảm. Vì vậy phương pháp xác định các độc tố trên cơ sở phản ứng tạo tủa nhờ các dịch chất hemôlimphô của sam biển có ý nghĩa cực kỳ lớn.
Sử dụng phương pháp này rất nhạy và nhanh, đơn giản trong thao tác, không đòi hỏi các máy móc hiện đại, có thể tiến hành trong phòng thí nghiệm ở các nhà máy và ngay tại các hiệu thuốc. Thời gian xét nghiệm ngắn từ 1 đến 2 giờ. Ở Hoa Kỳ, Nhật Bản... sử dụng thuốc thử độc tố trên cơ sở của máu sam Limulus polyphimus (LAL - TEST) cho phép các hãng thực phẩm giảm 50% số lượng thỏ dùng để thí nghiệm, chi phí cho phân tích rẻ gấp 5 lần so với phương pháp làm trên thỏ.
Điều quan trọng hơn “thuốc thử độc tố” sử dụng nó đã phát hiện các chất nội độc tố của vi khuẩn gram âm trong máu, nước tiểu, dịch tuỷ, thần kinh đầu và cột sống. Độ nhạy cảm của thuốc này cho phép chẩn đoán sớm các bệnh gây bởi vi khuẩn gram âm cũng như đã xác định sự bình phục hoàn toàn của sức khoẻ con người. Ngoài ra thuốc thử còn cho phép nhanh chóng phân biệt cơ thể gây bệnh (gram âm hay dương) và qua đó chọn chính xác các loại kháng sinh để điều trị. Sản xuất bạch cầu chiết từ Sam biển được gọi là LAL và đã được thế giới công nhận là một công cụ thử nội độc tố (endotoxin) rất tốt. Hãng cape cod Inc đã tổ chức sản xuất quy mô lớn từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước. Sau đó đã phát triển thêm 8 công ty sản xuất ở quy mô thương mại và thiết lập nhiều cơ sở sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ là những nơi có nguồn Sam biển dồi dào...
Để bảo vệ Sam biển tránh suy giảm nguồn lợi, các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học Quốc gia (NIO) vùng GOA Ấn Độ đã nghiên cứu thành công phương pháp hút 200 ml máu từ Sam biển. Sau đó có thể cho máu 3 - 4 lần trong 1 năm. Với cách làm này đã góp phần bảo vệ nguồn lợi sam biển.
Ở Việt Nam, trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước các chuyên gia Liên Xô đã khảo sát và nghiên cứu hoạt tính sinh học của sam biển ở miền Trung Việt Nam đã phát hiện nguồn Sam biển dồi dào. Từ máu Sam biển có thể tạo ra các loại thuốc thử độc tố của các chế phẩm thuốc dùng trong y học, đồng thời kiểm tra phương pháp thu nhận chế phẩm cho thuốc thử độc tố từ máu Sam biển. Kết quả là hàm lượng hemolympho ở Sam biển Việt Nam nhiều gấp 3 lần đến 4 lần so với Sam biển ở Nhật Bản và vùng Floria Hoa Kỳ. Trữ lượng nguyên liệu cho phép thoả mãn nhu cầu để chế biến phục vụ cho Việt Nam và xuất khẩu cho các nước khác. Đồng thời cho thấy chỉ cần khoanh vùng nuôi 2.000 con sam biển là đủ để sản xuất mỗi năm 100.000 liều thuốc thử độc tố, với giá ước tính từ 3 - 5 USD/1 liều.
Các chuyên gia Liên Xô cũng đã đề xuất đầu tư xây dựng tại Đà Nẵng cơ sở thí nghiệm để chiết tách các chất có hoạt tính sinh học từ Sam biển và các hoạt động biển khác. Ví dụ như chiết tách kitin Kitosan từ vỏ tôm cua là những hoạt chất polymer tự nhiên để sử dụng trong các chế phẩm nha khoa, bôi các vết thương, các chất hoạt tính miễn dịch, da nhân tạo dùng trong y dược, các ngành kinh tế khác như nông nghiệp, công nghiệp hoá chất... Từ thực tiễn đó đặt ra cho các cơ quan khoa học về biển, y dược học, các cơ quan quản lý nghề cá cần có kế hoạch quy hoạch bảo vệ các động vật biển, đầu tư nghiên cứu sản xuất chiết xuất các chất hoạt tính sinh học cao để phục vụ cho phát triển kinh tế và xuất khẩu, góp phần xoá đói giảm nghèo cho ngư dân vùng ven biển và tuyến đảo.
Nguồn: Biển Việt Nam, số 7 + 8 - 2007, tr 27