Gia cố nền đất yếu bằng công nghệ đầm nén kết hợp với hút chân không trong xây dựng
- Đào, nạo vét hết lớp bùn, đất xấu.. cho tới lớp đất thịt, trải lớp vải địa chất, đổ cát, đất thịt, đá dặm… rồi đầm, nén… cho đến khi đạt cường độ theo yêu cầu. Mất nhiều thời gian và tốn kém.
- Gia cường bằng tải trọng. Đổ cát cao 3 - 4m để cho lún dần, cho đến khi nền đất ổn định. Mất khá nhiều thời gian, không cẩn thận có thể bị lún tiếp tục bởi tại trọng tĩnh do trọng lượng của lớp đất cát, xi măng, nhựa đường bề mặt, cùng với tải trọng động khi đưa vào vận hành… Điều đó đã xảy ra đối với đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q. Bình Thạch), chợ đầu mối Tam Bình (Q. Thủ Đức)…
- Gia cường bằng cọc bê tông cốt thép (rất tốn kém) hoặc cọc xi măng đất (ít tốn kém hơn) song giá thành vẫn cao, thời gian thi công chậm… vẫn có khả năng tồn tại các điểm địa chất yếu, nằm giữa khoảng các cọc, dễ xảy ra “lõm” cục bộ trong quá trình vận hành với tải trọng nặng.
- Ứng dụng công nghệ “Bấc thấm” cùng với gia tải bằng cách đổ cát cao 3 - 5m cho đến khi lượng nước ở các lớp bùn đất theo bấc thấm trào lên, chảy ra các mương máng xung quanh. Với công nghệ này, nền đất ổn định tương đối đồng đều, giá thành tương đối rẻ, song tốn rất nhiều thời gian và cũng khó mà hút hết nước như mong muốn, nhất là đối với những vùng đất có mạch nước ngầm cao.
- Ứng dụng công nghệ “ Đầm nén, kết hợp với hút chân không cao” do TS. Từ Sỹ Long, Viện trưởng Viện nghiên cứu xử lý nền đất yếu Cảng Long - Thượng Hải - Trung Quốc. Đây là sáng chếc ủa TS. Từ Sỹ Long và nhóm cộng tác ở Thượng Hải, bạn đã xử lý trên 50 triệu m3 nền móng ở Trung Quốc đạt kết quả rất tốt, được nhiều nước mời hợp tác như: Malaysia, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan, Ấn Độ… và bạn đã đến Việt Nam, đi khảo sát vài nơi, mong muốn được hợp tác với ta.
Tính vượt trội của công nghệ này có thể tóm tắt như sau:
- Thời gian thi công nhanh, có thể rút ngắn 50%. Giá thành giảm chừng 30% so với các công nghệ khác.
- Không sử dụng bất cứ phụ gia gì, cho nên được xem là công nghệ thân thiện với môi trường.
- Tùy mức độ tích nước của bùn, đất… mà mức độ hút chân không cũng như số lần đầm, nén thích hợp do nhà khảo sát, thiết kế quyết định, cho đến khi cường độ đất đạt yêu cầu của tư vấn thiết kế.
Với công nghệ này, có khả năng ổn định được nền đất yếu trở thành nền đất rắn… với độ sâu 6 – 8m, ngăn chặn được nước thẩm thấu ngược.
Nền đất yếu sau khi xử lý sẽ trở thành nền đất rắn, ổn định đồng đều trên diện tích rộng mà nhà tư vấn thiết kế yêu cầu. Điều đó rất thích hợp trong việc xây dựng các xa lộ, đường cao tốc, các khu công nghiệp, sân bay, đô thị lấn biển, đô thị mới được san lấp tôn cao nền, từ những vùng đất mà trước đây là ao, hồ…
Việc xây dựng nhà cao tầng ở các nền đất đã được xử lý bằng công nghệ cần phải tính toán cụ thể, có khả năng giảm được độ dài hoặc tiết diện của cọc bê tông cốt htép khi làm nền móng.
Dù chưa có được những tài liệu, kỹ thuật tính toán cụ thể, song có thể khẳng định đây là công nghệ mới, có nhiều tính ưu việt, rất thích hợp với vùng đất phía Nam nước ta. Cần được các cấp có thẩm quyền quan tâm, đi sâu nghiên cứu và có thể hợp tác với bạn để tiếp nhận và cho phép ứng dụng công nghệ này ở nước ta.