Dơi sử dụng ánh sáng phân cực làm la bàn trong đêm
Dơi tai chuột Myotis Myotis là động vật có vú đầu tiên được biết về khả năng điều hướng bằng cách sử dụng ánh sáng phân cực - các sóng ánh sáng song song với nhau và dao động trong một mặt phẳng. Theo một nghiên cứu mới của các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Queen's Belfast, Anh, đăng trên Tạp chí Nature Communications, những con dơi sử dụng các tia sáng phân cực vào lúc hoàng hôn để điều chỉnh la bàn nội bộ của chúng và bay đúng hướng.
Stefan Greif, nhà sinh vật học và là đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Hàng đêm xuyên suốt các mùa xuân, hạ và thu, dơi rời khỏi nơi trú ẩn của chúng trong các hang động, cây cối và các tòa nhà để đi tìm côn trùng làm mồi".
Dơi thường bay hàng trăm dặm mỗi đêm và trở về nơi cư trú trước khi mặt trời mọc để tránh kẻ thù. Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa rõ những con dơi làm cách nào để đạt được khả năng điều hướng này. Dơi được biết đến là dùng phương thức định vị bằng tiếng vang để phát hiện con mồi và liên lạc với đồng loại trong lúc bay. Nhưng khả năng này chỉ đạt được trong phạm vi khoảng 50 mét, do đó, loài động vật này phải sử dụng phương thức khác để nhìn xa hơn về phía trước.
Trong nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đã cho 70 con dơi cái trưởng thành xuất hiện trong 2 loại mô hình ánh sáng phân cực lúc hoàng hôn. Sau đó, họ thả chúng tại 2 địa điểm khác nhau ở Bulgari lúc 1 giờ sáng, khi không có ánh sáng phân cực và cách tổ của chúng khoảng 20-25 km. Các nhà nghiên cứu đã gắn những thiết bị phát nhỏ trên lưng dơi để theo dõi chuyển động của chúng.
Những con dơi tiếp xúc với ánh sáng phân cực thay đổi, đã bay từ góc bên phải sang hướng của các con dơi dơi tiếp xúc với ánh sáng phân cực không thay đổi, cho thấy chúng đã sử dụng ánh sáng phân cực để định hướng đường bay. Loài động vật này có thể sử dụng kết hợp phương thức định vị bằng tiếng vang, thị giác, vị trí của mặt trời hay những vì sao và từ trường Trái đất để định hướng bay.
Dơi không phải là động vật duy nhất có thể phát hiện ánh sáng phân cực. Ong có các cơ quan thụ quang đặc biệt để nhìn thấy ánh sáng phân cực, còn chim, cá, động vật lưỡng cư và bò sát đều có các cấu trúc tế bào hình nón trong mắt giúp chúng phát hiện loại ánh sáng này. Thậm chí, bọ hung có thể sử dụng ánh trăng phân cực để điều hướng. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn chưa chắc chắn về cách các sinh vật này phát hiện ánh sáng phân cực.
Các mô hình phân cực hầu hết dễ dàng được quan sát thấy ở một góc 90 độ từ vị trí của mặt trời lúc bình minh hoặc khi hoàng hôn. Tuy nhiên, dơi có thể phát hiện các mô hình phân cực sau khi mặt trời lặn hoặc khi trời nhiều mây.
Nhiều loài dơi đang suy giảm ở châu Âu do các tua bin gió đặc biệt nguy hiểm với loài động vật này. Mặc dù những con dơi có thể phát hiện ra các tuan bin, nhưng các cánh quạt của chúng tạo nên những mô hình gió làm chodơi như bị uốn cong.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, dơi là loài kiểm soát dịch hại tự nhiên, vì vậy, bảo vệ chúng sẽ tiết kiệm hàng triệu USD.