Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 25/09/2014 15:24 (GMT+7)

Điện mặt trời sáng cả ngày lẫn đêm

  Theo một dự án nghiên cứu đang được tiến hành ở Đức thì điện mặt trời có thể đáp ứng 70 đến 80% nhu cầu về điện năng của các hộ gia đình và chỉ với giá bằng khoảng một nửa hiện nay. Có hai lý do để đạt được điều này, trước tiên vì giá pin năng lượng mặt trời (solar cell, hay còn gọi là pin quang điện) giảm mạnh; thứ hai, nhờ công nghệ lưu điện mới mà Viện Công nghệ Karlsruhe (Karlsruhe Institute of Technology - KIT) đang thử nghiệm. 


Để lưu điện, các nhà khoa học ở KIT kết hợp các tấm pin quang điện với pin lithium - ion và thiết bị biến tần chuyển điện một chiều thành điện xoay chiều. Khi không có ánh sáng trời , cơ sở này vẫn có thể cung cấp điện do các pin thithium-ion có khả năng lưu trữ năng lượng mặt trời. Tại đây, các nhà khoa học lắp đặt 100 bộ thiết bị có cấu hình khác nhau; dữ liệu về hoạt động của chúng được theo dõi và phân tích liên tục để xem cấu hình nào phù hợp nhất cho việc hòa vào lưới điện và có hiệu quả kinh tế nhất cho người sử dụng. Cơ sở này có công suất một megawatt, trở thành nơi cung cấp điện mặt trời có lưu điện lớn nhất Đức hiện nay, theo lời trưởng dự án KIT, Olaf Wollersheim. 

Điều đặc biệt ở dự án của KIT là sự phát triển phần mềm điều khiển pin thông minh mang tên Competence E. Software, có thể kiểm soát các yếu tố như nhiệt độ, mức độ sạc, cường độ năng lượng mặt trời và đặc tính của pin. 

Dự án đặt ra mục tiêu chính là tạo sự hài hòa giữa sản xuất điện với biểu đồ tiêu thụ điện của các hộ gia đình hoặc doanh nghiệp. Thông thường, các cơ sở điện mặt trời sản xuất nhiều điện nhất vào buổi trưa, tuy nhiên đây cũng là thời điểm tiêu thụ điện thấp. Cơ sở của KIT có khả năng tránh sự khai thác cực đại vào buổi trưa và cung cấp điện vào những thời điểm khác trong ngày.

Tại KIT, nơi làm việc và học tập của 9.400 nhân viên và 24.500 sinh viên, điện mặt trời đang phục vụ cho hoạt động của các thiết bị nghiên cứu cỡ lớn. Xét cả năm, điện mặt trời đáp ứng khoảng 2% nhu cầu và bảo đảm sinh lời: với khoản tiền đầu tư 1,5 triệu Euro và tuổi thọ là 20 năm, KIT mỗi năm tiết kiệm khoảng 200.000 Euro chi phí tiền điện. “Chúng tôi tin chắc rằng, điều này [công nghệ lưu điện mặt trời] sẽ tạo cú hích đối với sản xuất điện mặt trời, vì giá điện mặt trời thấp hơn so với giá điện từ mạng lưới công cộng,” nhà vật lý này giải thích. “Một cơ sở tích điện mặt trời có thể đáp ứng tới 80% lượng điện tiêu thụ cả năm của một khu chung cư.”

Tùy theo chi phí lắp đặt, người tiêu dùng phải đầu tư cho thiết bị lưu điện mặt trời từ 6 đến 12 cent cho một kilowatt giờ - trong khi giá điện bình quân của hộ gia đình ở Đức hiện nay vào khoảng 29 cent.

Do được sản xuất với số lượng lớn ở Trung Quốc nên giá tấm pin quang điện đã giảm mạnh, khiến người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc quyết định sử dụng điện mặt trời. Tuy nhiên, để chuyển sang dùng điện mặt trời, các hộ gia đình cần một khoản đầu tư ban đầu lớn bởi vậy ông Olaf Wollersheim cho rằng, trong tương lai cần có những mô hình chi tài chính đặc biệt để xử lý vấn đề này.
Theo báo Thương mại (Đức)

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.