Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 13/04/2007 22:40 (GMT+7)

Điện hạt nhân: rẻ và đắt -Bài học từ nước Anh

Điều này còn tuỳ thuộc vào việc bạn đứng ở phe nào! Những người vận động cho điện hạt nhân hăng hái chứng minh rằng mọi thứ đã thay đổi, đặc biệt là công nghệ và các vấn đề an toàn. Thủ tướng Anh Tony Blair đã nói ông sẵn sàng xem xét lựa chọn điện hạt nhân nếu như ông có thể làm cho dân chúng tin rằng nó an toàn và kinh tế. Điều quan trọng hơn đối với các nhà chính trị là điện hạt nhân được đánh giá là năng lượng rẻ tiền hơn than hoặc gió. (?) Năng lượng hạt nhân hiện cung cấp 16% nhu cầu điện năng của thế giới. Một tấn nhiên liệu hạt nhân cho năng lượng tương đương với việc đốt 120.000 tấn than. Khác với nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu Urani có thể tái sử dụng.

Nỗi sợ dai dẳng?

Phe phản đối việc sử dụng nhiên liệu hạt nhân thường khuấy động những ký ức về ba tai nạn hạt nhân: Sellafield (Anh), Three Mile Island (Hoa Kỳ) và Chernobyl để ám ảnh mọi người về “gót chân Asin” của điện hạt nhân. Sau các tai nạn này, không có nhà máy điện hạt nhân nào được lên kế hoạch và được xây dựng tại Anh và Hoa Kỳ. Trong một chiến dịch vận động tranh cử, Đảng Xanh của nước Anh đã cảnh báo rằng một nhà máy điện hạt nhân chỉ sản xuất điện trong 30, 40 năm trong khi lại sản xuất các chất thải phóng xạ độc hại cho hàng ngàn, hàng triệu năm sau.

Tuy nhiên các nhà công nghiệp hạt nhân tại Anh nói rằng chất thải phóng xạ đã được cất giữ ở nước này từ những năm 1950 đến nay mà chưa xảy ra vấn đề gì, chưa làm ai thiệt mạng; trong khi các kỹ sư nói rằng họ đã rút được nhiều bài học từ các tai nạn tại các nhà máy hạt nhân. Những người vận động cho hạt nhân lập luận rằng năng lượng này không thải khí cacbon làm trái đất nóng lên cũng như không thải ra các hoá chất có lưu huỳnh gây ra mưa axit.

Nước Anh đặt mục tiêu đến năm 2020 sẽ cắt giảm 20% lượng khí thải cacbon; trong khi đó sự lựa chọn thuỷ điện hoặc phong điện phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố địa lý. Tuy nhiên tổ chức Những người bạn của Trái Đất ( Friends of the Earth) khẳng định rằng việc đầu tư cho chương trình xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới là không đúng đắn. Theo họ, việc tăng gấp đôi công suất các nhà máy điện hạt nhân ở Anh chỉ giúp cắt giảm không quá 8% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Đóng cửa lần lượt?

Từ những lý lẽ hết sức trái ngược trên, Chính phủ phải đi đến quyết định hoặc là ủng hộ cho công nghiệp hạt nhân đang chịu nhiều chỉ trích, hoặc là tiếp tục nhập khẩu năng lượng nhiều hơn nữa. Có thể cần phải rút kinh nghiệm bài học Thuỵ Điển: cách đây 25 năm người dân Thuỵ Điển đã bỏ phiếu cho việc từ bỏ điện hạt nhân nhưng lại thiếu giải pháp thay thế hiệu quả; kết quả là hiện nay Thuỵ Điển là nước tiêu thụ điện hạt nhân nhiều thứ ba ở châu Âu và thứ mười của thế giới.

Anh hiện nay có 14 nhà máy điện hạt nhân đã nhiều tuổi và sẽ lần lượt đóng cửa đến năm 2023. Khi đó tỷ lệ điện hạt nhân dự kiến sẽ giảm xuống chỉ còn 7% so với 20% hiện nay. Chính phủ cần hành động nhanh chóng nếu lựa chọn việc mở rộng công nghiệp hạt nhân vì phải mất 10 năm để lập kế hoạch và xây dựng một nhà máy điện hạt nhân. Trong khi đó, theo ông Roger Highham của tổ chức Những người bạn của Trái Đất, “Các tuabin gió và năng lượng thuỷ triều có thể được chấp nhận rất nhanh chóng”.

Phí tổn cho việc lựa chọn điện hạt nhân tối thiểu sẽ là 10 tỷ bảng Anh (17 tỷ USD) trong một thời gian khoảng 20 năm.

Hạ gục dầu mỏ?

Năng lượng hạt nhân được xem là rẻ hơn dầu mỏ và khí thiên nhiên (với giá dầu mỏ vượt quá 28 USD/barrel). Trong điều kiện giá dầu mỏ luôn ở mức hơn 50 USD/barrel như hiện nay, năng lượng hạt nhân thực sự là một sự lựa chọn sáng suốt về mặt kinh tế. Nhưng liệu ai có thể tiên đoán giá dầu mỏ của một hai năm tới, ba bốn thập niên mới sẽ là bao nhiêu? Cũng như thời tiết, tương lai của giá dầu mỏ là một yếu tố rất khó dự báo.

Một yếu tố khác là tình hình tài chính của British Energy, công ty đang cai quản các nhà máy điện hạt nhân ở Anh. Công ty cần đầu tư một cách mạo hiểm sau nguy cơ gần như sụp đổ vào năm 2002 do sự sụt giá điện bán buôn. Và thêm nữa, chi phí để tháo dỡ nhà máy điện hạt nhân Magnox đã đóng cửa đang làm điêu đứng BNFL (Công ty Nhiên liệu hạt nhân Anh), công ty nhà nước đang tái chế nhiên liệu hạt nhân ở Sellafield - một công việc cũng rất tốn kém. Tuy nhiên chẳng có nhà đầu tư nào lại vui vẻ bỏ tiền của mình vào một lò phản ứng không thể đem lại lợi nhuận trong nhiều năm. Do vậy cam kết hỗ trợ của chính phủ là yếu tố sống còn để bù đắp lỗ hổng khổng lồ về tài chính của công nghiệp hạt nhân.

Công nghiệp hạt nhân lại còn bị ngáng chân bởi những vấn đề kế hoạch. Để được phê chuẩn, lò phản ứng Sizewell B ở Suffolk đã phải chờ đợi 6 năm - một thời gian quá dài đối với một đất nước mà những nguồn cung cấp năng lượng nội địa đang dần dần cạn kiệt.

Những lựa chọn rẻ hơn

Tại Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Scotland năm 2005, Hoa Kỳ đã đưa ra kế hoạch phát triển thế hệ lò phản ứng hạt nhân thứ IV ( Generation IV) nhằm “mở rộng cơ hội sử dụng năng lượng hạt nhân”. Theo Hội Công nghiệp Hạt nhân ( Nuclear Industry Association) thì sự ủng hộ của dân chúng Hoa Kỳ cho việc tiếp tục sử dụng năng lượng hạt nhân tại Hoa Kỳ đã đạt mức kỷ lục là 70% số người được thăm dò.

Các cố vấn khoa học của Thủ tướng Tony Blair cũng coi việc xây các lò phản ứng hạt nhân mới là cách duy nhất để đáp ứng mục tiêu cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính cho nước Anh. Hội Công nghiệp Hạt nhân cho rằng nếu Chính phủ hành động nhanh chóng để một thế hệ các lò phản ứng hạt nhân mới được vận hành thì mục tiêu cắt giảm 10% khí thải vào năm 2010 có thể đạt được. Tuy nhiên để xác định được các vấn đề chính sách và tài chính cụ thể, cần phải mất nhiều năm.

Tiến sĩ Keith Melton của Trung tâm Năng lượng Mới và Có thể tái tạo ( New&Renewable Energy Centre) cũng tin rằng năng lượng hạt nhân có lợi thế về vấn đề khí thải CO 2; nhưng ông không đồng ý trong việc coi hạt nhân là nguồn điện năng rẻ tiền. Ông nói: “Tôi nghĩ chi phí cho hạt nhân sẽ cao hơn chi phí cho các nhiên liệu hoá thạch. Nếu giá dầu mỏ tăng đến 100 USD/barrel và kéo theo giá gas và điện, điều đó có thể sẽ khác. Nhưng vào lúc này, chủ đề là CO 2”. Trong cuộc tranh luận về tính kinh tế của năng lượng hạt nhân năm 2002, có một kết luận đáng quan tâm là: trong 20 năm tới, điện hạt nhân sẽ đắt hơn phong điện trong khi điện mặt trời và thuỷ điện sẽ ngày càng rẻ.

Tổ chức Những người bạn của Trái Đất vạch rõ năng lượng hạt nhân chỉ có thể đáp ứng một phần (hiện tại khoảng 5%) nhu cầu năng lượng của loài người. Ông Roger Highham nói: “Vào lúc này đây, tất cả những chiếc ôtô của chúng ta, tất cả những chiếc máy bay của chúng ta và đại đa số các hệ thống sưởi trung tâm của chúng ta đều phụ thuộc vào năng lượng hoá thạch”.

Dù sao, điện hạt nhân cũng không phải là tất cả!

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.