Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ bảy, 30/09/2006 18:44 (GMT+7)

Đi Singapore chữa ung thư: “Vật lộn” nơi đất khách

Chúng tôi đến nhà anh sau 10 ngày người vợ đột ngột ra đi. Trên bàn thờ đặt giữa nhà là gương mặt của một người phụ nữ ưa nhìn với ánh mắt hiền dịu, dễ gần. Giọng anh Nghĩa chùng xuống: “Tôi không ngờ cô ấy lại ra đi nhanh như vậy. Trước đó, khi đi khám lại để truyền tiếp hóa chất, bác sĩ vẫn nói: OK, tốt lắm, mẫu máu tiến triển rất tốt. Biết rằng đây là căn bệnh nan y, nhưng tôi vẫn bất ngờ”. Rồi anh kể lại:

“OK, tốt...”

Chị Ngân Thanh, vợ anh, phát hiện bị ung thư phổi khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Thực ra, chị đã có những dấu hiệu bất thường từ năm 2004, nhưng tại phòng khám tư nhân, bác sĩ xem phim rồi bảo không sao cả, những nốt ở phổi như thế này là bình thường. Thế là, họ yên tâm về nhà điều trị bệnh dạ dày. Sau mấy đợt thuốc kháng sinh mà không khỏi, người chị gày sút, ăn uống kém, có những đêm ho rất dài. Lúc đó, gia đình nhận định rằng đó là do bệnh ở phổi gây ra. Anh chị thu xếp đến Viện Lao và Bệnh phổi TW khám. GS Cồ khi xem phim cũ đã nhận ra ngay căn bệnh nan y này. Khi nghe hai chữ “ung thư”, người anh lạnh toát. Nhưng do vẫn chưa tin vào thực tế phũ phàng này, anh đưa chị đi chụp CT scanner, vào Bệnh viện K xét nghiệm mẫu bệnh phẩm. Kết quả không có gì khác. Khối u ác tính đã lan tỏa khắp hai lá phổi nên không thể phẫu thuật được nữa. Chị được truyền hóa chất tại Bệnh viện K 7 đợt, nhưng không đáp ứng.

Thế rồi, một người bạn giới thiệu ông bác sĩ ở Singapore. Theo số điện thoại ghi trên danh thiếp, anh liên hệ trực tiếp với bác sĩ. Tháng 6/2005, anh chị khăn gói sang Bệnh viện Gleneagles, Singapore chữa bệnh. Họ kiểm tra toàn bộ cơ thể thì phát hiện bệnh đã di căn vào não, vào xương. Quá trình điều trị kéo dài đến đầu tháng 12 với 6 đợt truyền hóa chất. Khi đó, anh chị rất mừng khi bác sĩ thông báo mẫu máu đã trở về bình thường, chỉ số ung thư chỉ điểm CEA chỉ còn hơn 5 (lúc mới sang là 23). Trở về nước, họ vẫn đều đặn dùng viên đạm chống ung thư theo chỉ dẫn của bác sĩ tại Singapore. Có những lúc họ rất lạc quan vì kiểm tra thấy chỉ số CEA có lúc chỉ còn 1,5. Đến tháng 3/2006, họ sang Singapore để khám lại. Bác sĩ bảo: OK, tốt, không sao cả!

Thế nhưng...

Bắt đầu từ bên đấy trở về, thì chị bị đau lưng, dấu hiệu báo bệnh bắt đầu tấn công trở lại. Đi khám lại ở Bệnh viện K thì bác sĩ chỉ lắc đầu, chối đây đẩy. Nghe nói ở Bệnh viện 108 có máy CT scanner xương, anh đưa chị đến làm. Qua kết quả, bác sĩ ở đây nói: chưa ăn thua. Thế là họ cứ như vậy về nhà. Đến cuối tháng 7 thì chị có hiện tượng đi ngoài kém, họ lại sang Singapore. Chị lại được truyền tiếp một đợt hóa chất nữa rồi về nhà kết hợp với uống lá đu đủ. Khi trở lại Singapore lần thứ hai, bác sĩ kiểm tra, vẫn bảo: OK, mẫu máu tiến triển rất tốt. Lúc đấy, họ đã nghe tin về cái chết của anh Lê Hưng (nhân vật được đề cập trên KH&ĐS số 78, ra ngày 29/9) và biết rằng không còn hy vọng gì nữa. “Nhưng không ngờ thuốc ngấm quá mạnh, một tuần sau cô ấy mất dù trước đó vẫn đi lại, ăn uống tốt”.

ấn tượng của anh về bệnh viện của Singapore là máy móc hiện đại, trình độ bác sĩ cao hơn, thái độ tiếp đón rất dễ chịu... Chỉ có điều, chi phí rất đắt. Những tháng ngày vật lộn với bệnh tật của hai vợ chồng anh ở Singapore đã tiêu tốn tới ngót tỷ bạc, trong đó có những đợt cấp cứu mất 11 triệu đồng. Thế nhưng, vẫn có bệnh viện còn đắt hơn.

Khi đưa vợ đi chữa bệnh, anh được gặp rất nhiều người cùng cảnh ngộ, nhưng chưa nghe nhắc đến trường hợp nào có kết quả khả quan. Thế nhưng, nếu có cơ hội làm lại, anh vẫn sẽ đưa chị đi Singapore chữa bệnh vì đó cũng là mong muốn của vợ anh. Chỉ có điều, anh sẽ làm theo “chiến thuật” khác, nghĩa là không “tổng tấn công” mà “đánh du kích”, thỉnh thoảng sang truyền một đợt. Cũng có rất nhiều người bệnh và gia đình đến hỏi kinh nghiệm và xin lời khuyên của anh. Anh đều bảo: “Hãy cố gắng tìm phương pháp khác nếu tài chính chỉ có hạn. Đây là bệnh không thể chữa khỏi nên dùng thuốc vừa tiền để chữa bệnh tâm lý mà thôi”. Vậy nhưng, có người vẫn quyết định ra đi dù điều kiện kinh tế rất hạn hẹp...

Anh Phan Văn Hòa– người khởi xướng trang web ungthu.net

Chẳng thể làm gì khi bệnh đã ở giai đoạn muộn

Năm ngoái, tôi đã đưa vợ sang Singapore chữa bệnh ung thư phổi, nhưng rồi cũng chẳng thể cứu được cô ấy. Tôi nhận ra là ở Singapore, các bệnh viện có phương tiện chẩn đoán hiện đại hơn nước mình nên có thể phát hiện bệnh sớm và chính xác hơn, từ đó việc điều trị sẽ hiệu quả hơn. Còn thì họ cũng chẳng thể làm gì khi bệnh đã ở giai đoạn muộn. Thứ hai, những phương thuốc hỗ trợ điều trị của họ nhiều và mới. Thí dụ, khi vợ tôi làm hóa trị, hồng cầu và bạch cầu cũng bị tiêu diệt theo. Tình trạng này rất nguy hiểm. ở Việt Nam thường thì sẽ chỉ định truyền máu. Còn ở Singapore, người ta chỉ tiêm loại thuốc làm tăng hồng cầu, bạch cầu. Hãn hữu mới phải truyền máu – vì truyền máu có nhiều rủi ro hơn.

Khó khăn lớn nhất mà người bệnh gặp phải khi sang Singapore chữa bệnh là chi phí cực kỳ đắt. Tôi thường khuyên bạn bè là nếu dư giả tiền bạc thì sang Singapore chữa bệnh. Nếu không, chỉ nên đi khám và làm các xét nghiệm để xác định chính xác bệnh đang ở giai đoạn nào, đã di căn chưa... rồi trở lại Việt Nam điều trị.

Đắt đỏ, kết quả không khả quan, nhưng tại sao người ta vẫn quyết định xuất ngoại để chữa một căn bệnh tuyệt vọng? Phải chăng, đó là hệ quả của sự mất lòng tin của người bệnh đối với bệnh viện và bác sĩ “nội”? Xin xem tiếp kỳ sau.

Nguồn: KH&ĐS Số 79 Thứ Hai 2/10/2006

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Công nghệ mới trong xử lý chất thải góp phần phát triển bền vững ngành chăn nuôi Việt Nam
Ngày 3/7, Liên hiệp Hội Việt Nam phối hợp với Liên hiệp hội tỉnh Bắc Ninh và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức Hội thảo Phổ biến một số công nghệ mới có hiệu quả trong xử lý chất thải chăn nuôi. Hội thảo thu hút sự tham dự của đông đảo người sản xuất, kinh doanh, hộ chăn nuôi và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
"Sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử
Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại Thành phố Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân Thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.