Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ ba, 20/09/2011 19:58 (GMT+7)

Đẻn - rắn biển

Khi bị rắn độc cắn (cả rắn trên cạn và rắn biển), nếu không có thuốc cứu chữa kịp thời thì sẽ gây tử vong rất nhanh. Cho đến nay, dân gian đã tìm ra một vài phương thuốc chữa rắn độc cắn có hiệu quả. Năm 1998, anh L. V. Huy bị một con rướn đầu lên cắn vào tay. Gia đình đưa anh lên ngay trạm xá, nhưng Huy chưa kịp ngồi vào ghế đã gục xuống, nên phải cáng anh chạy đến nhà ông N.D. Khai (ở Thiên Cầm, Hà Tĩnh) để lấy thuốc chữa rắn cắn. Sau khi bôi thuốc vào vết cắn, Huy đã tỉnh lại.

Gần đây, có nguồn tin trên mạng: người dân ở vùng cao Cù Lao Xanh, xã đảo Nhơn Châu (Quy Nhơn, Bình Định) đã phát hiện cây Sữa biển, một loại cây “khắc tinh” của rắn độc và đẻn biển. Năm 2000, một ngư dân tên là N.V. Kha (thôn Đông, xã đảo Nhơn Châu) bị rắn độc cắn, nhưng nhờ có cây Sữa biển đên đã được cứu sống. Hiện nay, bà L. T. Kim Anh (69 tuổi, thôn Tây, xã đảo Nhơn Châu) là người biết dùng cây Sữa biển để chữa rắn độc cắn.

Đẻn Cơm Lapemis hardwickii Gray

Bà Kim Anh nhớ lại: “Tui biết đến loại thuốc này cũng bởi khi xưa cha tui là người đi biển lâu năm, biết rõ nó có thể chữa đẻn cắn. Ông đã dùng nó để chữa cho nhiều người và giờ truyền đến tui. Khi bị đẻn cắn phải kịp thời tìm loại cây này mới mong cứu được mạng sống”.

Đẻn thuộc họ Rắn biển (Hydrophiidae), được xếp trong 16 chi, với khoảng 15 loài. Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng biển nhiệt đới thuộc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Biển Việt Nam có 13 loài, nhiều nhất ở Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Vũng Tàu.

Đẻn có hình dạng như con lươn to, dài như con rắn, trên mình có vằn, da rất nhám, đuôi tựa mái chèo với sức đẩy rất nhanh. Chúng thường sống và săn mồi ở độ sâu khoảng 1,5m, cũng có lúc xuống sâu hơn 3m.

Nhiều loài rắn biển có nọc rất độc, nhưng thịt có thể ăn được và hiện nay đã thành các món đặc sản ở nhiều nơi. Thịt rắn chứa nhiều valin, leucin, isoleucin, arginin, histidin, methionin, phenylalanin, axit glutamic, axit aspartic, alanin, tyrosin, cystin, serin, prolin, glycin, tryptophan… Khi đánh bắt được nhiều rắn biển, ngư dân còn mổ bỏ ruột, phơi khô, để dành như cá khô. Theo Đông y, thịt rắn có vị ngọt, mặn, tính ôn, có độc; vào kinh can có tác dụng trừ phong thấp, đau nhức xương, tê liệt, bán thân bất toại, co giật. Dùng dưới dạng thuốc sắc, bột hay rượu thuốc. Người có huyết hư, sinh phong thì không dùng được.

Từ thập kỷ 60 của thế kỷ trước, Trường Đại học Dược Hà Nội đã nghiên cứu chế rượu thuốc từ rắn biển (gồm 3 loài: đẻn cơm, đẻn khoanh và đẻn vết). Mỡ rắn biển cũng được dùng làm thuốc chữa bỏng.

Người Nhật tiêu thụ rất nhiều hải sản. Trong đó, người dân rất thích món ăn từ rắn biển (ở Okinawa gọi là Ibaru) và cũng được coi là vị thuốc.

Ở Trung Quốc, người ta phát hiện huyết và mật của rắn biển có tính năng đặc biệt, nên đã săn lùng thu mua đẻn về bào chế thuốc gia truyền để cải thiện sức khỏe và làm tăng khả năng cho quý ông. Tuy nhiên, mật rắn biển (hải xà đởm) chứa axit mật và nhiều chất khác như trong mật của rắn trên cạn, có vị hơi ngọt, đắng, có tác dụng chống viêm, giảm đau… có tính độc; do đó phải dùng cẩn thận và nên theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Sau đây là những loài Đẻn ở vùng biển nước ta thường được dùng:

Đẻn Cơm( Lapemis hardwickiiGray), có nơi gọi là đẻn cá (Quảng Bình). Thân ngắn, tương đối dày, dài khoảng 1m. Đầu hơi rộng, màu vàng lục nhạt đến đen, có thể có một vệt màu vàng lục đi ngang qua mõm. Vẩy thân hình 4 hay 6 cạnh, xếp liền nhau. Vẩy bụng phân biệt rõ. Lưng màu xanh nhạt hay màu vàng xanh lục, có 35 - 50 vạch màu vàng xanh lục đến xanh sẫm. Những vạch này có thể khép thành vòng kín. Bụng màu trắng. Các vạch trên lưng có thể dính lại với nhau, làm cho lưng có màu xanh đều. Nọc rất độc. Đẻn cơm thường gặp ở cả hai miền Nam, Bắc, chúng sống ở các cửa sông hay biển gần bờ, đẻ mỗi lứa 1 - 4 con (thường 2 - 3) vào tháng 12 - 2.

Đẻn khoanh, hay Đẹn vàng xanh ( Hydrophis cyanocinctusDaudin). Thân dài tới gần 2m, thân phía trước không quá mảnh, phía đuôi dẹt. Đầu con trưởng thành màu vàng lục, đỏ hay vàng nhạt. Đầu con no có một vệt hình móng ngựa. Vẩy thân có gờ nổi rõ, hoặc có 2 - 3 mấu lớn, xếp tỳ lên nhau. Thân màu trắng bẩn, xanh nhạt hay vàng lục, có những khoanh màu đen bao kín thân hay chỉ tới hai bên sườn. Loài này sống ở biển, nhưng có thể bò lên cạn, đầu nâng cao khỏi mặt đất. Đẻ mỗi lứa 3 - 15 con. Đẻn khoanh phân bố khá rộng ở bờ biển châu Á. Ở Việt Nam, loài này thường gặp ở phía Đông vịnh Bắc Bộ, gần đảo Hải Nam. Nó cũng gặp ở vùng biển Vũng Tàu.

Đẻn khoanh Hydrophis cyanocinctus

Đẻn mỏ( Enhydrina schistosaDaudin). Thân tròn, dài 1 - 1,4m, dẹt ở phía đuôi. Vẩy ở phía đầu mõm lớn, bờ dưới cong, nhìn nghiêng có hình dạng như cái mỏ (vì vậy có tên là đẻn mỏ). Lưng có những vòng xám sẫm hay đen. Những vòng này có thể mờ đi, làm cho lưng có màu xám đều. Bụng màu trắng. Thức ăn là cá, tôm, có thể nuốt được con cá to gấp 3 lần đường kính thân của nó. Đẻn mỏ gặp ở vùng biển Ninh Thuận đến vịnh Thái Lan. Đây là loài rắn có nọc độc nhất.

Đẻn mỏ Enhyfrina schistosa Daudin

Đẻn vết( Hydrophis ornatusGray), họ Rắn biển. Thân không quá dày. Đầu to, màu vàng lục. Lưng màu xám nhạt hay vàng lục nhạt. Lưng có những dải ngang sẫm màu, hay vết hình thoi, cách nhau bởi những khoảng hẹp. Những dải này hẹp dần hay mất hẳn ở phía bụng. Bụng màu trắng hay vàng nhạt. Đôi khi toàn thân màu trắng. Loài này phân bố ở phía Đông vịnh Bắc Bộ, gần đảo Hải Nam.

Từ cuối thế kỷ trước, nhiều nơi ở nước ta đã nuôi rắn độc để lấy nọc làm thuốc như ở Hà Đông, Vĩnh Phúc, Tiền Giang (trại rắn Đồng Tâm), Kiên Giang và TP. Hồ Chí Minh. Thị trường đã có kem xoa bóp Najatox từ nọc rắn biển, vì nguồn nguyên liệu này ở nước ta khá phong phú.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam
Sáng 13/12, tại Hà Nội, VUSTA phối hợp với Hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.
Hà Tĩnh: Ông Phạm Văn Thắng tái đắc cử Chủ tịch Liên hiệp hội Cẩm Xuyên
Sáng ngày 10/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật huyện Cẩm Xuyên (Liên hiệp hội huyện) đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V (nhiệm kỳ 2024 – 2029). Nhiệm kỳ 2024 - 2029, Liên hiệp hội huyện tiếp tục phát huy sức sáng tạo để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Phú Thọ: Tìm giải pháp sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông,lâm nghiệp
Sáng ngày 12/12, Liên hiệp Hội tỉnh Phú Thọ phối hợp với Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức hội thảo tư vấn phản biện và giám định xã hội về “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chính sách nhằm tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”.
Vusta tổ chức phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch bệnh động vật
Ngày 12/12, tại Hải Phòng, Liên hiệp Hội Việt Nam đã phối hợp với Liên hiệp hội thành phố Hải Phòng tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức về phòng, chống dịch động vật và hướng dẫn xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật trên địa bàn thành phố.
Nâng cao chất lượng hoạt động hội trong giai đoạn mới
Việc Chính phủ ban hành quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội thay thế cho Nghị định được ban hành từ năm 2010 đã kịp thời thể chế các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về hội, cũng như giải quyết được những vấn đề không thống nhất giữa quy định của Đảng và quy định của pháp luật về quản lý hội.
Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
Đội ngũ trí thức KHCN trong và ngoài nước góp phần thúc đẩy phát triển tiềm lực KHCN quốc gia, đóng góp phát triển KTXH. Những năm qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có nhiều chương trình thiết thực động viên các trí thức. 
Vusta tham dự Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương – Mê Kông
Từ ngày 4 – 7/12 tại thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra Diễn đàn Kỹ sư Lan Thương – Mê Kông 2024 với chủ đề “Sáng tạo kỹ thuật và hợp tác các bên cùng có lợi” do Hiệp hội Kỹ sư Trung Quốc (CSE) đăng cai dưới sự bảo trợ của Hiệp hội Khoa học và Kỹ thuật Trung Quốc (CAST) tổ chức.
Cần chế tạo, khai thác, sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn
Phương pháp tổ chức chế tạo và khai thác sử dụng sản phẩm cơ khí theo tiêu chuẩn giúp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy, rất cần cách thức tổ chức và triển khai thiết kế chế tạo sản phẩm cơ khí được coi là điển hình và tiêu chuẩn hóa để áp dụng chung cho các ngành công nghiệp.
Bình Định: Tuyên truyền Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh lần thứ XIV
Trong tháng 11/2024, Liên hiệp hội tỉnh đã đến làm việc tại một số cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nhằm tuyên truyền sâu rộng về Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Bình Định lần thứ XIV(2024-2025), Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh lần thứ XII, năm 2025 và một số hoạt động KHCN.