Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 25/01/2012 12:45 (GMT+7)

Để đời là “bể sướng”

Tôi đề nghị PGS-TSKH Phan Dũng, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo khoa học – kỹ thuật (TSK) thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TPHCM), chọn một câu mà ông tâm đắc nhất trong hơn 30 năm truyền bá phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLST-ĐM) ở Việt Nam và nước ngoài. Không ngần ngại, ông nói chậm từng từ: “Hạnh phúc, số phận của mỗi người tùy thuộc nhiều vào việc người đó trong suốt cuộc đời của mình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định như thế nào”.

Nhân nào quả đó

Ông bảo đừng bao giờ chỉ nghĩ sáng tạo là một cái gì đó quá lớn lao, xa vời, kiểu như giải Nobel. “Khi đưa ra bất kỳ cái gì đồng thời có tính mới và tính ích lợi là sáng tạo”, ông nói rồi đưa ví dụ cụ thể: So với đời trước, chìa khóa xe gắn máy đời sau có răng đối xứng, người dùng tra vào ổ chiều nào cũng được, không phải mất thời gian để xoay chìa khóa ngược lại hay nhớ. Như vậy cái sau mới hơn cái trước và mang lại thêm ích lợi. Đó là sáng tạo. Sáng tạo nhằm giải quyết một vấn đề nhất định. Ông đúc kết đơn giản: “Tôi giải quyết được vấn đề, ra quyết định đúng. Nghĩa là sáng tạo”.

Ông dẫn giải rằng cuộc đời mỗi người là chuỗi các vấn đề cần giải quyết, chuỗi các quyết định cần phải ra. Vấn đề có thể bắt đầu từ những câu hỏi rất nhỏ chẳng hạn như hôm nay mặc gì, cho cả nhà ăn gì, mua sắm cái gì... cho đến những vấn đề lớn như làm sao đạt được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Ông dạy phương pháp suy nghĩ để giải quyết vấn đề, giúp mọi người có thể suy nghĩ tốt hơn, ít trả giá hơn, hạnh phúc hơn. Chính vì vậy, trong các lớp học của ông có đầy đủ thành phần xã hội từ tiểu thương, nội trợ, xích lô, học sinh, sinh viên, kỹ sư bác sĩ, nhà tu hành, cán bộ quản lý, doanh nhân... Tất cả ngồi chung một lớp, học chung một bài học để từ đó vận dụng vào công việc, cuộc sống riêng của mình.

Qua những bản thu hoạch cuối khóa của học viên, người đọc thấy được những kết quả áp dụng PPLST-ĐM. Chị tiểu thương tìm ra cách tối ưu vừa kiếm tiền vừa chăm sóc gia đình. Bà nội trợ cảm thấy hạnh phúc, hài lòng, sắp xếp mọi thứ chỉn chu và hợp lý với hàng đống công việc không tên. Một bác sĩ dù bị áp lực chuyên môn, vẫn có thời gian đầu tư vào nghiên cứu khoa học với những công trình có giá trị quốc tế. Anh kỹ sư vận dụng để cải tiến công việc kỹ thuật cho hiệu quả và tiết kiệm hơn. Một doanh nhân thành đạt học để giải quyết mâu thuẫn vợ chồng âm ỉ bấy lâu nay...

Ông nói vui: “Hồi còn nhỏ khi mình làm điều gì sai thường bị người lớn mắng: “Sao dại thế, làm cái gì cũng phải nghĩ trước chứ!”. Nhưng trước khi làm thì có ai dạy nghĩ đâu, chỉ chờ làm sai thì mắng!”. Và thế là ông dành cả cuộc đời để đi tìm và học các quy luật của tư duy vì ông tin rằng ai cũng muốn mình suy nghĩ giải quyết vấn đề tốt, ra những quyết định đúng để “đời là bể khổ” trở thành “bể sướng”.

Duyên tiền định

Khi đang học về vật lý thực nghiệm ở Liên Xô, từ một buổi tán gẫu với mấy sinh viên Xô viết về những vấn đề liên quan đến tư duy sáng tạo, ông biết tin Hiệp hội Các nhà sáng chế và hợp lý hóa Liên Xô vừa thành lập Học viện Sáng tạo sáng chế, thế là ông đăng ký học ngay. Năm 1971, ông trở thành một trong những học trò đầu tiên của thầy Genrikh Saulovich Altshuller, tác giả của Lý thuyết giải các bài toán sáng chế (TRIZ), một lý thuyết rất mạnh trong PPLSG-ĐM.

Ông tâm sự: “Cho đến bây giờ và cả sau này, tôi vẫn nghĩ rằng tôi đến với TRIZ một cách tất yếu. Nghĩa là nếu điều này không xảy ra vào năm 1971 thì nhất định có lần tôi bắt gặp TRIZ và đi theo TRIZ đến suốt cuộc đời còn lại của mình”. Hầu như với lứa học trò nào ông cũng khẳng định cuộc đời ông chia thành 2 giai đoạn rõ ràng: trước và sau khi đến với TRIZ.

Ông thừa nhận: “Có nhiều lợi ích tôi nhận được nhờ áp dụng TRIZ, năng suất và hiệu quả công việc tăng lên, sai lầm và trả giá giảm đi. Hai trong số những việc làm tôi tự hào là rút ngắn được thời gian làm luận án từ tiến sĩ lên tiến sĩ khoa học (chỉ 2 năm, thay vì trung bình 20 năm) và phổ biến PPLST-ĐM ở Việt Nam”.

Ông đi nhiều nước để giảng dạy và nói chuyện về TRIZ, có những hội nghị quốc tế mà ông là một trong 2 diễn giả chính (keynote speaker). Đối tượng nghe ông nói ở nước ngoài thường là những giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia đầu ngành, lãnh đạo các cấp.

Ở các nước, một khóa học TRIZ có khi lên đến vài ngàn USD. Chẳng hạn ở Anh, một khóa học trong 5 ngày thì mỗi ngày một học viên phải trả 400 bảng. Ở Việt Nam , khóa học về PPLST-ĐM đến nay chỉ có 720.000 đồng/người trong 15 buổi. Trong thời buổi những gì liên quan đến tâm lý, tư duy, sáng tạo là thời thượng thì ông dễ dàng thành lập công ty để đi nói chuyện, làm diễn giả lấy tiền tính giờ theo USD.

Thế nhưng ông bảo: “Nếu tôi mở công ty liệu các trường có đủ tiền trả cho những buổi nói chuyện của tôi? Cái chúng tôi muốn là PPLST-ĐM được đưa vào dạy trong các nhà trường của Việt Nam ”. Thế là ông vẫn miệt mài, nhẫn nại cùng với các đồng nghiệp của mình ở TSK mở những khóa học với kinh phí vừa túi tiền người có thu nhập thấp để tiếp tục theo đuổi ước mơ mọi người Việt Nam đều được học PPLST-ĐM. Như ông nói, thỉnh thoảng ông vẫn đi thỉnh giảng ở các công ty để kiếm thêm tiền phát triển TSK.

Ông đã hoàn thành việc biên soạn bộ sách Sáng tạo và đổi mới (Creativity and Innovation) gồm 10 quyển nhằm đưa PPLST-ĐM đến đông đảo bạn đọc cả nước. Ông cho rằng về nguyên tắc, có thể soạn giáo trình PPLST-ĐM để dạy từ bậc mẫu giáo đến 2 năm đầu tiên của ĐH. Ông đau đáu với một niềm tin: “Nếu như toàn bộ dân số Việt Nam được tiếp xúc với PPLST-ĐM thì sẽ có một dân tộc gồm những người biết tư duy sáng tạo có phương pháp khoa học, có kỹ năng chứ không phải theo kiểu thử và sai. Và đó sẽ là một dân tộc khác với bây giờ”.

“Hạnh phúc, số phận của mỗi người tùy thuộc nhiều vào việc người đó trong suốt cuộc đời của mình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định như thế nào”

PGS-TS Phan Dũng

Trong khi việc phổ biến PPLST-ĐM diễn ra tự phát ở Việt Nam thì các nước có cả một chiến dịch để phát triển. Mỹ du nhập TRIZ từ năm 1991, chưa đầy 10 năm sau, họ đã thành lập Viện TRIZ ở California, Viện Altshuller ở Massachusetts, nhiều trường ĐH ở Mỹ giảng dạy TRIZ. Rất nhiều nước trên thế giới như Pháp, Anh, Đức, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Israel, Phần Lan, Hà Lan, Mexico, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản... đã và đang du nhập TRIZ. Nhiều công ty lớn trên thế giới sử dụng TRIZ để giải quyết các vấn đề của mình như Ford, Boeing, BMW, Kodak, Motorola, Siemens, Air Force, 3M, General Motors, Intel...

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.