Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 26/05/2023 09:44 (GMT+7)

DẤU ẤN VĂN HÓA PHÁP QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM XUẤT BẢN TẠI VIỆT NAM

Tọa đàm "Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam" nằm trong chuỗi sự kiện Những ngày Văn học Châu Âu 2023 được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 13 quốc gia đến từ châu Âu.

Tiếng Pháp được mệnh danh là một trong những ngôn ngữ lãng mạn nhất hành tinh, là thứ ngôn ngữ của tình yêu. Ngôn ngữ này trở thành một trong những nét đẹp không thể thiếu của văn hóa Pháp bởi sự tinh tế, thanh lịch và đầy tính thẩm mĩ.

Tọa đàm "Dấu ấn văn hóa Pháp qua một số tác phẩm xuất bản tại Việt Nam" khái quát và đánh giá dấu ấn những tác phẩm nghiên cứu văn học, xã hội học nhân văn bằng tiếng Pháp đã được NXB Tri thức xuất bản tại Việt Nam trong những năm qua như: Những lời bộc bạch (tác giả: Jean-Jacques Rousseau, dịch giả: Lê Hồng Sâm), Cháu ông Rameau (tác giả: Denis Diderot, dịch giả: Phùng Văn Tửu), Quy tắc của nghệ thuật (tác giả: Pierre Bourdieu, dịch giả: Phùng Ngọc Kiên, Nguyễn Phương Ngọc)…

tm-img-alt

Hình ảnh: Một số đầu sách tiếng Pháp do Nxb Tri thức xuất bản được giới thiệu tại tọa đàm

tm-img-alt

Hình ảnh: Chương trình tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, bà Phạm Thị Bích Hồng – Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức chia sẻ: “Gần 20 năm qua, chúng tôi đã xuất bản gần 50 cuốn sách của các tác giả người Pháp, trong đó có hơn 20 tác phẩm nằm trong Tủ sách Tinh hoa Tri thức thế giới. NXB Tri thức luôn dành tình cảm lớn trong việc thể hiện văn hóa và dấu ấn của văn hóa Pháp, và mong muốn được truyền tải đến Việt Nam thông qua các tác phẩm đã, đang và sẽ được xuất bản”.

tm-img-alt

Hình ảnh: Bà Phạm Thị Bích Hồng – Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức chia sẻ tại buổi tọa đàm

Tham dự tọa đàm có Dịch giả, PGS.TS. Phùng Ngọc Kiên, Trưởng Ban Văn học Nước ngoài, Viện Văn học; Dịch giả, TS. Nguyễn Giáng Hương, Thư viện Quốc gia Pháp; Mai Anh Tuấn - Giảng viên Đại học Văn hóa Hà Nội.

tm-img-alt

Hình ảnh: Các diễn giả tại buổi tọa đàm

Nhiều chủ đề được các diễn giả chia sẻ tại buổi tọa đàm: Điểm lại hệ thống sách tiếng Pháp xuất bản tại Nxb Tri thức, Xoay quanh những cách đọc và phê bình văn học mà lý thuyết Pháp đã mang đến Việt Nam thông qua những ấn phẩm của Nxb Tri thức, Dấu ấn văn hóa Pháp qua các tác phẩm dịch đã được xuất bản tại Việt Nam…

PGS.TS Phùng Ngọc Kiên (Trưởng Ban Văn học Nước ngoài, Viện Văn học) - Dịch giả gắn bó với Nxb Tri thức từ nhiều năm nay, đề cập đến lĩnh vực phê bình văn học mà lý thuyết Pháp đã mang đến Việt Nam thông qua những ấn phẩm đã được xuất bản. Tọa đàm cũng là dịp để dịch giả cùng điểm lại những tên tuổi của các tác giả Pháp: Émile Durkheim, Marcel Mausshay Michel Foucault…

Theo nhà giáo Mai Anh Tuấn (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội), các nhà tri thức, các nhà khoa học Pháp ở những giai đoạn nào đó, luôn luôn là người đặt nền móng hoặc ít nhất là làm cho ngành khoa học đó phát triển lên đỉnh cao, tạo nên những bước ngoặt lớn. Đồng thời, với tư cách là một độc giả, ông Mai Anh Tuấn tâm sự rằng, có tâm lý vừa háo hức vừa edè khi đón nhận những cuốn sách dịch từ tiếng Pháp, bởi đây là các tác phẩm không dễ đọc, đòi hỏi vượt qua bản thân để tiếp cận tri thức nhân loại.

Dịch giả, TS. Nguyễn Giáng Hương chia sẻ: Các tác giả người Pháp được NXB Tri thức lựa chọn đều là những cá nhân đặc biệt. “Họ đại diện cho nền tư tưởng khoa học phương Tây. Tiêu biểu như Jean-Jacques Rousseau, một nhà triết học thuộc trường phái khai sáng, có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng Pháp năm 1789. Ông cũng viết và đóng góp quan trọng cho trào lưu lãng mạn của văn học Pháp. Tác phẩm của Rousseau được đọc và nghiên cứu rộng rãi bởi chính cái nhìn sâu sắc về con người. Những lời bộc bạch đã mở đầu cho phong trào viết hồi ký hiện đại, tác động nhiều tới xu hướng này ở Việt Nam". Hay Cháu ông Rameau là một thể nghiệm táo bạo của Diderot tiếp tục tìm tòi nội dung và hình thức mới của tiểu thuyết. Đó là “kiệt tác duy nhất” theo chữ dùng của Marx (1818 - 1883), và là “kiệt tác về mặt biện chứng” theo sự đánh giá của Engels (1820 - 1895).

---

Những ngày Văn học Châu Âu 2023 được tổ chức tại Hà Nội với sự góp mặt của 13 quốc gia đến từ châu Âu. Đây là chuỗi các sự kiện bao gồm các buổi giới thiệu sách, đọc truyện, thảo luận văn học, ngày hội sách...

Nhà xuất bản Tri thức được thành lập năm 2005, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Từ lâu, NXB Tri thức đã là địa điểm đáng tin cậy với những đầu sách có chất lượng, về nội dung và hình thức, có nhiều tủ sách khác nhau, và là một diễn đàn, một địa chỉ có uy tín của các học giả, nhà nghiên cứu, học sinh, sinh viên và độc giả Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới.

Nhà xuất bản Tri thức ghi lại dấu ấn qua những tủ sách: Tủ sách Tinh hoa, Tủ sách dẫn nhập, Tủ sách Tri thức mới… với nhiều tác phẩm dịch bằng tiếng Pháp, Anh, Đức, Nga, Hungary… để lại dấu ấn: Siêu lý tình yêu (V.Soloviev, Đường sống (Lev Tolstoi), Nguồn gốc các loài (Charles Darwin), Nhiệt đới buồn (Claude Lévi-Strauss), Thế giới như tôi thấy (Albert Einstein)… Đặc biệt, Nhà xuất bản Tri thức là một trong những đơn vị xuất bản nhiều nhất những đầu sách tiếng Pháp tại Việt Nam.

Xem Thêm

Phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính
Ngày 22/3 tại An Giang, Trung tâm Chứng nhận chất lượng và phát triển doanh nghiệp (thuộc Vusta) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ An Giang, Liên hiệp hội An Giang đã tổ chức hội thảo “Tuyên truyền, phổ biến kiến thức lập báo cáo kiểm kê phát thải khí nhà kính cho doanh nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long - năm 2024”.
Lạm bàn về Tạp chí khoa học hiện nay!
Theo công bố của Bộ Thông tin & Truyền thông, hiện nay cả nước có 6 cơ quan báo chí chủ lực đa phương tiện, 127 báo, 673 tạp chí (trong đó có hơn 300 tạp chí khoa học); 72 cơ quan phát thanh, truyền hình.
Lãnh đạo Liên hiệp Hội Việt Nam, Cục Xuất bản và Vụ Báo chí - XB (Ban Tuyên giáo Trung ương) làm việc với NXB Tri thức
Ngày 26/2/2024, tại trụ sở Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, TSKH Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch LHHVN đã chủ trì buổi làm việc với Nhà xuất bản Tri thức. Cùng tham dự buổi làm việc có Phó Chủ tịch Phạm Ngọc Linh, Tổng thư ký Nguyễn Quyết Chiến, các đồng chí lãnh đạo các phòng ban và toàn thể cán bộ, người lao động của Nhà xuất bản Tri thức.

Tin mới