Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 17/05/2006 14:13 (GMT+7)

Đập Tam Môn Hiệp - bài học đắng trong lịch sử Trung Quốc

Năm 1952, chính phủ Trung Quốc mời Liên Xô giúp lập dự án trị thủy Hoàng Hà, con sông thường xuyên gây nạn lụt lớn ở nước này. Tháng 10/1954, dưới sự chỉ đạo của đoàn chuyên gia Liên Xô, Ủy ban Quy hoạch Hoàng Hà (do Bộ Thuỷ lợi và Bộ công nghiệp nhiên liệu Trung Quốc là lực lượng chính) đã hoàn thành bản: "Quy hoạch lợi dụng tổng hợp Hoàng Hà".

Đây sẽ là một công trình quy mô vĩ đại: trên dòng chính của sông sẽ xây dựng 46 đập nước lớn, trong đó Tam Môn Hiệp là lớn nhất; tổng công suất phát điện của các đập là 23 triệu KW, bình quân hằng năm sản xuất 110 tỷ kWh, gấp 10 lần sản lượng điện toàn Trung Quốc năm 1954; diện tích đất được tưới nước sẽ từ gần 17 triệu mẫu Trung Quốc lên 116 triệu mẫu, xà lan 500 tấn có thể chạy từ biển Đông vào đến tận Lan Châu.

Tháng 9/1960, hồ chứa nước Tam Môn Hiệp hoàn thành. Từ năm thứ hai, 800 nghìn mẫu ruộng lúa hai bờ sông đều bị ngập, phải di dời cả một huyện; thành phố Tây An bị đe dọa nghiêm trọng. Từ năm 1972, Hoàng Hà bắt đầu đứt dòng chảy. Kể từ năm 1990, hằng năm bình quân Hoàng Hà có hơn 100 ngày không có nước. Hàng trăm nghìn nông dân Trung Quốc phải bỏ ruộng đất màu mỡ ở quê hương để dời đến các vùng đất cằn cỗi ở vùng sâu, vùng xa, một số người phải di dời nhiều lần mất sạch cơ nghiệp. Ngày nay, sau gần 50 năm, thuỷ thổ lưu vực Hoàng Hà ngày càng tồi tệ, nước sông phía hạ lưu hầu như chẳng còn lại bao nhiêu.

Theo Nhân dân nhật báo ngày 16/2, năm 2005 nhân dân quanh hồ phải dời nhà hai lần do nước dâng lên vào mùa mưa; 9 trong 10 năm qua bị hạn hán; thu nhập bình quân kém gần một nửa so với trung bình của cả nước, 297 nghìn dân thuộc diện nghèo, trong đó 114 nghìn nghèo tuyệt đối; nhiều hộ tài sản cộng lại chưa quá 20 USD. Tóm lại, nông dân bị thiệt hại quá nhiều từ công trình thuỷ điện, thủy lợi này. Khi đoàn cán bộ cấp cao của chính phủ đến nơi quan sát, các vị này ai cũng khóc và nói nhà nước thật có lỗi với dân.

Kỹ sư thuỷ lợi Vương Duy Lạc định cư ở Đức trong bài viết "kỷ niệm 40 năm xây dựng xong công trình Tam Môn Hiệp" cho biết, chi phí công trình này tương đương giá thành làm 40 cây cầu ở Trường Giang Vũ Hán; các phí tổn cải tạo sau đó và thiệt hại kinh tế do công trình này gây ra cho các vùng lớn tới mức không thể nào tính nổi.

Đáng lẽ nhân dân Trung Quốc sẽ không phải gánh chịu hậu quả trên nếu biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của nhà khoa học thủy lợi danh tiếng Hoàng Vạn Lý - giáo sư Đại học Thanh Hoa. Dĩ nhiên, khi nhà nước đặt vấn đề xây dựng công trình thuỷ lợi Tam Môn Hiệp, ông là người đầu tiên được tham gia.

Ngay từ đầu, Hoàng Vạn Lý đã phát biểu: Liên Xô có nhiều kinh nghiệm xây dựng thủy điện, nhưng họ chưa hiểu vấn đề của Hoàng Hà. Khác hẳn các con sông ở Liên Xô, sông Hoàng Hà có rất nhiều phù sa và chính điều đó sẽ là nguồn gốc gây tai họa sau này. Thế nhưng hồi ấy từ chuyên gia đến các nhà lãnh đạo đều nghe theo ý kiến của chuyên gia Liên Xô (mặc dù đoàn chuyên gia này gồm toàn chuyên gia công trình thuỷ chứ không phải thuỷ lợi). Lãnh đạo nhà nước lại càng đồng tâm nhất trí với giấc mơ " Thánh nhân xuất, Hoàng Hà thanh" (Thánh nhân xuất hiện, Hoàng Hà sạch trong). Trong không khí cực đoan một chiều như thế, các chuyên gia có trách nhiệm của công trình đều không dám kiên trì quan điểm của mình, hết lời ca ngợi bản quy hoạch của chuyên gia. Chỉ Hoàng Vạn Lý là người duy nhất dám công khai phản đối công trình này. Ông nói: "Tôi bảo Hoàng Hà không thể thanhđược. Hoàng Hà thanh không phải là công mà là tội".

Ngày 10/6/1957, hội nghị bàn về Khu đầu mối thủy lợi Tam Môn Hiệp họp tại Bắc Kinh, lúc ấy công trình này đã bắt đầu chuẩn bị xây dựng. Trong hội nghị đã diễn ra cuộc tranh luận gay gắt giữa những người đồng tình và phản đối thiết kế của Liên Xô và Hoàng Vạn Lý. Phái đồng tình vẽ nên bức tranh hoành tráng: xây đập cao, ngăn nước lũ, tích cát lại, làm cho nước chảy từ hồ ra sẽ trong không có phù sa. Riêng Hoàng Vạn Lý nói: nếu đắp đập trên đoạn sông có trầm tích thì nạn lụt ở hạ lưu Hoàng Hà sẽ chuyển đến đoạn trung lưu. Ông cho rằng phù sa trong nước sông có tác dụng tự nhiên chia cắt thượng lưu, tạo lục địa hạ lưu. Xây đập ngăn sông làm "trong" nước là trái quy luật tự nhiên, huống hồ nước trong đập trong ra khỏi hồ chứa là không có lợi cho dòng sông phía hạ lưu. Ông nói: sau khi đắp đập thì sẽ ngập ruộng, gây ra thiệt hại cho các thành phố gần hồ.

Cuộc tranh cãi kéo dài 7 ngày, đa số các chuyên gia đều đồng ý với thiết kế của Liên Xô. Giáo sư Hoàng Vạn Lý đành đề xuất: nếu nhất định phải đắp đập thì chớ nên bịt kín 6 hầm thoát nước để sau này có thể đặt ống xả cát. Quan điểm này được toàn thể hội nghị thông qua. Nhưng khi thi công, các chuyên gia Liên Xô giữ nguyên thiết kế cũ bịt kín cả 6 cống ngầm. Thập kỷ 70, Trung Quốc phải bỏ ra 1,2 triệu USD để mở lại các cống này.

Tam Môn Hiệp đã trở thành bài học đắt giá cho tất cả những nhà lãnh đạo chưa thực sự tôn trọng khoa học và dân chủ. Mặt khác, các nhà khoa học cũng cần hiểu rằng sự thiếu trung thực của họ có thể gây tai họa lớn đến chừng nào.

Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc, dài trên 5.400 km, bắt nguồn từ phía bắc tỉnh Thanh Hải, chảy qua nhiều tỉnh rồi đổ qua Bột Hải thuộc tỉnh Sơn Đông. Lưu vực sông Hoàng rộng hơn 752 nghìn km2, là cái nôi của nền văn minh cổ đại Trung Quốc. Hoàng Hà chảy qua cao nguyên Hoàng thổ (đất màu vàng), độ cao trung bình 1000-2000 mét, nước chảy xiết lại chứa hàm lượng cát rất cao. Vùng hạ lưu sông tiến vào đồng bằng, nước chảy chậm, phù sa lắng đọng nhiều, lòng sông cao hơn hai bờ, hình thành "sông trên đất". Do đặc điểm như vậy, về mùa mưa Hoàng Hà thường xuyên gây ra nạn lụt gây nên nhiều tai họa thảm khốc trong lịch sử, như nạn lụt năm 1937 làm chết 3,7 triệu người, thiệt hại kinh tế không thể tính nổi.

Nguồn: Tia Sáng

Xem Thêm

Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.
Phú Yên: Những nữ trí thức góp phần cải thiện đời sống người dân
Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của khoa học và công nghệ đóng vai trò là nền tảng thúc đẩy các ngành kinh tế - xã hội khác phát triển. Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) nữ trí thức không chỉ thể hiện khả năng sáng tạo, nghiên cứu mà còn góp phần tạo ra những ứng dụng thực tiễn giúp cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế.
Tấm gương sáng trong nghiên cứu và bảo tồn di sản lịch sử
Ông sinh năm1948 tại Phường Hồng Hà, thị Yên Bái, là nhà khoa học tâm huyết, là tấm gương sáng về lòng kiên trì, sự đam mê nhiên cứu và cống hiến hết mình cho sử học của tỉnh Yên Bái. Những đóng góp của Nguyễn Văn Quang đối với ngành sử học đã để lại những dấu ấn sâu sắc và có ý nghĩa to lớn trong việc bảo tồn di sản lịch sử địa phương nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa dân tộc vùng cao.
Trí thức tiêu biểu Nguyễn Tiến Quyết - Người chinh phục khoa học để lấy mạng sống cho con người!
Nhắc đến ông là nhắc đến chân dung của một người thầy thuốc tâm huyết, nhà khoa học nhiệt thành và một nhà giáo với tình yêu nghề đậm sâu. Có thể nói, xuyên suốt chặng đường cống hiến không ngừng nghỉ đã qua, bằng tâm sức, niềm đam mê khoa học bất tận, ông đã có những cống hiến đáng tự hào cho nền y tế nước nhà.

Tin mới

Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức KH&CN & LHHVN trong hoạt động của MTTQVN các cấp
Nhằm thảo luận, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh và phát huy sức mạnh trí tuệ của đội ngũ trí thức trong hệ thống LHHVN tham gia vào các hoạt động của MTTQVN, nhất là trong hoạt động TV,PB&GĐXH, LHHVN tổ chức Hội thảo Giải pháp phát huy vai trò, trách nhiệm của trí thức trong hoạt động của MTTQVN các cấp. Hội thảo được tổ chức vào chiều ngày 19/11, tại trụ sở LHHVN.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học phải đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao
Việc quy hoạch lại hệ thống cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giúp các cơ sở này nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu và khả năng thích ứng với những thay đổi của xã hội và nền kinh tế, cần tính toán nhu cầu đặc biệt quan trọng của đất nước về nguồn nhân lực chất lượng cao như kỹ sư bán dẫn, kỹ sư vận hành đường sắt tốc độ cao…