Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 15/09/2014 21:25 (GMT+7)

Đào tạo nguồn nhân lực: Dễ hay khó?

  1. Những điều đọc được muốn sẻ chia 


Điều đọc được thứ nhất.

Trong bài viết mang tựa đề "Đổi mới công tác xây dựng và thẩm định để ban hành văn bản quy phạm pháp luật" của tác gỉa Nguyễn Thế Vịnh – Chuyên viên cao cấp Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội Vụ đăng trên Bản tin Cải cách hành chính số ra tháng 7 năm 2010 phản ánh về thực trạng mâu thuẫn của văn bản quy phạm pháp luật. Để chứng minh cho thực trạng "xung đột pháp luật" không có khả năng thực thi trong một vài lĩnh vực, tác giả đã dẫn chứng liền một mạch 15 ví dụ.
Vậy mà, chúng ta tham dự rất nhiều khóa phổ biến pháp luật. Một số nơi điểm danh, ghi tên. Tinh thần là: đi nghe – quán triệt – về thực hiện. 

Điều đọc được thứ hai. 

Trong tác phẩm " Quyền lực tuyệt đối", David Baldacci đã bàn về thiên chức của chính phủ. Ông cho rằng, về thực chất các chính sách của chính phủ đều mang tính "thương mại"; rằng chừng nào chính phủ còn có thể "bán" được các chính sách của mình thì chính phủ đó còn có ích và còn có thể tồn tại; ngược lại, khi chính sách làm ra mà không thể "bán" được cho dân chúng thì chính phủ đó không được lòng dân. Ý tưởng này vừa cũ lại vừa mới. Cũ, là vì cách đây gần 200 năm nhà nghiên cứu người Pháp Auguste Comte đã nói về thiên chức của nhà nước là phải đảm bảo sự cân bằng về lợi ích của các tầng lớp nhân dân để đảm bảo sự phát triển của một "xã hội hài hòa". Mới là ở chỗ, ý tưởng này đã hoán vị vị trí của nhà nước với vị trí dân chúng, đặt dân chúng vào vị trí chủ thể, phán xét và quyết định: không phải nhà nước ra chính sách rồi buộc người dân thực hiện mà người dân mới là chủ thể quyết định tính chất của chính sách. Nhìn vào thực tế đời sống chính trị của các nước dân chủ phát triển chúng ta đều thấy điều đó là đúng. Khi chính sách không phản ánh nguyện vọng của dân thì chính phủ mới là đối tượng phải thay đổi, chứ không phải dân chúng phải "thay đổi hành vi" cho phù hợp với chính sách của chính phủ.

Kết nối (ít nhất) từ hai điều đọc được trên đây chúng ta thấy, rằng đang có một đòi hỏi khách qan là phải đổi mới cách nghĩ và cách làm của chúng ta trong đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. 

2. Hãy thay đổi cách nghĩ

Trong thời gian gần đây chúng ta (và không chỉ riêng chúng ta) nói nhiều về đào tạo nguồn nhân lực. Vai trò của nguồn nhân lực nói chung được thể hiện rõ thông qua khái niệm "nền kinh tế dựa trên tri thức". Đối với nền hành chính, việc xây dựng nguồn nhân lực được thể hiện trong nhiệm vụ "xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp". Nhưng thế nào là đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp; người công chức chuyên nghiệp. Mở cuốn Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học do Hoàng Phê chủ biên, Nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 1995 trang 181 ta thấy từ "chuyên nghiệp" được diễn giải theo 2 ý: (1) Nghề nghiệp chuyên môn, (2) Chuyên làm một nghề, một việc nào đó. Lấy cả hai ý này để làm rõ nội hàm của khái niệm "người cán bộ, công chức chuyên nghiệp" ta thấy đều chưa được thỏa đáng.

Chưa thỏa đáng là vì cách định nghĩa này mơi chỉ mới được đề cập được khía cạnh chuyên môn việc làm mà chưa thể hiện được cách thức (thái độ) thực hiện chuyên môn đó. Bên cạnh đó, ngay "nghề nghiệp chuyên môn" cũng chưa thể hiện được mức độ cần đạt được trong khái niệm "chuyên nghiệp".

Có nhiều nội hàm trong khái niệm "chuyên nghiệp". Tuy nhiên có thể lựa ra hai nội dung cơ bản sau đây khi được dùng trong khái niệm chung "người công chức chuyên nghiệp" . Một là, phải được đào tạo, phải được trang bị kiến thức và kỹ năng ở mức độ có đủ năng lực để hoàn thành công vụ. Hai là, có thái độ trách nhiệm đúng mực với công vụ được giao.

Trước hết, nói về năng lực. Năng lực của một người công chức là một tập hợp bao gồm kiến thức, kỹ năng… và có thể hình thành từ nhiều con đường khác nhau thông qua đào tạo và tự đào tạo. Ở đây có một điều cần lưu ý là không được đánh giá đồng năng lực với trình độ đào tạo. Khi chúng ta nói trình độ đào tạo, tức là nói đến cấp bậc đào tạo đã đạt được(yếu tố tĩnh). Nhưng năng lực là mức độ có thể thể hiện của trình độ đào tạo(yếu tố động), thể hiện ở năng lực làm việc. Năng lực làm việc là mục tiêu cuối cùng và là mục tiêu tối thượng của đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.Đối với người công chức, năng thể hiện qua khả năng tư duy, xử lý công việc…

Về thái độ thực hiện công vụ. Thái độ của người công chức đóng vai trò quan trọng trong thực hiện công vụ. Có năng lực làm việc cũng chưa đảm bảo cho người công chức trở thành "chuyên nghiệp". Năng lực mới chỉ là yếu tố cần. Bác Hồ đã từng nói: có tài mà không có đức là người vô dụng. Muốn trở thành chuyên nghiệp người công chức phải có đức. Đức cụ thể ở đây là thái độ trách nhiệm: có trách nhiệm với công việc, có trách nhiệm với cơ quan, có trách nhiệm với đồng nghiệp… và đặc biệt, phải có trách nhiệm với khách hàng (nhân dân) - đối tượng phục vụ.Thái độ đó thể hiện qua sự mẫn cán, tự chủ, tính sáng tạo và nghiêm khắc với bản thân trong việc thực hiện công vụ được giao.

Như vậy, một người công chức muốn được gọi là chuyên nghiệp bắt buộc phải đáp ứng (ít nhất) hai yêu cầu: có năng lực làm việc và tinh thần trách nhiệm. Hai thành tố này sẽ đảm bảo cho người công chức luôn luôn chủ động làm việc và làm được việc. 

3. Hãy có chuyển biến trong hành động

Chỉ cần lấy hai tiêu chí đã nêu ở trên mà đánh giá về tính "chuyên nghiệp" của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay chúng ta đã thấy có vấn đề. Tuy cho đến nay chưa có một công bố chính thức nào, nhưng thực tế cho thấy đang có rất nhiều cán bộ, công chức không đủ năng lực làm việc và thiếu tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ, công vụ. Tại sao vậy? Có thể có rất nhiều nguyên nhân quyết định hoặc ảnh hưởng đến tính "chuyên nghiệp" của đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy vậy, để đảm bảo mạch tư duy của bài viết này, chúng ta thử phân tích nguyên nhân dưới góc độ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

Nhiều người đã biết đến công thức 5W +1H trong giáo dục đào tạo (What- Cái gì, Who- Ai, Where- Ở đâu, When-Bao giờ, Why-Tại sao + How-NHư thế nào). Thực tế cho thấy năng lực đào tạo của mỗi quốc gia nói chung, của mỗi cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm giải quyết và mức độ giải quyết được công thức đó.

Hệ thống đào tạo: nghe - ghi chép - học thuộc - làm bài thi, tập trung sự quan tâm vào việc giải quyết 4W đầu, bao gồm: cái gì,ai, ở đâu và khi nào. Trong trường hợp này, hoạt động đào tạo chỉ tập trung thực hiện nhiệm vụ cung cấp tri thức (nhiều lúc chỉ là đọc hộ cho người học). Hệ thống này dễ tổ chức thực hiện hơn rất mhiều và hầu hết chỉ đào tạo ra những nguười có trình độ (thể hiện qua bằng cấp).

Hệ thống đào tạo: gợi mở, phát huy năng lực, tư duy, tập trung vào việc giải quyết W thứ năm (Tại sao) + How (như thế nào). Trong trường hợp này hoạt động đào tạo tập trung vào phát triển trí tuệ, khả năng phê phán của người học. Không học thuộc, không sao chép, hãy sáng tạo là phương châm của hệ thống này, vì vậy khó tổ chức hơn rất nhều nhưng laị đào tạo ra rất nhiều những người có năng lực (thể hiện ở khả năng tư duy, làm việc và làm chủ cuộc sống, làm chủ sự thay đổi).

Như vậy, không khó để có thể thấy rằng việc đào tạo cho ra một con người có bằng cấp không quá khó. Cái khó là đào tạo ra những con người có được năng lực tư duy, sẵn sàng và chủ động nhận sự phân công lao động của xã hội, của cơ quan, tổ chức. Nói một cách khác là sau khi được đào tạo, đối tượng phải thể hiện được năng lực làm việc chứ không phải là năng lực học tập.

Để đào tạo ra những con người có năng lực làm việc cần rất nhiều thứ, nhưng có hai vấn đề không thể bỏ qua, đó là chương trình và phương pháp đào tạo.

Thứ nhất, về chương trình, nếu đem công thức 5W + 1H soi vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của chúng ta hiện nay thì sẽ không khó để nhận thấy rằng, chúng ta đang tư duy và xử lý vấn đề theo cách thứ nhất là tập trung vào trang bị kiến thức, chứ không phải là hình thành năng lực làm việc (mặc dầu hai vấn đề này liên quan với nhau). Mở bất cứ một chương trình bồi dưỡng nào, từ chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính quy hay chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ, đều thấy ưu tiên hàng đầu của cơ quan biên soạn là cung cấp tri thức: nó là cái gì: có từ bao giờ: được tổ chức như thế nào; làm việc ra sao…; tức là người học về cơ bản chỉ cần nghe, nhớ, sao chép lại là "có trình độ". Đào tạo, bồi dưỡng bằng cách cung cấp tri thức như vậy không hoàn toàn phù hợp và cũng không thực sự cần thiết đối với người lớn, đặc biệt lại là những người đã có trình độ và kinh nghiệm công tác.

Thứ hai, về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Khi được hỏi ý kiến về sự đổi mới của phương pháp giảng dạy có học viên đã thẳng thắn cho biết: chẳng có gì đổi mới cả; chỉ khác là trước đây giảng viên đọc trong sách, bây giờ thì chiếu lên bảng để đọc thôi!? Vẫn biết rằng không phải giảng viên nào cũng "chiếu lên bảng để đọc", nhưng có một thực tế là việc đổi mới phương pháp giảng dạy để tạo môi trường tích cực vẫn chưa đi vào thực chất; giảng viên chưa (hoặc chưa đủ năng lực) buộc người học phải động não để phản biện, để tư duy xử lý vấn đề. Việc xây dựng môi trường học tập tích cực phụ thuộc từ hai phía : giảng viên phải giảng dạy tích cực và học viên cũng phải học tập tích cực. Đây là hai mặt của vấn đề, cũng như"không có giáo dục nếu không có tự giáo dục". Tuy nhiên, muốn có học tập tích cực thì phải có giảng dạy tích cực, nhất là trong giảng dạy đối với người lớn. Chỉ có thể thông qua giảng dạy tích cực, tức là phải hình thành một lối tư duy tích cực có trách nhiệm cho học viên thì khi làm việc họ mới thực sự có được thái độ làm việc trách nhiệm – có trách nhiệm đối với sản phẩm do mình làm ra để có thể "bán" được cho dân chúng.

Và đây cũng là lý do cơ bản để Fareed Zakaria khẳng định sự vượt trội của "công nghệ đào tạo nguồn nhân lực" Mỹ so với phần còn lại của thế giới – không phải số lượng, mà chất lượng mới có yếu tố quyết định cuộc chơi. Ông nhận định: "Các hệ thống giáo dục khác dạy bạn cách làm bài thi; hệ thống giáo dục của nước Mỹ dạy bạn tư duy" (Fareed Zakaria, Thế giới hậu Mỹ, NXB Tri thức, tr.261).

Thay cho lời kết : Tôi đọc trên báo trả lời phỏng vấn của ông Trương Xuân Thức - người lái tàu đã cố gắng phanh tàu lại khi gặp sự cố mà hỏng cả cánh tay của mình. Ông ấy nói rằng, lúc cố gắng phanh dừng chiếc tàu lại ông không nghĩ điều gì to tát cả, chỉ thấy rằng việc phanh tàu lại là trách nhiệm của mình. Nói thật, khi nghe ông nói vậy tôi càng kính phục và biết ơn ông ngàn vạn lần so với những mỹ từ (nhiều lúc gây phản cảm và phản tác dụng) mà các phương tiện truyền thông đã giành cho hành động của ông trước đó. Xin cảm ơn ông là người có trách nhiệm đối với công việc mà mình đang làm và mong sao đất nước ngày càng đào tạo, sản sinh ra được nhiều người có trách nhiệm như ông./.

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.