Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 19/03/2003 22:27 (GMT+7)

Đào Duy Anh - Cuộc hành trình của một người trí thức chân chính

Đào Duy Anh (1904-1988) sinh tại Thanh Hoá. Năm 1927, ông gia nhập đảng Tân Việt, cộng tác với cụ Huỳnh Thúc Kháng làm báo Tiếng Dân và lập Quan hải Tùng thư nhằm truyền bá tri thức khoa học xã hộivà tư tưởng tiên tiến của thời đại. Từ năm 1932, ông nổi tiếng với bộ Hán Việt từ điển, rồi Pháp Việt từ điển, kế tiếp là Việt Nam văn hoá sử cương... Sau kháng chiến chống Pháp, ông dạy học và làchuyên viên Viện Sử học thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong thời gian này, ông đã dịch, giới thiệu, chú giải nhiều tác phẩm cổ điển của văn hoá Việt Nam và năm 1974, ông cho in Từ điểnTruyện Kiều rất có giá trị. Ông được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho cụm công trình Lịch sử và Văn hoá Việt Nam bao gồm các tác phẩm: Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, Lịch sử cổ đạiViệt Nam, Việt Nam văn hoá sử cương, Đất nước Việt Nam qua các đời.

Đối với Đào Duy Anh, một thầy giáo trẻ đang dạy học tại trường tiểu học tỉnh lỵ Quảng Bình vào năm 1925, thì “cuộc đón tiếp cụ Phan Bội Châu ở Đồng Hới vào một buổi trưa cuối năm này” trên đường cụPhan bị thực dân Pháp đưa vào an trí ở Huế là “cái sự kiện có thể nói là đã định hướng cho cả cuộc đời từ trước đến sau” của ông. Từ đây, người trí thức trẻ tuổi Đào Duy Anh “nguyện làm con chim TinhVệ (ông lấy bút hiệu là Vệ Thạch - HCB) suốt đời ngậm đá lấp biển Đông, sẽ cố gắng cắp từng hòn sỏi mà mong góp phần vào công việc lấp biển học mênh mông bát ngát” nhằm đắp xây cho nền văn hóa dântộc.

Đào Duy Anh thành lập Quan hải Tùng thư và cho xuất bản loại sách phổ biến kiến thức và tư tưởng. Kết quả, Tùng thư ra được 13 tập sách nhỏ về kinh tế, chính trị, khoa học, góp phần phổ biến một sốkiến thức sơ đẳng về chủ nghĩa Mác.

Đóng góp quan trọng nhất của Đào Duy Anh trước Cách mạng tháng Tám vào việc phục vụ văn hoá dân tộc là hai công trình Hán-Việt từ điển và Pháp-Việt từ điển. Ông cho biết: “Vào những năm 30, tiếngViệt đã được sử dụng phổ biến trên các sách vở, báo chí, hoàn toàn thay thế cho Hán tự. Một nền văn học mới đang hình thành, thoát dần khỏi sự ràng buộc của lối văn từ chương hồi đầu thế kỷ. Nhưng ởcác trường bảo hộ lúc đó, học sinh phải học chữ Pháp là chính, chữ Quốc ngữ bị coi là thứ yếu, và do đó, lớp thanh niên được đào tạo ở các trường này hầu hết bị cắt rời khỏi cái nền Hán học. Đấy làchưa kể đến những người “du học” bên Pháp về mà không ít người trở thành “mất gốc”. Riêng trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhiều người chỉ biết diễn đạt những khái niệm mới bằng tiếng Pháp chứ khôngnói được bằng tiếng mẹ đẻ. Nếu như vào những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất, các sĩ phu yêu nước, trong khi truyền bá những tư tưởng mới cho quốc dân, thường phải lấy nguyên các từ chính trịcủa Trung Hoa để phiên âm theo âm Hán-Việt, bất kể những từ đó đã có trong tiếng Việt hay chưa, thì bây giờ người ta phải nói chuyện với nhau bằng tiếng Pháp. Tình trạng đó cũng hạn chế một phần việcphát huy truyền thống văn hoá của dân tộc. ý định biên soạn sách Hán-Việt từ điển của tôi còn một dụng ý riêng là nhân việc giải thích từ, mà phổ biến trong nhân dân một số khái niệm chính trị theohướng chủ nghĩa Mác...”.

Trước Cách mạng tháng Tám, Đào Duy Anh còn có một công trình quan trọng nữa là Việt Nam văn hóa sử cương...Mặc dù tác giả cho rằng “sách này chỉ là một mớ tài liệu để tham khảo”, “phần lớn còn lànhững tài liệu sống sượng, chưa trải qua sự chọn lọc và nấu nướng của việc nghiên cứu và thảo luận” nhưng đây là công trình đặt nền móng và từ đó (1938) cho đến nay vẫn chưa có một tác phẩm lịch sửvăn hoá Việt Nam nào vượt qua nó.

Công việc thu hút nhiều tâm sức và có nhiều đóng góp sáng tạo nhất của Đào Duy Anh là sử học. Ông nói: “Nghiên cứu sử học là lẽ sống của tôi”. Lý do, theo ông: “Tôi tự xác định cho mình là phải cốgắng làm sao đem cái ánh sáng của chủ nghĩa Mác để khai thác vốn văn hóa dân tộc và chọn lấy những cái tốt mà góp phần vào cuộc cải tạo văn hoá nước nhà. Muốn như vậy, phải chuyên tâm nghiên cứu lịchsử vì chỉ có hiểu biết đầy đủ lịch sử dân tộc mới có thể chắt lọc ra đâu là những yếu tố truyền thống, đâu là những yếu tố ngoại lai”. Trong nghiên cứu lịch sử Việt Nam, ông là người đã kết hợp nhữngtruyền thuyết với sử liệu và đặt ra để nghiên cứu những vấn đề về đất Giao Chỉ và người Giao Chỉ, về Việt tộc, về Bách Việt và Lạc Việt. Ông là người chỉ ra mối quan hệ giữa cái tên Giao Chỉ với giaolong là vật tổ của Việt tộc, cũng như cái tên Lạc Việt có quan hệ với chim Lạc trên trống đồng. Ông cũng là người khẳng định văn hoá Đông Sơn là văn hoá Lạc Việt. Ông là người đã phát hiện ra cuộckháng chiến chống Tần của nhân dân Âu-Lạc. Ông cũng là người đã xác định vị trí, cương vực của nước Âu-Lạc, chứng minh Tượng quận không thuộc miền đất nước ta... Những kết quả nghiên cứu đó được ônghoàn thành trước cuộc đảo chính của quân đội Nhật 9/3/1945, tập hợp thành bản thảo Mấy vấn đề cổ sử Việt Nam, được tiếp tục sửa chữa, bổ sung và ông “đã dùng nó làm tài liệu cơ bản để giảng dạy môncổ sử Việt Nam ở trường Đại học Văn khoa Hà Nội”.

Sau Hiệp định Genève, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập, ông phụ trách bộ môn Lịch sử Việt Nam. Ông viết: “Tôi vừa giảng bài vừa bổ sung hai bản thảo Cổ sử Việt Nam và Lịch sử Việt Nam,cố nhiên là tôi phải tìm thêm tài liệu mà nghiên cứu lại một số vấn đề thuộc về thời Bắc thuộc và thời Tự chủ”. “Quyển thượng của sách ấy đã được nhà xuất bản Văn hoá xuất bản năm 1958”.

“...Trong hơn sáu năm tôi cộng tác với Viện Sử học trước khi về hưu, tính ra tôi đã hiệu đính và phiên bản được khoảng một vạn trang in. Tôi rất vui lòng đã có dịp phục vụ công việc nghiên cứu sử họcmột cách thiết thực như thế ở trong không khí lặng lẽ của công việc âm thầm xa cảnh náo nhiệt của các cuộc thảo luận và bút chiến”.... Đào Duy Anh đã lần lượt cho ra đời các tác phẩm: Đất nước ViệtNam qua các đời, Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo và diễn biến, Từ điển Truyện Kiều, Truyện Kiều khảo chứng và chú giải, Truyện Hoa tiên khảo chứng và chú giải v.v..

... Đầu xuân 1973, sau 50 năm “biết mấy nắng mưa” trong cuộc đời lao động của một người trí thức chân chính, ông hạ bút nắn nót ghi mấy dòng tổng kết: “Mỗi người đều “mang lấy nghiệp vào thân”, cáinghiệp của tôi là nghiên cứu lịch sử Việt Nam. Để làm trọn cái nghiệp ấy, hay nói một cách khác, để thực hiện cái mệnh ấy, tôi đã phải lần mò khá lâu và nhiều khi đã phải đi vào những chặng đườngngoắt ngoéo. Ngày nay, đến buổi chiều tà của cuộc đời, nhìn lại quãng đường mình đã trải qua trong nửa thế kỷ nay, từ khi bước vào đời (1923-1973), tôi nhận thấy rằng người ta “có biết tôi cũng chỉ ởLịch sử dân tộc mà có buộc tội tôi cũng chỉ ở Lịch sử dân tộc”...

Nửa thế kỷ cống hiến không mệt mỏi của một con người. Ông là nhà bác học của Việt Nam thế kỷ XX, thế kỷ giao thoa văn hoá Đông - Tây trong lịch sử dân tộc, thế kỷ nở rộ những con người “đội đá vátrời” làm nên bước ngoặt “đứt gãy” thay đổi về chất diện mạo văn hoá Việt Nam. Ông là khuôn mẫu của người trí thức chân chính, miệt mài tô bồi cho nền văn hoá dân tộc, ông là học giả lớn của thế kỷ,là cây đại thụ của giới sử học Việt Nam hiện đại.

* Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Xưa và Nay số 82B tháng 12/2000
* Phần chữ trong khung do Ban Biên tập chú giải
* Các chữ trong ngoặc kép được trích trong: Đào Duy Anh, Nhớ nghĩ chiều hôm, NXB Trẻ, TP.HCM, 1989

Xem Thêm

Nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam
Người phụ nữ này là nữ tiến sĩ Tây học đầu tiên của Việt Nam. Tên tuổi của bà từng nổi đình nổi đám, thậm chí cánh mày râu trước khi gặp cũng phải chuẩn bị lời ăn tiếng nói cẩn thận.
Tôn vinh và tri ân một nghề cao quý nhất
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp để toàn xã hội tôn vinh và tri ân những người thầy, người cô đã tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Đây không chỉ là ngày lễ ý nghĩa trong ngành giáo dục mà còn mang tính nhân văn sâu sắc, gắn kết tinh thần “tôn sư trọng đạo” - truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương: Khoa học phải luôn mở rộng hợp tác và học hỏi
GS.TSKH Nguyễn Đức Cương, một trong những nhà khoa học hàng đầu về hàng không - vũ trụ của Việt Nam, đã có hơn nửa thế kỷ cống hiến cho ngành khoa học kỹ thuật hàng không vũ trụ. Không chỉ là người đặt nền móng cho các sản phẩm bay tiết kiệm chi phí cho Việt Nam, ông còn là người thầy tâm huyết, truyền cảm hứng và kiến thức cho nhiều thế hệ trẻ…
An Giang: Người thắp lửa sáng tạo cho học sinh tiểu học
Đam mê đặc biệt với khoa học và sáng tạo, thầy giáo Nguyễn Văn Trung đã không ngừng nỗ lực truyền cảm hứng cho học sinh tiểu học, đồng thời hướng dẫn các em đạt được những thành tích ấn tượng ở cả cấp tỉnh lẫn cấp quốc gia.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.