Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ sáu, 24/10/2008 15:21 (GMT+7)

“Đại Việt sử ký toàn thư” nghĩ về viết & học sử

Dân ta phải biết Sử ta

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Bác dạy chúng ta phải hiểu biết sâu lịch sử dân tộc để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết cho việc “tu thân, xử thế” ngày nay.

Ông cha ta xưa cũng coi trọng việc viết sử, dạy sử, học sử để “ôn cố tri tân”.

Việc chép sử xưa có một thể loại gọi là “Thực lục” - chuyện ghi chép công việc của vua, chúa, như Hoàng triều thực lục, Đại Nam thực lục…Mục đích của “thực lục” là để cho nhà vua và các hoàng thân quốc thích biết rõ điều thiện, điều ác của triều đình mà các sử quan có quyền hạn và trách nhiệm ghi chép rõ, giúp cho vua chúa sửa chữa được lỗi lầm trong việc an dân trị nước, mong giữ được ngai vàng lâu dài.

Một sự kiện nổi bật đã được Đại Việt sử ký toàn thưghi lại là việc vua Lê Thánh Tông muốn xem “Thực lục” để sửa chữa lỗi lầm:

“Vua Lê Thánh Tông muốn xem quốc sử bèn sai nội quan tới Hàn lâm viện dụ riêng sử quan Lê Nghĩa rằng:

“Trước kia Phòng Huyền Linh làm sử quan, Đường Thái Tông muốn xem “thực lục”, Huyền Linh không cho xem. Nay người với Huyền Linh thì ai hơn?”

Nghĩa trả lời: “Sự kiện ở cửa Huyền Vũ, Huyền Linh lại không thẳng thắn ghi lại, Đường Thái Tông phải bảo ghi rồi sau mới ghi, như thế e rằng cũng chưa phải là hiền thần” (Đường Thái Tông giết anh là Kiến Thành và Nguyên Cát ở cửa Huyền Vũ, sử quan Phòng Huyền Linh chỉ chép mập mờ là sự kiện ngày 4 tháng 6 thôi. Đường Thái Tông xem Thực lục bắt phải chép lại cho rõ ràng).

Nội quan nói: “Vua muốn xem ghi chép hằng ngày từ năm Quang Thuận (Niên hiệu của Lê Thánh Tông) thứ nhất (1460) - đến năm thứ 8 (1468).

Nghĩa trả lời: “Vua mà xem Quốc sử hẳn không phải là việc hay. Những việc làm của Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh đã bị đời sau chê bai đấy”.

Nội quan nói: “Vua bảo là xem những ghi chép hằng ngày để biết trước đây có lỗi gì còn có thể sửa được”.

Nghĩa nói: “Chỉ cần bệ hạ gắng làm điều hay thôi, việc gì phải xem Quốc sử”.

Nội quan dụ bảo nhiều lần, Nghĩa nói:

“Thánh chúa nếu biết sửa bỏ lỗi lầm thì đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc; thế dẫu không khuyên can mà cũng là khuyên can”.

Rồi Lê Nghĩa dâng ghi chép hằng ngày lên.

Vua xem xong trả lại cho sử viện.

Như chúng ta đã biết, luật lệ phong kiến quy định quyền hạn và trách nhiệm của sử quan là:

Sử quan được triều đình phong chức và giao trách nhiệm chép “Thực lục” là có quyền tiếp xúc với mọi thực tế và quan sát kỹ các sự kiện diễn ra trong cung đình, nhất là hành trạng của nhà vua, kể cả sinh hoạt, giao tiếp thường ngày, để ghi lại một cách chân thực. Nhà vua không có quyền xem “Thực lục”, bắt sử quan chép như ý của mình và sử quan có quyền không chép sử theo ý nhà vua nếu đó không phải là sự thực. Sử quan phải chép đúng sự thực dầu việc đó nhà vua không đồng ý (sách Đông Chuliệt quốcđã chép truyện ba anh em nhà làm sử dám hy sinh thân mình để bảo vệ chân lý: Người anh dám chép việc “Thôi Trữ giết vua”, bị kẻ gian thần Thôi Trữ chém đầu. Người em thứ hai lại chép như thế, lại bị Thôi Trữ chém đầu. Người em thứ ba vẫn chép như vậy, kẻ gian thần sợ hãi không dám chém đầu nữa).

Sử quan không làm tròn trách nhiệm cũng bị người đời lên án, chê cười.

Chúng ta đều biết triều đại Lê sơ là thời kỳ thịnh trị nhất trong lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam, cũng như vua Lê Thánh Tông là vị vua thông thái, anh minh nhất trong hàng ngũ vua chúa Việt Nam các thời đại. Vậy mà vua đã không làm theo luật đó, lại đòi xem “Thực lục”. Tuy vậy, động cơ của vua là tốt: vua muốn xem “Thực lục” để tự sửa mình.

Còn Lê Nghĩa, có người chê là đã không giữ đúng kỷ cương khi đưa “Thực lục” cho vua xem. Trái lại có người bênh vực Lê Nghĩa cho rằng ông đã khéo léo từ chối khi nói: “Vua mà xem Quốc sử hẳn không phải là việc hay. Những việc là Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh đã bị đời sau chê bai đấy”.

Nhưng vì vua sai nội quan dụ bảo nhiều lần, mà Lê Nghĩa biết Lê Thánh Tông là vị vua anh minh, chân thành muốn xem “Thực lục” để sửa chữa lỗi lầm, hợp với mục tiêu của “Thực lục”, nên mới đưa cho vua xem.

Cuối cùng thì: “Vua xem xong trả lại cho sử viện”.

Điều này có ngụ ý là: Vua xem “Thực lục” rồi không bắt sử quan chép lại điều gì theo ý muốn của mình và việc sử quan đưa “Thực lục” cho vua xem là cần thiết vì trong đó có điều ông chép đúng sự thực giúp nhà vua sửa chữa được lỗi lầm, có lợi cho xã hội, cho nên Lê Nghĩa mới nói:

“Thánh chúa nếu biết sửa chữa lỗi lầm thì đó là phúc lớn vô hạn của xã tắc, thế dẫu không khuyên can mà cũng là khuyên can”.

Tường thuật sự kiện lịch sử này, chúng tôi muốn nói lên một điều tâm đắc là:

Xưa kia, nhiệm vụ của sử quan chép “Thực lục” chủ yếu là chép về hành trạng của nhà vua chứ không chép về hoạt động của đại chúng nhân dân. Ngày nay, Nhà nước (bao gồm cả Đảng lãnh đạo, Chính phủ và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị) đã cho phép và khuyến khích các nhà sử học chép về hành trạng của bộ máy Nhà nước cùng hoạt động của toàn thể nhân dân.

Sử học Việt Nam có nhiệm vụ viết Lịch sử dân tộc, Lịch sử Đảng, Lịch sử Quốc hội, Lịch sử Chính phủ, Lịch sử Mặt trận, Lịch sử quân sự, Lịch sử các ngành nghề chuyên môn, Lịch sử các bản, làng, huyện, tỉnh… Như vậy phạm vi biên soạn là rộng hơn, là phong phú hơn “Thực lục” xưa rất nhiều. Nhưng chiều sâu lịch sử khi chép về các nhân vật lịch sử, có cả cái sai, cái đúng của các nhân vật lịch sử thì có chỗ lại chưa bằng “Thực lục”. Tất nhiên yêu cầu chép rõ sự thực lịch sử, xưa cũng như nay, không phải là tuỳ tiện mà là phải theo các quan điểm chính trị chính thống đương thời. Cụ thể: đã là sử quan nhà Nguyễn thì phải chép vào “Thực lục” là Nguyễn Huệ thuộc “Nguỵ triều Tây Sơn”, trong khi đó nhân dân Việt Nam lại tôn vinh Nguyễn Huệ là anh hùng dân tộc…

Ngày nay sử học cũng có quan điểm chính trị của mình. Đó là quan điểm duy vật biên chứng và duy vật lịch sử, quan điểm khách quan khoa học.

Vấn đề chỉ còn là điều kiện để thực hiện sao cho được rộng rãi, cởi mở và phương pháp thực hiện sao cho được thực sự khách quan khoa học, tránh chủ quan, thiên lệch, máy móc, giáo điều, duy ý chí và phải minh oan cho những điều oan khuất trong lịch sử.

Xem Thêm

Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày 25/6/2025, tại Tp. Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) chủ trì, phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Huế (Liên hiệp Hội TP. Huế) tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ trí thức để góp phần tích cực cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/11/2023”.
An Giang: 8 giải pháp thực hiện đột phá phát triển khoa học công nghệ
Đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội tỉnh) đã tập hợp được 40 hội, tổ chức thành viên với 9.554 hội viên cá nhân, trong đó có hơn 3.451 hội viên trí thức. An Giang xác định và đề ra mục tiêu về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (KHCN, ĐMST, CĐS) đến năm 2030.
Thanh Hoá: Hội thảo KH về giải quyết tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, lao động trực tiếp tham gia SX nông nghiệp
Sáng ngày 27/5/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (Liên hiệp hội) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Viện Nông nghiêp tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp giải quyết tình trạng thiếu lao động sản xuất ở khu vực nông thôn, lao động có kỹ thuật, tay nghề cao trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ”.
Bình Thuận: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
Sáng ngày 27/5, tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Giải pháp đột phá trong ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào thực tiễn quản lý và sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Tin mới

Chủ tịch VUSTA Phan Xuân Dũng dự Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam
Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam được thành lập ngay sau giải phóng năm 1975. Trong suốt 50 năm qua, Hội đã có nhiều đóng góp quan trọng cho hoạt động tư vấn chính sách đối với các vấn đề trọng đại của đất nước. Gần đây nhất là phản biện trong góp ý văn kiện Đại hội XIII và XIV của Đảng, các đề án tăng trưởng xanh, đường sắt cao tốc, quy hoạch vùng và dự thảo nhiều chính sách kinh tế quan trọng...
Lãnh đạo VUSTA tham dự Hội nghị IAS 2025
Đoàn công tác của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Phó Chủ tịch VUSTA, Giám đốc Ban Quản lý dự án Quỹ Toàn cầu - VUSTA về phòng, chống HIV/AIDS làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Khoa học quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS 2025 (Hội nghị IAS 2025) tại Rwanda từ ngày 12/7 đến ngày 17/7/2025.
Thắp nến tri ân nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ
Ngày 24/7, nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947–27/7/2025), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Hội Nhà báo Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam trang trọng tổ chức Chương trình “Thắp nến tri ân” tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội).
Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh
Đại hội Đảng bộ Liên hiệp Hội Việt Nam (VUSTA) nhiệm kỳ 2025–2030 được tổ chức thành công vào sáng ngày 21/7. Tại Đại hội, đại diện Đoàn Thanh niên VUSTA đã có bài phát biểu chúc mừng đại hội. Bí thư Đoàn Thanh niên Lê Thị Thủy khẳng định: “Tuổi trẻ VUSTA tự hào được rèn luyện, trưởng thành dưới cờ Đảng quang vinh và luôn xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc đổi mới đất nước”.