Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 22/09/2010 18:20 (GMT+7)

Đa dạng môi trường biển Việt Nam

Các hệ sinh thái (HST) biển và ven biển có các giá trị dịch vụ rất quan trọng như điều chỉnh khí hậu và điều hòa dinh dưỡng trong vùng biển thông qua các chu trình sinh địa hóa; là nơi cư trú, sinh đẻ và ương nuôi ấu trùng của nhiều loài thủy sinh vật không chỉ ở ngay vùng bờ mà còn từ ngoài khơi vào theo mùa, trong đó có nhiều loài đặc sản hải sản.

Các HST có năng suất sinh học cao như rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, vùng triều cửa sông, đầm phá và vùng nước trồi thường phân bố tập trung gần bờ và quyết định hầu như toàn bộ nănh suất cơ cấp của toàn vùng biển và đại dương phía ngoài. Khoản lợi nhuận có thể thu được từ các HST biển và ven biển của Việt Nam sơ bộ ước tính là 60-80 triệu USD/ năm.

Do nằm trong đới chuyển tiếp giữa lục địa và biển, nên ba hệ sinh thái tiêu biểu cho biển nhiệt đới là rừng ngập mặn, rặn san hô và thảm cỏ biển có quan hệ mật thiết và tương hỗ cho nhau , tạo ra những “dây xích sinh thái” quan trọng trong biển và vùng ven bờ. Một mắt xích trong số chúng bị tác động sẽ ảnh hưởng đến các mắt xích còn lại. Trên thực tế, ít ai nghĩ đến việc phá rừng ngập mặn trên vùng triều lại có ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi sinh vật trong rạn san hô và cỏ biển ở dưới biển sâu hơn. Mất các hệ sinh thái này, biển nước ta có nguy cơ sẽ trở thành “thủy mạc”, không còn tôm cá nữa.

Biển và vùng ven bờ là đối tượng khai thác của nhiều ngành kinh tế và cộng đồng ven biển nước ta, nhưng trước hết đây là nơi cung cấp đa dạng sinh học – cơ sở tài nguyên quan trọng đối với thủy sản, góp phần đưa nước ta trở thành một quốc gia có tiềm năng phát triển thủy sản vững mạnh. Thời gian qua, khoảng 80% lượng thủy sản được cung cấp từ vùng biển ven bờ và đã đáp ứng khoảng gần 40% lượng protein cho người dân. Năm 2008, khai thác hải sản đạt khoảng 2,2 triệu tấn, đã góp phần đưa ngành thủy sản nước ta đạt mốc kim ngạch xuất khẩu khoảng 4,5 tỷ USD.

Nguy cơ ô nhiễm biển

Bên cạnh tiền năng và những đóng góp nói trên, môi trường biển nước ta hiện đang có dấu hiệu bị ô nhiễm và suy thoái. Chất lượng môi trường biển và vùng ven bờ tiếp tục suy giảm theo chiều hướng xấu. Môi trường biển và vùng ven bờ đã bị ô nhiễm dầu, kẽm và chất thải sinh hoạt, còn chất rắn lơ lửng như Si, NH3 và PO4 cũng ở mức đáng lo ngại. Chất lượng trầm tích đáy biển ven bờ - nơi cư trú của nhiều loài thủy hải sản – cũng bị ô nhiễm. Hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật chủng anđrin và enđrin trong các mẫu sinh vật đáy ở vùng cửa sông ven biển phía bắc và thực vật nổi ở miền trung suy giảm rõ rệt.

Lượng hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trong cơ thể các loài thân mềm hai mảnh vỏ được xác định cao nhất tại Sầm Sơn và cửa Ba Lạt (11,14 – 11,83 mg/kg thịt ngao), thấp nhất tại Trà Cổ (1,54 mg/kg). Các chất anđrin, enđrin đendrin, đặc biệt là anđrin có ở hầu hết các mẫu phân tích, biến đổi từ 0,12-3,11mg/kg.

Hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xuất hiện ở nước ta từ tháng 6 đến trung tuần tháng 7 âm lịch tại vùng biển Nam Trung bộ, đặc biệt là tại Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận. Có năm hơn 30 km bãi biển từ Cà Ná đến Long Hương nhầy nhụa những bột báng màu xám đen dày đặc cả tấc, trộn với xác chết của sinh vật tạo nên mùi hôi thối. Khối nhầy trong suốt bao quanh một số vi tảo biển là nguyên nhân làm cho nước biển dặc quánh như cháo. Thiệt hại lớn gây ra do thủy triều đỏ rất lớn. Nhiều chủ ngư trịa tôm và cá mú trắng tay do tất cả các sản phẩm trong ao đều chết; các rạn san hô ven bờ bị chết trắng,... Đó là chưa tính đến những thiệt hại về môi trường sinh thái trước mắt và lâu dài. Trong vùng biển ven bờ nước ta đã phát hiện được khoảng 8 – 16 loài vi tảo biển gây hại tiềm năng với mật độ hơn 2 x 104 tế bào/lít. Hiện tượng thủy triều đỏ cũng xảy ra ở vùng biển Bình Thuận đã diệt tôm, cua, cá, san hô, rong cỏ biển.

Do phát triển kinh tế, đa dạng hóa các đối tượng nuôi (ngao, sò, tôm ,cá nước lợ), cùng với việc khai thác gỗ củi bừa bãi khiến cho diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp, môi trường rừng bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản ven biển bị cạn kiệt. Tốc độ mất rừng ngập mặn do các hoạt động sản xuất thử tính trong giai đoạn 1985-2000 ước khoảng 15.000 ha/năm. Do mất rừng ngập mặn, số lượng sinh vật phù du bị giảm đi đáng kể, dẫn đến tình trạng năng suất nuôi tôm quảng canh ngày một kém. Theo ước tính, trước đây cứ 1 ha rừng ngập mặn có thể khai thác được 700-1.000 kg thủy sản, nhưng hiện nay chỉ thu được 1/20 so với trước đây. Từ năm 2004, do người dân thay đổi nhận thức, nên hiện tưọng phá rừng có phần giảm hơn thời gian trước. Thậm chí, nhiều địa phương đã thực hiện dự án khôi phục rừng ngập mặn bằng cách hạn chế khai thác cây ngập mặn và trồng rừng.

Đặc biệt, mặc dù rạn san hô đóng vai trò quan trọng đối với môi trường biển Việt Nam, nhưng hệ sinh thái này đang bị khai thác quá mức bằng các phương tiện mang tính hủy diệt như đánh mìn, sử dụng hóa chất độc để đánh bắt hải sản sống trong rạn. Khai thác san hô làm vôi và đồ vật lưu niệm cho khách khiến cho rạn bị suy thoái nghiêm trọng. Viện Tài nguyên thế giới đã cảnh bảo 80% rạn san hô nằm trong tình trạng rủi ro, trong đó 50% ở tình trạng rủi ro cao. Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển.

Chất lượng môi trường biển thay đổi, các nơi cư trú tự nhiên của loài bị páh hủy cũng đã gây ra tổn thất lớn về đa dang sinh học vùng bờ; giảm số lượng loài, một số loài bị tiêu diệt,... dẫn đến giảm năng suất khai thác tự nhiên ở vùng biển. Đã có khoảng 85 loài hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau, trong đó có nhiều loài vẫn đang là đối tượng bị tập trung khai thác và trên 80 loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam.

Nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ có dấu hiệu bị khai thác quá mức. Tổng sản lượng đánh bắt hải sản không ngừng tăng, nhưng sản lượng đánh bắt của một đơn vị đánh bắt hay hiệu suất khai thác (tấn/CV/năm) hoặc giữ nguyên hoặc giảm từ 0,92 (năm 1990) xuống 0,43 tấn/CV/năm (năm2005). Tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới ngày càng tăng; nguồn lợi hải sản có xu hướng giảm về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt; tính trong vòng 10 năm (1984 – 1994) đã giảm tới trên 30% trữ lượng cá đáy. Ngoài ra, nguồn giống hải sản tự nhiên cũng giảm sút nghiêm trọng so với trước đây.

Thực tế này đang đòi hỏi những nỗ lực của các nhà môi trường biển, cũng như những chủ trương, chính sách hợp lý từ phía quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền Việt Nam .

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

TSKH Nghiêm Vũ Khải:Thách thức lớn của Nghị quyết 57-NQ/TW là thể chế, hạ tầng và nhân lực
Nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu. Điều này đòi hỏi sự đầu tư bài bản, định hướng rõ ràng và cam kết lâu dài từ cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp và cộng đồng khoa học.
Gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất tỵ 2025
Ngày 15/1, tại Hà Nội, Liên hiệp Hội Việt Nam (LHHVN) đã tổ chức buổi gặp mặt cán bộ hưu trí Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là hoạt động thường niên của LHHVN nhằm bày tỏ sự quan tâm cũng như lòng tri ân sâu sắc của lãnh đạo, người lao động cơ quan LHHVN đối với các thế hệ đi trước.
Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.