Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 07/11/2005 14:37 (GMT+7)

Cứu tinh cho lún & lở

Chống lún chi phí rẻ

Xử lý móng công trình xây dựng trên nền đất yếu bằng cột đất xi măng, kết hợp gia tải nén trước là giải pháp được chuyển giao từ Thụy Điển cho Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng). Sau nhiều nghiên cứu, giải pháp này được ứng dụng tại Hà Nội.

ThS. Nguyễn Văn Sơn (Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam ), người theo dõi giải pháp này cho biết, đây là giải pháp tốt trong chống lún, chống sạt lở bờ sông mà chi phí rẻ hơn rất nhiều lần so với phương pháp cọc ép bê-tông. Áp dụng giải pháp này trong thiết kế móng xi-lô ở Nhà Bè (TP.HCM) và Trà Nóc (Cần Thơ) tiết kiệm được khoảng 600 triệu đồng/xi-lô.

Để đánh giá chất lượng của cột đất – xi măng tại Nhà Bè và Trà Nóc, Viện Khoa học thuỷ lợi miền Nam tiến hành thí nghiệm bằng phương pháp xuyên cắt tiêu chuẩn (SCPT) kết luận cường độ khángnguyên của cột đất-xi măng sau 22, 27 ngày gia cố tốt, đủ khả năng làm móng cho kết cấu có tải trọng khá lớn.

Phương pháp xử lý bằng cột đất – xi măng khá đơn giản, bao gồm một máy khoan với hệ thống lưỡi có đường kính thay đổi tùy theo đường kính cột được thiết kế. Các xi-lô chứa xi măng có gắn máy bơm nén với áp lực lên tới 12kg/cm 2. Sử dụng máy khoan của Thụy Điển, Trung Quốc, loại có khả năng khoan sâu đạt đến 35m và tự động điều chỉnh định vị cần khoan luôn thẳng đứng. Trong quá trình khoan, lưỡi được thiết kế để trộn đều đất và xi măng. Xi măng khô được phun định lượng liên tục và trộn đều tạo thành những cột đất – xi măng đường kính 60cm. Sau khi gia cố toàn bộ diện tích móng, các cột đất được đào hở đầu cột là làm bằng phẳng. Vải địa kỹ thuật trải lên trên để phân bố tải trọng.

ThS. Nguyễn Văn Sơn cho biết, kết quả theo dõi lún cho thấy việc thiết kế móng mềm (cột chịu tải làm việc đồng thời với nền đất) trên các khu vực đất yếu có công trình lớn cho phép chuyển vị lún lâu dài cần phải kết hợp phương pháp xử lý móng bằng cọc đất – xi măng với chất tải nén trước. Chi phí rẻ hơn so với cọc ép bê – tông hay cọc khoan nhồi cho mỗi xi-lô hàng trăm triệu đồng. Giải pháp này rất phù hợp cho các nền đất yếu như vùng ĐBSCL.

Cứu tinh cho bờ sông sạt lở

Riêng các khu vực bị sạt lở bờ sông như khu vực Thanh Đa (TP.HCM), Tân Châu (An Giang)…những khu vực này ít chịu tải trọng lớn bên trên nhưng lại chịu áp lực thuỷ tĩnh giữa thời gian thuỷ triều lên và xuống. Áp lực thuỷ tĩnh có tác dụng kéo theo vật liệu cát mịn hoặc bùn sét bị bão hoà nước theo dòng chảy tạo thành các vùng đất chảy chuồi hoặc các hàm ếch kết hợp với tác dụng của dòng chảy sẽ gây sụp dổ lớp đất bên trên. Khi xử lý đất dọc theo bờ sông những khu vực này sẽ tạo thành một khối cứng chắc, không còn chịu ảnh hưởng áp lực thủy tĩnh sẽ tránh được tình trạng sạt lở bờ sông như hiện nay. Mặt khác các máy khoan có thể điều chỉnh để khoan nghiêng 60º tạo thành khối đất cứng gần như song song với vách bờ sông, chống lại sự bào mòn của dòng nước.

Với các công trình đê, cống đập vùng cửa sông, ven biển khi xây dựng trên các vùng đất yếu cũng có thể sử dụng phương pháp này để gia cố nền móng. KS. Lại Xuân Dũng (Công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng - Tổng công ty xây dựng Hà Nội), người tham gia thực hiện giải pháp mới này cho biết, cột đất – xi măng có thời gian thi công nhanh, khống chế được độ lún sụp khi thi công xong. Xử lý chống lún mố cầu đã bị lún sụp tăng độ ổn định chống trượt và lún.

Trong dự án thực hiện đại lộ Đông- Tây (TP.HCM), giải pháp này được áp dụng. Hiện công ty Phát triển kỹ thuật xây dựng được chuyển giao giải pháp này.

Nguồn: Khoa học phổ thông, số 33(1156)

Xem Thêm

Tiếp tục đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ
Hiện nay Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) có trên 500 tổ chức khoa học và công nghệ (KH &CN). Các tổ chức KH&CN trực thuộc này được thành lập và hoạt động trên cơ sở các quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và nghị định của Chính phủ, điều lệ của Liên hiệp Hội Việt Nam.
Tìm giải pháp chuyển đổi số toàn diện tại Liên hiệp Hội Việt Nam
Hơn 40 năm thành lập, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam) đang nỗ lực hiện đại hóa hoạt động trong bối cảnh chuyển đổi số trở thành yêu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, Liên hiệp Hội Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều hạn chế về hạ tầng công nghệ và nhận thức, đòi hỏi những bước đi chiến lược hơn trong tương lai.

Tin mới

Viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương
Trong những năm qua, VUSTA luôn chú trọng thực hiện các hoạt động thiện nguyện, góp phần thực hiện an sinh xã hội. Năm 2024 đã đánh dấu đậm nét những nỗ lực không ngừng nghỉ của VUSTA trong các hoạt động vì cộng đồng. Ngay đầu Năm mới 2025, VUSTA thực hiện chương trình thiện nguyện và xây dựng nông thôn mới, viết tiếp hành trình trao gửi yêu thương tại tỉnh Cao Bằng.
Trà Vinh: 7 nhiệm vụ đặt ra cho công tác thi đua, khen thưởng năm 2025
Công tác thi đua, khen thưởng có vị trí, vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, là biện pháp để tố chức thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Thông qua việc tổ chức các phong trào thi đua nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các tập thể, cá nhân, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Chủ tịch Phan Xuân Dũng thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 tại tỉnh Ninh Thuận
Sáng ngày 13/01/2025, TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN), đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn các huyện Thuận Nam, Ninh Phước, Ninh Sơn và Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận nhân dịp Năm mới và Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025.