Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam
Thứ tư, 10/09/2014 16:55 (GMT+7)

Công nghiệp hóa khâu làm mạ với giá thể mạ khay

  Trên thế giới, công nghệ sản xuất mạ khay không mới, nhiều quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã áp dụng trên diện rộng từ lâu nhưng Việt Nam mới ở quy mô nhỏ và thiếu hiệu quả. Nguyên nhân dẫn đến hạn chế này là do Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ sản xuất mạ khay, đồng thời chưa chủ dộng được nguồn nguyên liệu. Trước thực trạng đó, TS Lê Văn Tri ( Tổng giám đốc Công ty Công nghệ sinh học - phân bón Fitohoocmon – Bifi) đã tìm ra công nghệ sản xuất mạ khay công nghiệp và mạ trên nền đất cứng từ mùn rơm rạ trên cơ sở hai đề tài nghiên cứu trước đó của mình, “Nghiên cứu sản xuất giá thể mạ từ mùn rơm rạ và mạ công nghiệp để cấy tay và cấy máy nhằm phát triển cơ giới hóa nông nghiệp” và “Ứng dụng chế phẩm vi sinh Fito-Biomix RR chế biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ tại đồng ruộng bón cho cây trồng nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững tại tỉnh Hòa Bình”.

Trong công nghệ mới này, nguồn nguyên liệu ngay tại địa phương như các phụ phẩm sau thu hoạch mùa vụ đã được tận dụng. Theo đó, giá thể hữu cơ là rơm rạ được lên men bằng chế phẩm Fito-Biomix RR trong vòng ba đến bốn tháng và trộn với đất màu rồi được đặt lên khay hoặc đất nền cứng. Hạt giống sau khi được xử lý bằng chế phẩm sinh học Lufain – 91 sẽ được gieo trong giá thể. Khi mạ lên đạt yêu cầu kỹ thuật thì mang ra ruộng cấy. Trước khi đưa mạ đi cấy, nhúng qua dung dịch hồ rễ mạ (Azo-lua) nhằm làm tăng mật độ vi sinh vật cố định đạm cho vùng rễ lúa.

Áp dụng công nghệ mới này của TS Lê Văn Tri không chỉ giúp bà con nông dân tận dụng được nguồn phụ phẩm trong sản xuất mà còn góp phần làm cây lúa phát triển ổn định và tăng năng suất khi thu hoạch.

TS Lê Văn Tri cho biết, bước đầu đã triển khai mô hình sản xuất mạ khay công nghiệp từ mùn rơm rạ tại một số địa phương như: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định… Chỉ cần 0,6-0,8kg thóc giống gieo trên sáu khay mạ kích thước 60x30cm là đủ cung cấp mạ cho một sào ruộng, trong khi gieo sạ thì tốn 1,5 kg thóc giống/sào và chất lượng phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Tuy nhiên, theo TS Tri, nếu không nghĩ ra được công nghệ rau mầm thì công nghệ mạ khay của ông cũng không thể phát triển được vì các cơ sở sản xuất mạ có nguy cơ rỗi việc tám tháng mỗi năm. “Vấn đề đặt ra ở đây là, một cơ sở sản xuất mạ khay chỉ cần hoạt động bốn tháng theo mùa vụ, vậy tám tháng còn lại chẳng lẽ đóng cửa và cho công nhân nghỉ việc? Câu hỏi này đã dẫn tôi tới lời giải: trong thời gian không sản xuất mạ, cơ sở đó hoàn toàn có thể tận dụng khay để sản xuất rau mầm, một loại rau sạch và dinh dưỡng cao. Chúng tôi đã sẵn sàng cung cấp công nghệ cho người nông dân và thậm chí dám nhận luôn trách nhiệm về đầu ra. Tôi đã nghĩ đến cả khả năng tán rau mầm thành bột để làm thành viên nang trong trường hợp rau tươi không kịp tiêu thụ,” TS Tri trả lời trong một cuộc phỏng vấn với Tia Sáng.

Việc sản xuất rau mầm từ mùn rơm rạ tại công ty của TS Tri đến nay đã cho kết quả tốt. Áp dụng công nghệ này sẽ giải quyết được vấn đề khó khăn về nguồn cung cấp giá thể. Người dân ai cũng có thể tự sản xuất trồng rau mầm tại nhà với quy trình đơn giản, dễ làm và giá thành hạ (2.000đ/kg, thấp hơn năm lần so với mua giá thể trên thị trường).

Xem Thêm

Yên Bái: Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà
Ngày 29/10, tại huyện Lục Yên, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lục Yên và Hội Khoa học Lịch sử tỉnh đã tổ chức hội thảo Nghiên cứu di tích Lịch sử - Văn hóa vùng hồ Thác Bà phục vụ nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển khu du lịch quốc gia hồ Thác Bà.
Hướng tới một ngành chăn nuôi an toàn, hiệu quả và bền vững
Ngày 18/10 tại thành phố Huế, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề: Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học và tuần hoàn nâng cao hiệu quả sản suất trong chăn nuôi trang trại nhỏ và hộ gia đình.

Tin mới

Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Vutsa thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP
Mới đây, Vusta tổ chức Hội thảo Góp ý Dự thảo Kế hoạch của Liên hiệp Hội Việt Nam thực hiện Nghị quyết 107-NQ/CP ngày 09/7/2024 nhằm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW về công tác trí thức. Ông Phạm Ngọc Linh – Phó chủ tịch Vusta và ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Vusta chủ trì hội thảo.
Phú Yên: Giải thể 03 tổ chức Hội thành viên
UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành các Quyết định số 1471, 1472, 1473/ QĐ-UBND về việc giải thể 03 tổ chức Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Phú gồm: Hội Kế hoạch hoá gia đình, Hội Phụ sản và Hội Y tế thôn bản. Đây là các Hội không còn hoạt động liên tục mười hai tháng theo quy định.
Cụm thi đua số 3 tổng kết công tác năm 2024
Ngày 22/11, tại thị xã Sa Pa, Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai phương hướng nghiệm vụ năm 2025 của Cụm thi đua số 3 do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Lào Cai làm cụm trưởng đã được tổ chức.
Quảng Ngãi: Tuyên truyền chủ trương của Đảng cho trí thức
Chiều ngày 19/11, Liên hiệp Hội tỉnh đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đội ngũ trí thức tỉnh Quảng Ngãi với chủ đề: “Tình hình xung đột Israel-Hamas, Hezbollah; xung đột Nga-Ukraine. Tác động và xử lý của Việt Nam”.
Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động của đốt mở tại Việt Nam
Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.