Công nghệ bản đồ số dùng trong quân sự
Để khắc phục tình trạng trên, hiện nay với công nghệ mới về viễn thám hàng không, bản đồ số và ảnh số đã ra đời phục vụ trực tiếp cho công tác tham mưu, chỉ huy diễn tập, quản lý trong một hệ thống thông tin địa lý. Bản đồ số là loại bản đồ được thành lập dưới dạng cơ sở dữ liệu máy tính trên cơ sở xử lý số liệu nhận được từ các thiết bị quét chuyên dụng, ảnh hàng không, ảnh vệ tinh, viễn thám hoặc số hóa các bản đồ được chế tác theo phương pháp cổ điển, trong đó toàn bộ thông tin về các đối tượng được mã hóa thành dữ liệu số và lưu giữ trên các băng, đĩa từ, đĩa quang… Thông tin trong bản đồ số thường được tổ chức quản lý theo các lớp, tập hợp các dữ liệu có cùng thuộc tính (vùng, đường, điểm, chữ) về các đối tượng cùng loại, thể hiện một nội dung của bản đồ tổng thể. Số lượng các lớp tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, nguồn cung cấp dữ liệu (các cơ sở dữ liệu ảnh quét có thể cho hàng trăm lớp) và khả năng quản lý của phần mềm chuyên dùng. Tùy theo yêu cầu sử dụng, các lớp thông tin có thể được hiển thị trên màn hình hoặc in trên giấy với tỉ lệ tùy chọn, riêng biệt hoặc chồng xếp với nhau tạo thành các bản đồ theo tỉ lệ thích hợp.
Bản đồ số là sự thể hiện những thông tin về không gian xung quanh chúng ta ở dạng số trong sự liên kết với các thiết bị điện tử khác như máy tính điện tử, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Nhờ có các ưu thế vượt trội như cập nhật nhanh, thuận tiện trong sử dụng, đáp ứng yêu cầu của tác chiến trong chiến tranh hiện đại nên bản đồ số ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quân sự. Trong khi bản đồ số thể hiện không gian ba chiều là x, y, z và tông màu, cho phép sử dụng thiết bị hiển thị trên màn hình máy tính và quan sát ở dạng lập thể giống như ngoài thực địa thì bản đồ giấy chỉ thể hiện được không gian hai chiều (x và y) và muốn thể hiện chiều thứ ba (độ cao, độ sâu) thì phải dùng ký hiệu đường bình độ hoặc ghi chú bằng số.
Tương tự như vậy, bản đồ số có thể thể hiện phép chiếu nhiều chiều, biểu diễn địa hình theo nhiều phép chiếu khác nhau, bằng cách biến đổi từ hệ tọa độ này sang hệ tọa độ khác, cho phép nghiên cứu đánh giá địa hình theo nhiều góc độ khác nhau với mức độ tỉ mỉ, chính xác và toàn diện hơn. Trong khi đó, bản đồ giấy thể hiện địa hình theo phép chiếu gần như trùng với phương của đường dây rọi xuống mặt phẳng nào đó.
Bản đồ số có tính cơ động cao bởi các dữ liệu khi hiển thị trên màn hình của máy điện toán có khả năng chuyển động cùng với tốc độ chuyển động của phương tiện (máy bay, tàu thủy...) nhờ vậy, việc điều khiển phương tiện sao cho phù hợp với đặc điểm địa hình sẽ dễ dàng hơn, ngoài ra, tính cơ động của tư liệu địa hình số cho phép giảm rất nhiều công sức, vật tư trang bị trong đào tạo, huấn luyện khai thác tư liệu địa hình và thông tin địa lý phục vụ mục đích quân sự. Do bản đồ giấy thể hiện thông tin địa hình dưới dạng tĩnh nên khi sử dụng trên các phương tiện đang chuyển động với tốc độ cao thường phải chọn tỷ lệ nhỏ, do đó việc đánh giá địa hình sẽ đạt độ chính xác thấp hơn.
Để đáp ứngyêu cầu tác chiến trong chiến tranh công nghệ cao, ngành bản đồ quân đội các nước đã áp dụng công nghệ mới trong việc thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin về thực địa, thông qua khai thác cáctiềm năng công nghệ viễn thám, tin học. Công nghệ viễn thám cho phép thu thập một cách gián tiếp các thông tin về bề mặt đất cần thể hiện, những số liệu có được sẽ được xử lý và giải đoán nhằm đạtnhững nhận thức mới về các thông số, vị trí, dạng loại và trạng thái của vật thể hoặc bề mặt đất. Công nghệ viễn thám cũng cho phép sử dụng những bước sóng phần tiếp theo của phổ điện từ, ở độ caolớn hơn, tới khoảng không của vũ trụ, thông tin đạt được có thể được truyền về trái đất trực tiếp hoặc qua hệ thống viễn thông, ảnh hàng không vũ trụ chứa các thông tin về mặt đất lúc này mang đặcthù đa phổ và đa thời gian. Do đó, để cung cấp thông tin chất lượng hơn, kịp thời hơn về bề mặt đất cần nghiên cứu, thông tin cần đạt được thông qua công nghệ viễn thám, tạo ra khả năng mới cho quátrình thành lập và hiệu chỉnh bản đồ địa hình.Nguồn: quandoinhandan.org.vn ngày 20/1/2006