Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ hai, 31/07/2006 15:29 (GMT+7)

Con chó trong tâm thức dân gian

Ý nghĩa biểu trưng đầu tiên: con chó tượng trưng cho sự trung thành. Ý nghĩa này hình thành từ những quan sát thực tế khi con người thuần dưỡng loài chó. Con chó nuôi trong nhà bao giờ cũng rất mực trung thành với chủ, hiểu theo nghĩa là người cho ăn và chăm sóc nó, người trong gia đình gần gũi nó trong sinh hoạt hàng ngày. Nó nguẩy đuôi mừng rỡ khi chủ đi đâu về, nó quấn quýt bên cạnh… là biểu hiện của tình cảm yêu mến. Có lẽ những biểu hiện này chưa thể gọi là trung thành. Nhưng điều sau đây mới đáng chú ý: chó có thể cắn người lạ trong một số tình huống nhất định nhưng trong mọi cảnh ngộ (bị chủ đánh, bị chủ làm đau…) nó đều phản ứng theo hướng phục tùng. Chẳng hạn, bị làm đau thì nó bỏ chạy ra xa… nhưng sẽ trở lại. có những chú cho đa tình rong ruổi theo những “giai nhân” xứ lạ hoặc vì một lí do nào đó phải “xa nhà” (nhiều trường hợp bị kẻ trộm bắt) thì rốt cuộc nó cũng tìm về với chủ cũ. Có lẽ vì vậy mà dân gian bảo rằng “lạc nhà nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu”. Dù thế nào đi nữa thì thái độ của tác giả dân gian đối với con vật trên đã rõ ràng: con chó được xem trọng… Trong truyện ngụ ngôn, thái độ này gắn với cái nhìn đạo đức: nếu con mèo tượng trưng cho loại người đạo đức giả, cố tạo vẻ bên ngoài đạo mạo, đường bệ, có khi là hiền lành để che đậy sự thiếu hụt lòng trung tín hoặc những toan tính bẩn thỉu bên trong (truyện “Mèo ăn chay”). Trong khi đó con chó tượng trưng cho người trung thực. Éo le thay, chó thường phải bị đòn oan đến đỗi khóc rằng:

“Trời ơi có thấu chăng trời,

Mèo thì ăn mỡ, chó thời đòn oan…

Con mèo đập vỡ nồi rang, Con chó chạy lại mà mang lấy dùi”

(truyện “Chó phải đòn oan”) [3, 291-292]

Lòng trung thành, “lối sống” trọng nghĩa nặng tình của chó từng được thể hiện trong thần thoại người Việt. Đó là hình ảnh con chó trong truyện “Sự tích thằng Cuội cung trăng”. Con chó vì chịu ơn cứu mạng trước đây đã tình nguyện tặng chú Cuội bộ ruột để Cuội cứu vợ. [2, 217]

Truyện “Con chó có nghĩa” in trong Truyện cổ nước Nam mang màu sắc ngụ ngôn rất đậm, với ba nhân vật: Ông chủ nhà, con chó và con mèo. Truyện thể hiện triết lí sống trung thành qua nhân vật con chó trong sự tương phản với con mèo, và dĩ nhiên đây là sự tương phản giữa hai loại người trong đời sống xã hội. Khi con chó bị chủ nàh mắng một cách vô lí, mèo đã bảo chó rằng: “Ông chủ ông ấy ăn ở với mày bạc thế, mày cứ bỏ mày đi đâu thì đi có hơn không?”. Con chó đã lấy cái nghĩa làm trọng: “Chó gầy,… xấu mặt người nuôi”. Ta bỏ chủ ta đi thì không phải nghĩa”. [3, 335-336].

Quyển Truyện cổ nước Namcủa Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (phần đầu in năm 1932, phần sau in năm 1934), phần sau - Muông chimgồm 127 truyện, trong đó có 10 truyện mà nhân vật “con chó” xuất hiện trên tựa đề. Về thể loại hầu hết các truyện này vừa là cổ tích loài vật vừa là ngụ ngôn (trừ truyện “Chó ba cẳng”).

Cùng với tính cách trung thành như đã nói ở trên, nhân vật chó trong những truyện này là hình ảnh của thân phận kẻ tôi đòi, khổ và nhục (các truyện “Con chó vàng và con chó đen”, “Chó phải đòn oan”, “Con trâu ghen với con chó”), người bé cổ thấp họng, hiền lành cam chịu (truyện “Con gà, con lợn và con chó”), người tham lam và ngu xuẩn (truyện “Con chó và mặt trăng”).

Trong lời ăn tiếng nói thời hiện đại, nhóm từ chứa yếu tố “chó” thường được dùng phổ biến với sắc thái biểu cảm âm tính: chó săn, chó ghẻ, chó đẻ, chó điên, chó chết … Từ điển tiếng Việt(Hoàng Phê chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988) giải thích như sau:

- Chó: Gia súc thuộc nhóm ăn thịt, nuôi để giữ nhà hay đi săn: thường dùng để ví kẻ ngu, kẻ đáng khinh miệt và làm tiếng mắng nhiếc.

- Chó cắn áo rách: ví tình trạng đã nghèo khổ lại còn bị mất của, thiệt hại.

- Chó chết: tiếng rủa.

- Chó cùng rứt giậu: ví tình trạng bí quá, cùng quá phải làm liều, làm điều xằng bậy.

- Chó ghẻ: ví kẻ bị ghét bỏ, coi như là vật đáng ghe tởm.

- Chó đểu: đểu giả hết sức (thường dùng làm tiếng chửi).

- Chó má: chó (nói khái quát); thường dùng để ví và làm tiếng chửi những kẻ đểu giả, xấu xa, mất hết nhân cách.

- Chó ngáp phải ruồi: ví trường hợp không có tài năng, chỉ nhờ may mắn hiếm có mà đạt được cái gì.

- Chó săn: chó chuyên dùng vào việc đi săn; Kẻ làm mật thám, chỉ điểm, giúp cho thực dân, đế quốc lùng bắt người cách mạng.

Nhóm từ “chó săn” trong văn chương trào phúng, dùng để bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với những kẻ làm tay sai cho người khác mà không hề biết đến liêm sỉ. Đứng trên lập trường dân tộc, nhóm từ này được dùng phổ biến chỉ những Việt gian theo giặc trong các thời kỳ kháng chiến chống ngoại xâm. Bài thơ ngụ ngôn “Con chó săn” lưu hành ở các tỉnh Trung bộ trong những năm 30 nhằm lên án, đả kích bọn mật thám làm tay sai cho thực dân Pháp:

… Chẳng nghĩ tới tổ tông ngày trước

Nỡ làm điều nhơ nhuốc khó coi

Đêm ngày rình bắt giống nòi

Cho người làm thịt cho người lột da…[4, 113].

Tuy nhiên, trong truyện ngụ ngôn hình ảnh “chó săn” đáng thương hơn. Chúng cũng là nạn nhân của nhân vật “ông chủ”, bị hành hạ thậm chí là bị nhân vật “con mèo” tinh ranh lừa như trong truyện “Con thỏ, con chó và con mèo”. Truyện kể rằng, con chó đã từng săn được một con thỏ cho ông chủ nuôi trong lồng. Bỗng một hôm, thỏ sổ lồng đi mất. ông chủ cứ đổ tội, la mắng chó. Theo lời mèo, cho vào bồ lúa tìm chuột để “làm sáng tỏ vấn đề”. Cuối cùng, nhờ chó mà mèo được ăn chuột một bữa no nê” [3, 314-316].

Nếu ai đã từng nuôi chó, từng ngậm ngùi khi phải chào vĩnh biệt nó thì có thể dễ dàng nhận ra rằng, lòng trung thành và tính ích dụng của loài chó đối với con người rất đáng trân trọng. Có phải chăng, người Việt thời cổ (qua thần thoại và ngụ ngôn) đã thiên về mặt tốt con người hiện đại (qua lối nói và cách tư duy) đã thiên về khía cạnh xấu của “tính cách chó”. Trong khi đó, “đạo đức, phẩm chất chó” lại mang tính nước đôi như tác giả “ Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới” ghi nhận: “Ở Viễn Đông, ý nghĩa biểu tượng của chó là hai chiều đối nghịc về bản chất: lành, bởi vì chó là bạn gần gũi của con người và canh gác cảnh giác nhà cửa của người; dữ, bởi ví nó có họ hàng với chó sói và chó núi, nó được xem như con vật bật thỉu và đáng khinh. Cả hai bình diện này không ứng với bất kỳ một ranh giới địa lý nào, mà đều có tính phổ biến như nhau”. [1,185]

_________

Tài liệu tham khảo

1. Jean Chevalier, Alain Gheebrant (1997) - Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới(nhiều người dịch), NXB Đà Nẵng, Hà Nội.

2. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, Nguyễn Thị Huế (1995) - Kho tàng thần thoại Việt Nam , NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội.

3. Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc (1990) - Truyện cổ nước Nam , NXB Khoa học xã hội.

4. Minh Hạnh, Phan Hồng Sơn (1986) - Truyện ngụ ngôn Việt Nam , NXB Văn học.

Nguồn: Ngôn ngữ & Đời sống, số 3 (125), 2006, tr 20 - 21

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.