Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam
Thứ năm, 26/08/2010 22:11 (GMT+7)

Chuyện xử án ngày xưa

Ngay giữa đời Lê mạt khi thắp ngọn đèn lù mù ngồi dưới hầm vì giặc giã như ong, để viết Chinh phụ ngâmmà Đặng Trần Côn vẫn còn phải hạ bút: Phép công là trọng niềm tây sá gì! (lời dịch nôm của Đoàn Thị Điểm). Chứng tỏ cái luật cái phép (phép cũng từ pháp mà có) thời ấy không dễ đem ra đùa được.

Tuy nhiên người Việt Nam ta xưa vẫn quen sống bằng đạo lý.

Cai trị dân bằng đạo lý, cái tinh thần đó quả đã bám rễ, sống rất lâu, nếu không nói là muôn năm đời đời qua các thế kỷ.

Trong Truyện Kiềucó cái pha hai cha con họ Thúc kéo nhau tới cửa quan để kiện cáo nhau và ông quan “mặt sắt đen sì” cũng đã xử án theo tinh thần đạo lý đó.

Thoạt mới nghe bên “nguyên” kêu rên chưa kịp thủng lỗ tai quan phủ đã “ra uy nặng lời”, nghĩa là ngài đã quát tháo hù doạ người cùng dân. Ngài đưa ngay ra hai thứ ân huệ để Kiều tự lựa chọn: một là chịu đánh đòn, hai là trở về lại nhà thổ. Kiều đã khước từ ngay cái ân huệ thứ hai và xin được nhận ân huệ đầu. Nàng đã nghiến răng quằn quại chịu trận đòn khủng khiếp đến mức “đào hoen quẹn má liễu tan tác mày”.

Quả là một liệt nữ! Quan phủ đã hài lòng vì phép công đã được tra cứu và xử lý ngay tức thì.

Nhưng đến khi chàng Thúc khóc nấc kể lể “niềm tây” nỗi “oan khốc” của người tình thì quan phủ lại động lòng và nhất là khi được tận mắt thấy cái “tài sắc ngàn vàng, giá đáng Thịnh Đường” qua cuộc “thử bút” trên bức “tiên hoa” thì ngài đổi ngay thái độ của quan toà e có tới 180 độ. Cái lý ngoài, tình trong đã xoá sổ hết “phép công chiếu án”. Tự nhiên quan ngài nhiệt tình với hạnh phúc của Kiều đến nỗi gần như ngài trở thành vị chủ hôn, trưởng ban tổ chức lễ cưới rôm rả của cặp bồ lâu nay vẫn lén lút sống và yêu ngoài vòng pháp luật.

Kiều đã chết đi rồi sống lại. Cũng may cho nàng còn gặp được một ông quan có bằng cấp, biết chữ, sính chữ và ít nhiều cũng mang máu tài tử văn nghệ trong người.

Đó là chuyện xử án bằng thơ ở trong thơ.

Vậy mà cái chuyện xử án bằng thơ ở trong cuộc đời thực cũng đã từng xảy ra.

Tương truyền Hồ Xuân Hương thời kỳ lấy lẽ ông phủ Vĩnh Tường đã tham dự xử một vụ án cũng khá lý thú.

Số là, chị Nguyễn Thị Đào, một nông dân lương thiện đã hoàn thành và hoàn thành vượnt mức nghĩa vụ thủ tiết với chồng sau cái thời hạn tang chế “hăm bảy tháng trời…”. Chị Đào có ý muốn đi bước nữa nên phía nhà chồng và cả làng nước kiên quyết gây phiền hà rắc rối cho chị… đến cùng! Họ vác đơn tới cửa quan. Nhân lúc ông phủ Vĩnh đi vắng, nữ sĩ họ Hồ đã đọc đơn từ và hiểu được thực chất vụ việc. Cảm thương thân phận goá bụa người đàn bà trẻ, lại cũng nghĩ tới cái duyên kiếp long đong của mình, nhân lúc quền lực sẵn có trong tay, bà phủ Xuân Hương không bỏ lỡ cơ hội phất cao ngay ngọn cờ giải phóng phụ nữ. Nữ sĩ đã bí mật thay chồng phê vào lá đơn như sau:

Phó cho con Nguyễn Thị Đào

Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai

Chữ rằng: Xuân bất tái lai

Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già (1).

Một cô Kiều lớp dưới “thường thường bậc trung” nữa được giải phóng. Chị Đào đã được trắng án và thắng án!

Lại cũng tương truyền câu chuyện vua Tự Đức một người sính Kiều đã có lúc ngẫu hứng hạ lời khen:

Làm trai biết đánh tổ tôm

Uống trà mạn bảo, ngâm nôm Thuý Kiều!

Tuy nhiên khi Thiên tử đọc tới hai câu:

Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai!

thì Ngài (Tự Đức) đã nổi giận và đòi đè sấp Nguyễn Du xuống, đánh cho một trăm trượng! (dĩ nhiên là “nếu y còn sống”) vì cái trọng tội “khi quân”…

Vụ án khi quân quanh chuyện thơ, làm thơ này được phán quyết ngay tức thì. Dẫu rằng cũng chỉ là chuyện vui đùa “Tố Như tử đâu có còn sống!) tuy nhiên chưa tới “ba trăm năm sau” mà chỉ mới vài chục năm… “bậc vua cháu” đã tỏ ra xứng đáng với”đáng vua ông” Minh Mạng về tính kiên quyết nghiêm minh trong việc thi hành luật pháp nhiều khi đến tàn nhẫn!

Cao Bá Quát, chàng nghịch tử của làng nho, dẫu đôi ba lần thoát khỏi cái vạ thơ với Tự Đức cuối cùng rồi cũng phải rơi đầu chịu cái án tru di tam tộc mà vị Trời con này ra lệnh, ban xuống:

Ba đời trống giục đù cha kiếp

Một nhát gươm rơi bỏ mẹ đời! (2)

Xin được kể sang một vụ án khác. Vui vẻ hơn, tốt đẹp hơn.

Quan đại thần, nhà bác học, nhà thơ Lê Quý Đôn cũng đã xử một vụ án theo tinh thần đạo lý. Câu chuyện này đã được họ Lê ghi trong Phủ biên tạp lục.

Nhân một chuyến công du vào miền Nam, lúc đi qua Ô Châu, tới hai tổng Đằng Xương và Vũ Lăng (Triệu Phong và Hải Lăng - Quảng Trị ngày nay) ông đã gặp phải một sự cố như sau:

Nguyên do tổng lý hai huyện này bắt dân ở hai đầu nguồn phải nộp khoán mỗi đầu người là 30 quan tiền. Nghe nói có đại quan đi qua, dân chúng địa phương đã kéo tới xin gặp và kêu cứu. Cái tệ tham nhũng ức hiếp dân của bọn cường hào đã khiến cho Lê Quý Đôn giận run người. Ông đã: “Tôi (LQĐ) thấy một phường dân đến kêu liền cho đòi tổng trưởng đến đánh trượng để trừng phạt, lấy lại tiền trả lại cho dân” ( Phủ biên tạp lục).

Một vụ án xảy ra và kết thúc nhanh chóng. Từ khi khởi tố đến lúc thi hành chỉ trong khoảng… giờ phút! Bên nguyên bên bị đều không phải mất nhiều năm tháng đằng đẵng vòng vo quanh quẹo… móc nối hàng trăm thứ tiêu cực đến nản cả lòng. Thật là kiến hiệu và năng động!

Nhờ có học vấn và thấm nhuần một nền đạo lý sâu sắc, một ông quan vào tầm cỡ nhất phẩm triều đình đã trút bỏ được tác phong quan liêu tiến gần tới quan điểm quần chúng có thể nói là sâu sát.

Tuy nhiên đám con đỏ dân đen thời phong kiến xưa có nhờ cái học vấn bằng cấp và đạo lý của tầng lớp trí thức quan lại cầm cân nảy mực mà ít nhiều được hưởng ơn mưa móc của Thần Công Lý thì cách lối xử kiện bằng đạo lý ấy vẫn không thể tránh khỏi những sai sót nghiêm trọng.

Vụ án Vườn Vải (Lệ Chi Viên) xử chém ba họ nhà Nguyễn Trãi đã nổi lên trên hết mọi nỗi oan khốc tày trời của một kỷ nguyên xưa khiến cho muôn đời sau người Việt Nam mỗi lần nhắc tới vẫn còn rùng mình thức tỉnh.

Cần phải có một nền tảng pháp lý khoa học và nghiêm minh chứ không phải thứ đạo lý thuyết giáo suông. Có lẽ vì thế mà cùng với việc rửa oan, minh oan cho Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông đã cấp thiết cho ban hành Bộ luật Hồng Đức, văn bản pháp lý công khai quy mô và tiến bộ của Nhà nước phong kiến Việt Nam .

Chắc hẳn lúc bấy giờ nhà Lê cũng phải hô hào mọi người dân hãy “sống và làm việc theo pháp luật”.

_____________

  1. Cũng có sách ghi là Đoàn Thị Điểm.
  2. Tương truyền thơ của Cao Bá Quát.

Xem Thêm

Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.
Giải pháp nào để phát triển các mô hình NN, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL?
Đó là những nội dung được các đại biểu đưa ra tại hội thảo khoa học “Giải pháp phát triển các mô hình nông nghiệp, thủy sản hiệu quả cao theo hướng an toàn, bền vững tại các tỉnh ĐBSCL” do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (LHHVN) phối hợp với LHH tinh Kiên Giang và Viện Nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ (Viện IHT) tổ chức ngày 12/4 tại TP Rạch Giá.
Sơn La: Tìm giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước
Ngày 2/4, Liên hiệp hội tỉnh phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức hội thảo "Thực trạng và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng nguồn nước". Sự kiện thu hút sự tham gia của hơn 40 đại biểu đến từ các sở, ban, ngành, doanh nghiệp, trường đại học, cao đẳng và cơ quan truyền thông địa phương.
Huế: Hội nghị về Nội tiết và Đái tháo đường năm 2025
Ngày 29/3, Hội Nội tiết và Đái tháo đường thành phố Huế phối hợp với Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam đã tổ chức hội nghị khoa học Cố đô mở rộng lần thứ 8 về bệnh nội tiết, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa năm 2025.

Tin mới

Thúc đẩy hoạt động đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN tại Việt Nam
Sáng ngày 29/4/2025, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Hải Phòng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Thúc đẩy công tác đăng bạ kỹ sư chuyên nghiệp tại Việt Nam”. Hội thảo do PGS.TS Phạm Ngọc Linh, Phó Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam và TS. Bùi Thanh Tùng, Chủ tịch Liên hiệp Hội thành phố Hải Phòng đồng chủ trì.
Hà Giang: Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 06 Luật
Ngày 29/4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Hà Giang (Liên hiệp hội) đã tổ chức hội thảo tư vấn, phản biện (TVPB), góp ý đối với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tư pháp người chưa thành niên, Luật Phá sản, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch.
Phát huy sức mạnh trí tuệ và tâm huyết của trí thức KHCN trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị
Nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam - LHHVN) xác định phát huy trí tuệ, trách nhiệm và tâm huyết của đội ngũ trí thức là nhiệm vụ trung tâm, tạo động lực để khoa học công nghệ và chuyển đổi số trở thành lực lượng sản xuất chủ đạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
An Giang: 30 trí thức KH&CN tiêu biểu được tôn vinh 2025
Chiều ngày 28/4, tại trụ sở Liên hiệp các Hội KH&KT tỉnh An Giang, Hội đồng xét chọn trí thức Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiêu biểu tỉnh năm 2025 đã tổ chức phiên họp chính thức. Đây là lần thứ hai An Giang triển khai hoạt động xét chọn và tôn vinh trí thức KH&CN tiêu biểu.
Quảng Ngãi: Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III đã tìm ra nhà vô địch
Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi, chiều ngày 27/5, tại Nhà thi đấu IEC Quảng Ngãi, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025 đã tổ chức bế mạc, trao 16 giải thưởng cho các đội đoạt giải. Đội CFF đến từ trường THPT Lê Trung Đình đã xuất sắc giành giải Nhất chung cuộc.
Khởi động Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 năm 2025
Chương trình Biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hiện thực hóa các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân.
Khai mạc Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III
Ngày 26/4, tại Quảng Ngãi, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh đoàn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc và vòng loại Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi lần thứ III, năm 2025.
Văn hóa đọc là giá trị nền tảng góp phần phát triển con người và xã hội trong kỷ nguyên mới
Trong thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0 và toàn cầu hóa, để đất nước vươn mình sánh vai cùng các cường quốc năm châu, không thể thiếu ánh sáng của tri thức, mà trong đó sách đóng vai trò trung tâm. Sách và Văn hoá đọc chính là nền tảng để xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và phát triển bền vững.